You are on page 1of 9

TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH

CỦA NHÂN DÂN


1. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân.
- Cũng như ở các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam có sự phân chia giai cấp
ngày càng cách biệt, chia thành hai giai cấp lớn: thống trị và bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Vua
và hoàng tộc (với cách gọi chung là Tôn chất giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có đặc
quyền, nhất là con cháu gần gũi của nhà vua). Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệ
thống cơ quan, đứng đầu là phủ Tôn nhân, chăm lo, bảo vệ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng
lớp xã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình, trở thành lớp người đối lập với nhân dân, hạch
sách, bóc lột nhân dân. Tất nhiên, trong số họ cũng có những người thanh liêm, trung thực, biết lo
lắng cho cuộc sống của nhân dân, sự ổn định của xã hội. Ở họ, hệ tư tưởng nho giáo được củng cố,
giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành một lực lượng đông đảo, vừa có thế trong quan trường vừa có
nhiều uy quyền ở làng xã. Xu thế phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không tạo ra
những địa chủ lớn có ruộng đất tập trung ở bắc cũng như ở nam. Do đó giai cấp địa chủ vừa là cơ
sở xã hội của nhà nước Nguyễn vừa luôn luôn phải dựa vào lực lượng hào lí ở làng xa và quyền
lực chính trị của nhà nước để tồn tại, có thể thêm vào đây hệ thống thổ tù ở các vùng dân tộc ít
người.

Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành
thị. Lớp người bị lưu đày, nô tì cùng gia quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng kể.
Tệ tham quan ụ lại thời Nguyễn rất phổ biến.
- Đời sống nhân dân: đại đa số cư dân là nông dân, dân bản mường, plây ở vùng dân tộc ít người.
Họ có ít nhiều ruộng đất tư để cày cấy, sinh sống. Thêm vào đó là khẩu phần ruộng công nhỏ nhoi
vừa xa, vừa xấu. Nhiều người phải chạy vạy buôn bán ở các chợ làng, chợ huyện hoặc làm thủ
công, gánh vác thuế cho các nhà buôn bán. Họ là lớp người gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên,
mọi thiệt thòi, bất công của xã hội. Như đã thấy ở trên, chế độ bình dịch và công tượng của nhà
Nguyễn khá nặng nể mặc dầu được đi nhiều ưu đãi về ruộng đất. Số dân còn lại phải gánh chịu
mọi thứ thuế má, sưu dịch.

Về thuế ruộng, nhà Nguyễn phân khu vực để đánh thuế (3, 4 hay 5 tùy theo triều vua, các loại
ruộng đất đều phải chịu thuế). Những năm mất mùa, nhà nước thường miễn giảm thuế hoặc cho
nợ. Trường hợp thuế thiếu lâu ngày, nhà nước cho nộp thay bằng tiền (chế độ đại nạp). Thuế nhân
đinh cũng được chia theo khu vực và hạng người. Mức thuế từ 3-4 tiền đển 1 quan 8 tiền. Quy định
về thóc nộp thuế rất ngặt nghèo; phải thật khô, tốt. Thóc hơi ẩm đều không được nhận. Theo quy
định, mỗi năm một dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch. Trong thực tế, nhân dân phải làm khá
nặng trong những năm nhà Nguyễn Xây dựng lại kinh thành, cung điện, dinh thự.
Thiên tai, mất mùa thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân nghèo. Sau mỗi lần vỡ đê, lụt
lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân lại bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn. Năm 1833, theo lời tâu của
Nguyễn Công Trứ, dân đói các tỉnh đến kiếm ăn ở Hải Dương hơn 27.000 người. Trận bão năm
1842 làm tỉnh Nghệ An đổ sập 40.753 ngôi nhà, chết 5240 người. Dịch tả lớn gây tổn hại hàng vạn
sinh linh. Chẳng hạn, năm 1820, dịch tả phát ra từ mùa thu qua mùa đông làm chết khoảng 54 000
người.
Năm 1840, dịch tả lại phát sinh ở Bắc Kỳ làm chết hơn 6.000 người, riêng Hải Dương chết
23.000 người, Bắc Ninh chết 21.000 người. Trong hai năm 1849-1850, dịch tả lại hoành hành từ
Bắc vào Nam, số người chết lên đến 589,460 người. Như lời dụ của Tự Đức năm 1854, “bệnh dịch
mới yên, đại hạn lại tiếp, mất mùa liền mấy năm, thóc lúa không thu được, dân đói gầy mòn... Vụ
đói khủng khiếp năm 1856 - 1857 sau các trận lụt lớn đã làm chết hàng chục vạn người ở Bắc Kì
và Bắc Trung Kì, xuất hiện bài vè:
Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không...
... Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét...
Nhà nước Nguyễn tìm mọi cách cứu đói như mở các kho thóc phát chẩn, cho vay, vận động các
nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi v,v...
Sau đây là một cảnh phát chẩn : thời Minh Mạng, Thanh Hóa đói to, Lê Đăng Doanh được vua
sai đến phát chẩn "đến nơi, dân đói đến lĩnh chẩn ngày càng nhiều... có người chưa đến nơi đã
chết, có nơi tranh nhau sang đò chết đuối đến 600 người, có người phơi nắng dầm sương, ngồi chờ
mà chết" vv... Biết bao người đã tham gia vào các cuộc khẩn hoang lớn để rồi tạo được một cuộc
sống ổn định, sung túc. Nhưng còn lại biết bao người không tìm ra lối thoát, chứa chất căm thù vua
quan nhà Nguyễn và bọn địa chủ tàn ác, họ đã nổi dậy.
Đời sống nhân dân cực khổ hơn nhiều so với các triều đại trước, có nhiều mâu thuẫn xã hội
bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.

