You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

1, Liệt kê những chiến thắng tiêu biểu của phong trào Tây Sơn ở nước ta từ năm 1771-
1789.
-Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn:
a, Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1777)
+Thời gian: 1774-1777
+Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc
+Cách đánh: Tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dành sức đánh quân Nguyễn
+Kết quả: Chúa Nguyễn bị bắt và giết. Nguyễn Ánh chạy thoát
+Ý nghĩa: Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
b, Đánh tan quân Xiêm xâm lược (1785)
+Thời gian: Cuối tháng 7/1784 đến 19/1/1785
+Lãnh đạo: Nguyễn Huệ
+Cách đánh: Nghi binh, nhử quân vào trận địa mai phục
+Ý nghĩa: Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất lịch sử. Khởi
nghĩa Tây Sơn là phong trào dân tộc
c, Lật đổ chính quyền chúa Trịnh, triều Lê sụp đổ (1786)
+Thời gian: Tháng 5/1786 đến giữa năm 1789
+Lãnh đạo: Nguyễn Huệ
+Cách đánh: Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, nhận được sự ủng hộ của nhân dân, quân Tây
Sơn tiến vào Thăng Long (7/1786), lật đổ chúa Trịnh rồi trao lại chính quyền cho vua Lê
+Kết quả: Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê hoàn toàn sụp đổ
+Ý nghĩa: Xóa bỏ ách thống trị gần 300 năm của triều đại Lê Trung Hưng, hơn 200 năm của tập
đoàn nhà Trịnh đã gây ra nhiều tội ác với nhân dân, giúp cuộc sống nhân dân tốt đẹp hơn.
d, Đại phá quân Thanh (1789)
+Thời gian: Từ năm 1788 đến 30/1/1789
+Lãnh đạo: Quang Trung (Nguyễn Huệ)
+Cách đánh: Rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía Nam. Phòng tuyến thủy-bộ liên hoàn
+Kết quả: Thắng lợi, giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh.
+Ý nghĩa: Bảo vệ được nền độc lập của đất nước
Có ý kiến cho rằng: Quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789) thể hiện
thiên tài quân sự của vua Quang Trung. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Em đồng ý với ý kiến trên. Tấn công vào dịp Tết là lúc quân địch đnag lỏng phòng thủ, lơ là
đóng Tết, quân ta tiến hành đánh sẽ khiến chúng rơi vào thế bị động và khó trở tay. Trong trận
đánh đồn tiền tiêu của chúng, đúng vào đêm 30 Tết, quân địch chưa giao tranh đã tự tan vỡ, quân
do thám cũng bỏ chạy tán loạn. Nhờ bắt được quân do thám nên thôn tin liên lạc của quân Thanh
bị cắt đứt, quân giặc ở đồn Hà Hồi, Ngọc Hà không biết về việc quân Tây Sơn đã tiến đến gần.
Trong trận đánh đồn Hà Hồi, quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ nhanh chóng hạ khí giới đầu
hàng. Trong trận Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn cũng nhanh chóng giành thắng lợi. Chỉ
trong 5 ngày đêm, quân Tây Sơn đã quét sạch quân Thanh ra khỏi nước ta.
2, Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá vai trò của
Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn
-Nguyên nhân thắng lợi:
+Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta
+Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
+Nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo (cho quân mai phục, tổ chức thủy chiến, hành quân thần
tốc, tiến quân bất ngờ)
-Ý nghĩa lịch sử:
+Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê. Phá bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong –
Đàng Ngoài
+Đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước
+Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm – Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước
-Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:
+Là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền phong kiến
Nguyễn – Trịnh – Lê. Xóa bỏ sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài và đặt cơ sở cho sự thống
nhất đất nước
+Đề ra kế sách và trực tiếp chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm – Thanh
giành thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
3, Những chuyển biến lỡn về kinh tế, chính sách đối nội đối ngoại của các đế quốc Anh,
Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
-Anh:
Kinh tế:
+Cuối thế kỉ XIX: Công nghiệp đứng thứ 3 thế giới. Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản,
thương mại và thuộc địa
+Đầu thế kỉ XX: Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời, từng bước thao túng
kinh tế
Đối nội: Là nước quân chủ lập hiến, 2 đảng Tự Do và Bảo Thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ
quyền lợi của giái cấp tư sản
Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, có nhiều thuộc địa nhất thế giới (năm 1914 có 33 triệu
km2. “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”)
Lê-nin gọi đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”
-Pháp:
Kinh tế:
+Công nghiệp đứng thứ 4 thế giới
+Nông nghiệp: Sản xuất nhỏ, lạc hậu
+Các công ti tư bản độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
+Đứng thứ 2 thế giới về nền xuất khẩu tư bản
Đối nội:
+Nền cộng hòa thứ 3 được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các
+Chính phủ thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc chiến tranh của giai cấp công nhân
Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, có hệ thống thuộc địa lớn thứ 2 thế giới (10,6
triệu km2 năm 1914)
Lê-nin gọi đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
-Đức:
Kinh tế:
+Công nghiệp đứng thứ 2 thế giới
+Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ, hình thành các công ti tư bản độc
quyền
Đối nội: Là nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết với tư bản
độc quyền để thống trị nhân dân
Đối ngoại: Chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới
-Mĩ:
Kinh tế:
+Công nghiệp đứng đầu thế giới
+Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là nhưng đế chế tài chính như: vua dầu mỏ
Rốc-phe-lơ, vua ô tô Pho, vua thép Mooc-gân,..
+Nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến cuối thế kỉ XIX, Mĩ trở thành nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm cho châu Âu
Đối nội: Chế độ cộng hòa đề cao vai trò của Tổng thống. Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thay
nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản
Đối ngoại: Tăng cường bành trướng, gây chiến, can thiệp quân sự để chiếm thuộc địa, mở rộng
ảnh hưởng của mình
Kể tên một số quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên địa
bàn
-Hãng Mercedes-Benz (Đức): Là một trong những hãng sản xuất xe ô tô, xe buýt, xe tải danh
tiếng và lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1886, hãng cho ra đời những
chiếc xe đầu tiền và chỉ trong 15 năm sau đó, hãng đã trở thành một trong những nhà máy sản
xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới
-Công ti Amazon của Mĩ, thành lập năm 1994: Là thị trường thương mai điện tử lớn nhất thế
giới, nhà cung cấp trợ lí AI và nền tảng điện toán đám mây cho các nước

You might also like