You are on page 1of 5

Mã số Sinh viên : QHQT48C1-0915

Họ tên: Dương Phạm Mai Hoa

Lớp học:QHQT48C1- LSNGVN(1)

Bài làm

Câu 1 :

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, triều nhà Trần là triều đại thành công nhất
trong lĩnh vực đối ngoại..Đặc biệt ngoại giao thời này vô cùng khó khăn bởi bên
cạnh mặt trận ngoại giao , Đại Việt còn phải đối mặt với 3 lần xâm chiếm của quân
Nguyên Mông ở phía Bắc, các nước láng giềng phía tây và phía nam là Ai Lao và
Chiêm Thành.

Mối quan hệ giữa nhà Tống với nhà Trần nhìn chung ổn định tuy ban đầu có chút
trục trặc. Trong cùng khoảng thời gian này, các bộ lạc du mục Thát Đát, Tác Ta
bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Quân Mông Cổ
liên tục xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ trong quá trình này. Do đó, về đối ngoại,
nhà Trần không có gì phải lo với Tống, nhưng với Mông Thát thì ngược lại vì cuộc
xâm lược của Mông Thát đang tiến sâu xuống phía nam. Hơn nữa, đây còn là một
đế quốc rất hung hãn. Chính vì vậy, mỗi nước đi của nhà Trần đòi hỏi một sự khéo
léo và khôn ngoan vô cùng. Từ khi đặt mối giao hảo với nhà Nguyên', nhà Trần
luôn cho duy trì các đoàn sứ bộ sang yết kiến vua Nguyên và triều cống đầy đủ. Tuy
nhiên, đối với những yêu sách vô lý, làm nhục quốc thể, nhà Trần không hề nhân
nhượng trước bất kỳ yêu sách nào. Đặc biệt là trong thời chiến, nhà Trần kết hợp
giữa biện pháp ngoại giao nhân nhượng để kìm hãm giặc đồng thời cũng tính toán
chiến lược để thúc đẩy thắng lợi quân sự từ đó làm lung lay ý chí của nhà Nguyên.
Đối với Nguyên Mông, nhà Trần đã thực hiện chủ trưong “Các vua Trần đã thi hành
một phương pháp ngoại giao "không từ chối mà là từ chối" để bác bỏ mọi yêu sách
láoxược của Mông Cổ, giữ vững chủ quyền đoc lập bằng việc cử các sứ bộ mang
biểu thư sang Nguyên, kiên trì không chấp nhận, biểu thị tinh thần tự tôn tự cường
dân tộc, giữ gìn quốc thể trong mọi trường hợp. Trên mặt trận đối ngoại không chỉ
có các quan lại mà cả tể tướng, thái thượng hoàng và vua,cũng đều phải xung trận.
Có chính nghĩa, có lực lượng hậu thuẫn là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, là
"đội quân cha con" nên nhà Trần có những lí lẽ cứng cỏi bác bỏ hầu hết các yêu
sách tối hậu thư của vua Mông Cổ. Có thể nói từ khi lập quốc, chưa có thời ki nào
cuộc đấu tranh ngoại giao lại gay go và thắng lợi về vang như vậy. Viết về việc tiếp
sứ Mông Cổ và đi sứ Nguyên dưới thời Trần, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã nhận xét:
"Cuối cùng đánh được giặc mạnh, khiến chúng phải nguội lạnh cái lòng nhòm ngó
phương Nam đó, há có phải chỉ vì binh lực mà thôi đâu?"1 Nhận xét về việc đón tiếp
sứ Mông Cổ dưới thời Trần,trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy
Chú có nhận xét: "Nước ta đời nhà Trần ứng tiếp với sứ nhà Nguyên khi cương, khi
nhu, đều là đắc thể cả: Cho nên từ năm Trùng Hưng về sau mới có thể hết việc binh
đao, mà Bắc sứ thường thường phải khuất phục. Trong khoảng hơn trăm năm, ngăn
được sự dòm ngó của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho văn hiến nước nhà,
đó là nhờ có sự giao tiếp đắc nghi giúp sức vậy." 2 Thiết nghĩ những nhận xét đó đã
nói lên thắng lợi to lớn của đường lối bang giao hoà hoãn, đấu tranh, giữ vững độc
lập chủ quyền dân tộc thông qua việc tiếp đón sứNguyên và đi sứ sang Nguyên dưới
thời Trần.

