You are on page 1of 1

Vua Tự Đức

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm sinh năm 18289 tại Huế. Ông là con thứ của vua Thiệu Trị. Vì anh trai
của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo là người ham chơi, không lo triều chính lại ham cờ bạc,
không chịu học hành. Bởi vậy, trước khi mất, Thiệu Trị đã truyền ngôi cho Hồng Nhậm. Khi đó
ông mới 19 tuổi nhưng đã rất thông thái và quyết đoán. Sau khi lên ngôi năm 1847, ông lấy hiệu
là Tự Đức. Chính vì điều này, ông từng chịu điều tiếng là cướp ngôi của anh trai. Triều đại của
ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn. Quân đội thì suy yếu, kinh tế thì trì trệ, các cuộc khởi
nghĩa nổi loạn liên tiếp diễn ra. Đa số quan lại của nhà Nguyễn là những người được hấp thụ nền
giáo dục nho học nên không cập nhật được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khi đó có một nhân
vật là Nguyễn Trường Tộ đã thỉnh cầu Tự Đức thực hiện cải cách để tránh mất nước. Tiếc thay,
vì quân quân ngăn cản để thỉnh cầu của Nguyễn Trường Tộ bị từ chối. Chính vì không cập nhật
mà quân sự của Việt Nam ta thời đó không khác gì thời trung cổ. So với phương Tây, chúng ta
thua xa. Cũng giống như các vua cha Tự Đức khước từ giao thương với nước ngoài thực hiện “bế
quan tỏa cảng”. Đặc biệt Tự Đức thực hiện chính sách cấm đạo khá tàn nhẫn. Điều này càng làm
nhân dân bất bình. Chính vì thế, Việt Nam ta thời Tự Đức chỉ yên ổn vào vài năm đầu ông nắm
quyền. Từ năm 1851 trở đi, các cuộc nổi loạn diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là ở Bắc Kỳ.
Năm 1858. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt
Nam. Mặc dù Tự Đức có tư cách tốt và hiền lành lại chịu khó nhưng là người chưa đủ tài. Đã
vậy, sau này trong việc đối phó với Pháp, ông còn có phần nhu nhược, sợ mất quyền lợi. Đến
năm 1883 tự đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Nói thêm về Tự Đức có rất nhiều câu chuyện về
ông. Tự Đức là vị vua hay thơ nhất triều Nguyễn. Ông thường vận dụng thơ vào các bài chiếu
hay cả khi tuyên án kẻ phạm tội. Theo một số tài liệu cho biết, ông có khoảng 4000 bài thơ. Do
sức khỏe yếu nên ông là vị vua không có con, trong khi có đến 103 bà vợ. Chính vì vậy, ông phải
nhận cháu ruột làm con nuôi. Để mất nước và không có con nối ngôi là 2 tội lớn mà chính Tự
Đức thừa nhận khi cho khắc trên tấm bia đặt trước lăng mộ của mình. Cũng chính vì không có
con nối dõi nên sau khi Tự Đức băng hà Việt Nam trải qua thời kỳ đen tối. Đó là thời kỳ 4 tháng
ba vua – “Tứ nguyệt, tam vương”. Nói đến bia đá khắc chữ thì Tự Đức là vị vua duy nhất kể
chuyện cuộc đời của mình trên đá. Đó là một tấm bia đá nặng khoảng 20 tấn, khắc lên đó 4935
chữ hán. Đó là một cuốn tiểu thuyết đá. Tấm bia này được công nhận là bảo vật quốc gia trên đó
có ghi lại cả giai đoạn lịch sử ghi lại thực dân Pháp xâm lược nước ta như thế nào, rồi nhà vua đã
khó khăn ra sao trong cuộc đấu tranh ấy. Theo đánh giá khách quan nhất thì Tự Đức trị vì vào
đúng khoảng thời gian trường Nguyễn suy yếu khủng hoảng. Bên ngoài thì bị P9háp lăm le xâm
lược. Đã có người so sánh Tự Đức với vua Đạo Quang của nhà thanh. Bởi cả 2 ông đều là những
ông vua chăm chỉ cần cù nhưng không đủ mưu lược, không đủ kiến thức nên không thể cứu vãn
được tình hình nước nhà.

You might also like