You are on page 1of 6

 Bản đồ đất nước ta trong thời kì nhà Trần

-Dưới triều đại nhà Trần nước ta hồi đó có tên là nước Đại Việt. Tên
quốc hiệu này bắt đầu từ thời Lý vào năm 1054 khi vị vu Lý Thánh Tông
nắm quyền. Và cái tên này đã gắn liền qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc
và cuối cùng là Tây Sơn.
-Nhà Trần tất cả trải qua 12 đời vua, trị vì đất nước 175 năm (1225-
1400). Nhìn trên bản đồ, chúng ta có thể nhận thấy nhà Trần đóng đô tại
Thăng Long chính là thủ đô Hà Nội được hiện rõ trên tấm bản đồ Việt
Nam ngày nay.. Triều nhà Trần là triều đại quân chủ phong kiến. Triều
Trần được bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào 1225. Ông được vua Lý
Chiêu Hoàng triều ngôi. Trong giai đoạn đầu mới lên ngôi vị vua còn quá
nhỏ nên mọi quyền hành nắm trong tay đều do Trần Thủ Độ.
-Tại triều Trần các chính sách về chính trị được cải thiện đáng kể hơn
so với triều Lý. Trong đó, các vị vua sẽ sớm truyền ngôi cho thái tử để
lui về. Việc này làm giảm đi sự tranh giành ngôi vị, giảm thiểu hẳn chiến
tranh ngầm giữa các con trai vua.
-Nhà Trần nổi tiếng là vương triều quân chủ quý tộc. Chính vì vậy, tại
thời điểm này đã hình thành nên bộ phận quý tộc quan liêu. Trong đó
nổi lên chế độ thái ấp điền trang, tầng lớp lao động chính là nông nô và
nô tỳ.
-Dưới triều đại này, 1 thế cân bằng ổn định về nền kinh tế giữa chế độ
công hữu và tư hữu, giữa nông nghiệp với kinh tế hàng hóa, giữa quyền
lực và lợi ích của nhà nước cùng với các quý tộc quan liêu. Thái ấp, đồn
điền, tô thuế là những gì khắc sâu trong thời đại này về chính sách kinh
tế.

-Qua các thời kỳ khác nhau, lãnh thổ Việt Nam đã có sự biến đổi về
không gian sinh tồn của người dân. Từ giai đoạn bị chiếm mất lãnh thổ,
bị xâm lược cho đến khi giành được độc lập. Qua bản đồ, chúng ta có
thể nhận thấy vùng lãnh thổ cốt lõi của người Việt chính là vùng châu
thổ sông Hồng. Sau nhiều năm chinh phục, đồng hóa, khai hoang mà
lãnh thổ nước ta trải dài cho đến đồng bằng sông Cửu Long.

- Thời nhà Trần nước ta vẫn mang tên nước Đại Việt. Tên này được
nhà vua Lý Thái Tổ đặt vào năm 1054. Về lãnh thổ Việt Nam trong giai
đoạn này thì phải kể đến chiến tích năm 1069 vua Lý Thánh Tông nam
tiến đánh nước Chiêm Thành và bắt được vị vua Chiêm. Để đổi lại tính
mạng, vị vua đã phải cắt vùng đất phía Bắc của mình thành ba châu: Bố
Chính, Ma Linh, Địa Lý cho nước Đại Việt. Những châu này chính là địa
phận của Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh
Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị ngày nay.