Đối với Chiêm Thành , quan hệ Việt Nam-Champa thời Trần Đầu thời kỳ này, dù
Champa vẫn thần phục Đại Việt nhưng vẫn thường cho quân sang quấy rối, cướp
phá đòi lại đất đã mất. Năm 1252, vua Trần Nhân Tông tự mang người tiến quân
vào Chiêm Thành và giành thắng lợi, bắt được cả vợ vua Chiêm cùng với các thần
thiếp, nhân dân nước này. Từ đó, Champa triều cống thường xuyên và những vụ
cướp phá đã ít đi. “Chiêm Thành từ khi nhà Lý suy yếu, thường đem thuyền nhẹ đến
cướp bóc dân cư ven biển. Vua lên ngôi, lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ, tuy họ có
thường sang cống, nhưng lại đòi xin lại đất cũ, và có ý dòm ngó [nước ta]. Vua giận,
1
LTHCLC. Tập 3. tr 254
2
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú Tập 3. Tr 255
nên có việc thân chinh này. Mùa đông, tháng 12, bắt được vợ của chúa Chiêm
Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp, nhân dân của y rồi về.” Ngoại giao trong
thời kỳ này của Việt Nam-Champa là một đường lối cứng rắn để khẳng định lại vị
trí thần phục và triều cống của Champa mà đã phần nào mất đi ở cuối đời Lý, cùng
với việc chứng minh sức mạnh của Đại Việt dưới sự lãnh đạo mới của nhà Trần.

Với chiều dài lịch sử gần một nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà
Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến nhà Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây Sơn và nhà Nguyễn,
nghệ thuật ngoại giao của nước ta được nghiên cứu, phát triển, vận dụng khá hiệu
quả, trở thành nội dung cốt lõi, xuyên suốt, đóng góp quan trọng vào bảo vệ, khẳng
định nền độc lập, tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị đồng hóa bởi sự
thống trị của các nền văn hóa ngoại bang. Nếu so sánh với thời Nguyễn, nhà Trần đã
quyết liệt hơn rất nhiều và đã giữ được toàn vẹn lãnh thổ.

Nhà Trần có thể nói là thời đại “Thành công nhất” về ngoại giao trong lịch sử Việt
Nam. Rõ nhất là Nhà Trần đã xây dựng được đất nước trong chiến tranh với quân
Mông Nguyên, vừa giữ được toàn vẹn lãnh thổ với quân Xiêm và kéo dài đến 180
năm (1226-1400).

Câu 2 :

