You are on page 1of 4

TỰ ĐỨC - NGUYỄN PHÚC HỒNG NHẬM

Thông tin cơ bản:


- Ông sinh ngày 25 tháng 8 nǎm Kỷ Sửu (1829) là con thứ hai của vua Thiệu Trị
và bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ).
- Tháng 10 nǎm 1847, Hồng Nhậm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó
19 tuổi.
- Là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là via vua có thời gian trị vì lâu
dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
- Ngày 16 tháng 6 nǎm Quý Mùi (1883) Tự Đức mất, trị vì được 35 nǎm, thọ 55
tuổi.

Vua Tự Đức

Tình hình đất nước đương thời:


- Triều đại của ông đánh dấu nhiều sự kiến xấu với vận mệnh Đại Nam. Tự Đức
ốm yếu nên ít đi kinh lý, do đó ít sát dân tình, ngày càng trở nên quan liêu.
Tự Đức cũng là người thiếu tính quyết đoán, nhu nhược, thường dựa vào triều
thần, bàn việc triều thần thì rất bảo thủ, do đó khi trên thế giới, khoa học và
công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán
ngày càng gay gắt, thì vua tôi chỉ lo việc nghiên bút, bàn đến Nghiêu, Thuấn,
Hạ, Thương, Chu xa xưa làm tấm gương, nên Tự Đức "bế quan toả cảng" cấm
buôn bán gay gắt.
Về quân đội:
Thời Tự Đức có nhiều giặc giã và là một thời rất là loạn lạc ở xứ Việt. Tuy nhiên quân
đội triều Nguyễn khi ấy lại vô cùng lạc hậu. Một trong những lý do khiến cho tình hình
quân đội sa sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có.
Bộ binh được trang bị rất lạc hậu: 50 người mới có 5 khẩu súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1
lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo dưỡng cũng kém. Về thủy binh, không có tàu hơi nước
nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng để bảo vệ bờ biển chống hải
tặc. Việc giảng dạy binh pháp không còn chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay
trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo triều Trần. Đời sống binh lính không
được quan tâm thỏa đáng, lương thực lại còn bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của
binh sĩ không được cao.

Quân đội nhà Nguyễn


Về kinh tế và đời sống:
Thuế má trong nước dưới thời Tự Đức đại khái cũng giống như các thời Minh Mạng) và
Thiệu Trị trước đó, nhưng từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm các tỉnh Nam kỳ
rồi, lại phải bồi tiền binh phí mất 4 triệu nguyên, triều đình mới tìm cách lấy tiền, bèn
phải cho quan Hầu Lợi Trịnh đánh thuế cao trong việc buôn bán thuốc nha phiến từ
Quảng Bình đến Bắc kỳ. Nhà vua buộc phải dùng lối đời trước bán quan để lấy tiền, theo
hình thức "quyên". Định lệ cho quyên từ 1.000 quan trở lên thì được hàm cửu phẩm, lên
đến 10.000 thì được thăng hàm lục phẩm. (Quan liêu)
Sau khi lên ngôi vào năm 1848 thì vua Tự Đức đã có dụ cấm đạo, cũng vì sự cấm đạo
tàn nhẫn này sẽ dẫn tới thực dân Pháp sau này có cớ mà qua xâm chiếm Việt Nam.
Tự Đức khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm
phục vụ thương mại. Năm 1850, có tàu của Hoa Kỳ vào cửa Đà Nẵng có quốc thư xin
thông thương nhưng nhà vua làm ngơ không thèm tiếp thư.
Ở trong nước thì thỉnh thoảng lại có những vấn đề như nước lụt, đê vỡ,... Ở Hưng Yên,
đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, cả huyện Văn Giang trở thành bãi cát bỏ hoang, nhân
dân đói khổ, nghề nghiệp không có, bở thế nên người đi làm giặc ngày càng nhiều.
Cũng do vậy nên tại Bắc kỳ có 40 cuộc nổi loạn dưới triều Tự Đức. Chỉ có vài ba năm
đầu còn hơi yên trị, từ năm 1851 trở đi, trong nước ngày càng nhiều cuộc nổi loạn. Tiêu
biểu là: khởi nghĩa Lê Duy Phụng; cuộc nổi dậy Đoàn Hữu Trung,..
Thuế má trong nước dưới thời Tự Đức đại khái cũng giống như các thời Minh Mạng) và
Thiệu Trị trước đó, nhưng từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm các tỉnh Nam kỳ
rồi, lại phải bồi tiền binh phí mất 4 triệu nguyên, triều đình mới tìm cách lấy tiền, bèn
phải cho quan Hầu Lợi Trịnh đánh thuế cao trong việc buôn bán thuốc nha phiến từ
Quảng Bình đến Bắc kỳ. Nhà vua buộc phải dùng lối đời trước bán quan để lấy tiền, theo
hình thức "quyên". Định lệ cho quyên từ 1.000 quan trở lên thì được hàm cửu phẩm, lên
đến 10.000 thì được thăng hàm lục phẩm. (Quan liêu)
Sau khi lên ngôi vào năm 1848 thì vua Tự Đức đã có dụ cấm đạo, cũng vì sự cấm đạo
tàn nhẫn này sẽ dẫn tới thực dân Pháp sau này có cớ mà qua xâm chiếm Việt Nam.
Tự Đức khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm
phục vụ thương mại. Năm 1850, có tàu của Hoa Kỳ vào cửa Đà Nẵng có quốc thư xin
thông thương nhưng nhà vua làm ngơ không thèm tiếp thư.
Ở trong nước thì thỉnh thoảng lại có những vấn đề như nước lụt, đê vỡ,... Ở Hưng Yên,
đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, cả huyện Văn Giang trở thành bãi cát bỏ hoang, nhân
dân đói khổ, nghề nghiệp không có, bở thế nên người đi làm giặc ngày càng nhiều.
Cũng do vậy nên tại Bắc kỳ có 40 cuộc nổi loạn dưới triều Tự Đức. Chỉ có vài ba năm
đầu còn hơi yên trị, từ năm 1851 trở đi, trong nước ngày càng nhiều cuộc nổi loạn. Tiêu
biểu là: khởi nghĩa Lê Duy Phụng; cuộc nổi dậy Đoàn Hữu Trung,..

Người dân nghèo đói thời vua Tự Đức


Vua Tự Đức nhu nhược, yếu đuối:
Nhiều người có con mắt nhìn xa thấy rộng như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh
Vǎn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Đĩnh... dâng sớ điều trần xin nhà vua cải cách chính trị, kinh
tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng... và các nước phương Tây thì
phái bảo thủ trong triều đình cho là nói nhảm, nên Tự Đức cũng không chấp thuận.
Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Khi thành Gia
Định (Sài Gòn) rơi vào tay Pháp, thì triều đình bó tay không có kế gì hay. Cũng do triều
đình Huế ươn hèn như vậy nên phải ký hoà ước Quý Mùi (1883), rồi hoà ước Pa-tơ-nốt
(1885), khiến đất nước ta bị chia làm 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) chịu sự bảo hộ
của đế quốc Pháp.

You might also like