-Năm 1159, triều Lý đã suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã
thu phục vùng đất của những tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái tại
bắc Yên Bái, nam Lào Cai nhập lãnh thổ Đại Việt.
Năm 1306 thời nhà Trần vua nước Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô và
Rí cho vua Trần Anh Tông của Đại Việt để làm sính lễ cưới công
chúa Huyền Trân. Vùng đất này chính là phía nam Quảng Trị và Huế.
Biên giới phía Nam nước Đại Việt tiến đến đèo Hải Vân được thể hiện
rõ trên bản đồ Việt Nam thời nhà Trần.
- Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân để chinh phạt Chiêm
Thành. Hai tướng Việt và tướng Chiêm Thành đều tử trận. Vị vua Ba
Đích Lại vì hoảng sợ nên dâng đất Chiêm Động, Cổ Lũy để cầu hòa.
Ngày nay, vùng đất này thuộc huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn,
Duy Xuyên Quảng Nam và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa,
Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Chúng ta sẽ có thể đối chiếu trên
tấmbản đồ Việt Nam ngày nay để thấy rõ hơn.
Lãnh thổ Việt Nam thay đổi theo mỗi thời đại, điều này không chỉ thể
hiện trên bản đồ nhà Trần mà còn trên bản đồ Việt Nam thời nhà
Nguyễn hay các bản đồ thời kỳ khác

*Thông tin đơn vị hành chính thể hiện trên bản đồ thời
nhà Trần

-Dưới triều nhà Trần, nước Đại Việt được chia ra làm 12 lộ. Bộ máy
điều hành gồm đặc chức an phủ, trấn phủ,. Nơi đây có hai viên chánh,
phó đế cai trị
- Dưới là các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm
trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Đặc biệt có
trường hợp một người được kiêm 2-4 xã. Xã quan có cùng xã chính, xã
sử, xã giám.

-Mỗi lộ có quyền dân tịch nhằm kiểm soát dân số trong lộ. Dân trong
nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20
tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60
tuổi). Ngoài các lộ trên, nhà Trần còn đặt các phủ Lâm Bình, Thái
Nguyên, Lạng Giang.
-Tại thời kỳ này, nước ta sử dụng tiền xu và tiền giấy song hành.
Triều đại này kết thúc khi Hồ Quý Ly chính thức soán ngôi vào năm
1400.
*Nhìn chung qua bản đồ Việt Nam thời nhà Trần, lãnh thổ Việt Nam
được thể hiện rõ trước và sau khi vua Chiêm Thành dâng hiến 2 lô là
Châu Ô và Châu Lý.

 Niên đại lịch sử- kinh đô


* Bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lich sử
dân tộc thời Trần

Triều Thời gian Sự kiện


đại

1075 - 1077 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược


Nhà Tống.
Trần
10/1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần
Cảnh, thành lập nhà Trần

1258 Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống


quân xâm lược Mông Cổ.

1282 Hội nghị Bình Than, triệu họp vương


hầu, trăm quan

1284 Hội nghị Diên Hồng, triệu họp bô lão cả


nước
1285 Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân
xâm lược Mông Cổ.

1287-1288 Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân


xâm lược Mông Cổ.

1396 phát hành Thông Bảo hội sao theo chủ


trương của Hồ Quý Ly, đây là tiền giấy
đầu tiên của Việt Nam

1397 Hồ Quý Ly ép Trần Thuận Tông dời đô


về Tây Đô

* Những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Trần

Thành tựu Thời Trần


Kinh tế - Nông nghiệp: phát triển. Khai hoang mở rộng
diện tích trồng trọt, đắp đê được củng cố.
- Thủ công nghiệp: có nhiều ngành nghề,
trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
- Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng
nhiều, trao đổi buôn bán trong và ngoài nước
được đẩy mạnh.
Văn hóa - Đạo Phật phát triển, nhưng không bằng thời
Lý. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình
thức sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú.

Giáo dục - Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em


quý tộc, quan lại.
- Các lộ, phủ đều có trường công. Trong nhân
dân, các làng xã có trường tư.
- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có
quy củ và nề nếp.
Khoa học - - Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học
kĩ thuật và thiên văn học đều đạt được những thành
tựu đáng kể.
- Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra
đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành
Tây Đô (Thanh Hóa),…
- Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư
tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình
rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy
nghiêm.

You might also like