Trong giai đoạn này ,nhà Nguyễn đối mặt nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân
khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những bất lực không cải thiện được tình hình mà trái
lại bộ máy chính quyền còn tha hóa, quan liêu. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt,
làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp mọi nơi
trên đất nước. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp nhưng đã làm rệu rã nền
thống trị của nhà Nguyễn. Xã hội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn là vô cùng rối
ren. Xét sang phía nhà Mãn Thanh,tình hình cũng không khá khẩm hơn khi đây là
“chiếc bánh” cho các quốc gia xâu xé.Còn đối với Pháp thì nhu cầu về thuộc địa
đang lớn hơn bao giờ hết,đặc biệt trong công cuộc chạy đua với Anh.
Xét sang phía nhà Mãn Thanh,tình hình cũng không khá khẩm hơn khi đây là “chiếc
bánh” cho các quốc gia xâu xé. Những năm 1870, nước Pháp đã dùng vũ lực chiếm
Việt Nam, láng giềng của Trung Quốc. Tháng 12 năm 1883, quân Pháp bất ngờ tấn
công vào Trung Quốc ở biên giới Trung – Việt. May nhờ có tướng Phùng Tử Tài
anh dũng kháng cự, trải qua cuộc chiến đấu ác liệt, giành đại thắng ở trấn Nam
Quan, mới có thể bảo vệ được vùng Lưỡng Quảng khỏi họa ngoại xâm bởi thực dân
Pháp.Quân Pháp đại bại khiến Chính phủ Jules Ferry ở Paris bị đổ, nhưng cuối cùng
triều Thanh bạc nhược đã ký kết hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh. Kể từ ngày 9
tháng 6 năm 1885 (ngày ký Hiệp ước Thiên Tân mới), nhà Thanh chính thức thừa
nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhà Thanh không những bị tổn
hại uy tín, tổn thất hạm đội Phúc Kiến, để cảng Phúc Châu bị phá hủy, kéo theo tổn
thất về kinh tế nặng nề lên tới 100 triệu lạng bạc và phải bồi thường Pháp chiến phí
20 triệu lạng bạc. Vậy là nhà Thanh đang trên đà thắng bỗng nhiên phải chịu thua
thiệt. Dưới cái nhìn của nhà Nguyễn khi đã nhận sự bảo hộ của nước lớn và dâng
cống vật trường kỳ. Khi nhà Mãn Thanh không không đủ khả năng để tự bảo vệ
chính quốc và đã phải bán đứng Việt Nam để cứu bản thân thì đây là một sự phản
bội đối với nhà Nguyễn.

Câu nhận đinh là đúng nhưng không hoàn chỉnh, đúng vì sự thật lịch sử , không
hoàn chỉnh vì 1 quốc gia chỉ bị đô hộ, thuộc địa khi hoàn cảnh lịch sử, chính sách
sai lầm, sự yếu kém của chính nhà nước đó.Đặc biệt khi chính sách bế quan tỏa
cảng của nhà Nguyễn là sai lầm, đặc biệt là cấm đạo và giết đạo đã tạo ra mối rạn
nứt trong khối đại đoàn kết dân tộc với những người theo thiên chúa giáo yêu nước
và đây là một trong những nguyên cớ cho phương Tây xâm lược nước ta . Ngoài ra
với chính sách này nhà Nguyễn đã ngăn Việt Nam thời bấy giờ tiếp xúc với văn
minh nhân loại, làm Việt Nam lạc hậu so với phương Tây, từ đó làm cho nội lực suy
yếu và không thể chống nổi sự xâm lược.
Trong khi đó việc giữ mối quan hệ với nhà Thanh trong lúc nhà Thanh đang suy yếu
đã thể hiện tư duy lỗi thời của nhà Nguyễn, thay vì tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
với phương Tây như cách ta đối với Trung Quốc.Mà khi đó nhà Thanh đang trên đà
suy yếu và bị xâu xé nặng nề.Không chỉ vậy, bản thân những chính sách sai lầm của
nhà Nguyễn như bế quan tỏa cảng, cắt đất cầu hoà, lần lượt ký các hiệp ước đầu
hàng thực dân Pháp. Thế nhưng xét về góc độ nhìn nhận về phía nhà Nguyễn, nhà
Nguyễn vì bảo vệ quyền lợi dòng họ của mình nên đã kí các hiệp ước.Không chỉ
vậy, nhà Nguyễn không có tiềm lực quốc gia, không đủ sức đương đầu với Pháp.
Khi đặt vào hoàn cảnh của nhà Mãn Thanh khi đã ra sức chống trả và đã không
thành công, muốn giữ lại quyền bảo hộ đối với Đại Việt nhưng không đủ khả năng.
Vì thế đây là hành động cần thiết đối với nhà Mãn Thanh khi đã phải tự cứu lấy bản
thân mình bằng cách bán đứng Việt Nam cho Pháp. Vì vậy, khi nói triều đình Mãn
Thanh “bán đứng” Việt Nam cho Pháp là chính xác nhưng chưa đủ. Nhà Mãn
Thanh không muốn bán đứng và không chủ động nhưng đã bị ép vào tình thế.

You might also like