2. Các cuộc đấu tranh của nhân dân


Những cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn đã bùng lên từ rất sớm. Cả nước có đến 400 cuộc khởi
nghĩa. Năm 1803, một số tướng cũ của Tây Sơn do Nguyễn Văn Tuyết cầm đầu đã nổi quân ở
vùng Kinh Môn (Hải Dương). Nhân đó, hào mục nhiều nơi cũng nổi dậy, khiến chợ phố Bắc
Thành "luôn luôn tan vỡ, kinh sợ". Phong trào bùng lên mạnh hơn vào các năm 1807-1808 khiến
triều Nguyễn phải tiến hành hơn 30 cuộc "tiễu phạt". Rầm rộ hơn cả là cuộc khởi nghĩa của Vũ
Đình Lục và Đặng Trần Siêu ở Sơn Nam. Nghĩa quân liên kết với lực lượng của Quách Tất Thúc ở
thượng du Thanh Hóa, liên tục hoạt động cho đến năm 1824.
Phong trào nông dân, các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc, ở Tây Nam Kì, v.v. ngày càng
lan rộng và diễn ra liên tục suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, dưới
thời Nguyễn có đến gần 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90
cuộc, thời Minh Mạng khoảng 250 cuộc, thời Thiệu Trị 50 cuộc v,v.. Tất nhiên cũng có một thời
gian, từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân bị đàn áp, phong trào lắng xuống rồi trở lại
với khởi nghĩa của Cao Bá Quát sau đó gần 20 năm.
 Những phong trào đấu tranh tiêu biểu:
Tiêu biểu:

Cuộc khởi Thời gian Lực lượng Địa bàn hoạt động Kết quả
nghĩa
Phan Bá 1821-1827 Nông dân Nam Định, Thái Bình, Thất bại
Vành Hải dương, An Quảng
Nông Văn 1833-1835 Nông dân, các tù miền núi Việt Bắc và Thất bại
Vân trưởng một số làng người
Mường, người Việt ở
trung du
Lê Văn Khôi 1833-1835 Quan lại, binh lính Phiên An (Gia Định) Thất bại
Cao Bá Quát 1854-1855 Nhà nho, nông dân Hà Tây, Hà Nội, Hưng Thất bại
Yên

2.1. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827)


Nguyên nhân
o Triều đình nhà Nguyễn áp dụng chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề, dùng của cải xây
dựng cung điện, thành quách, không chăm lo đê điều. Vì vậy, mùa màng thất bát khiến nông dân
đói khổ.
o Bọn địa chủ, hào lý trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của dân, quan lại tham nhũng.
o Thiên tai, dịch bệnh xảy ra khiến dân chúng vô cùng khổ sở.
o Năm 1821, nạn đói xảy ra ở tỉnh Thái Bình, Phan Bá Vành đã tự xưng làm vua, kêu gọi
nhân dân khởi nghĩa.

Diễn biến: Khởi nghĩa Phan Bá Vành được cho là cuộc khởi nghĩa
nông dân điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX thời vua Minh Mạng, nhà
Nguyễn. Phan Bá Vành xuất thân là nông dân nghèo, có võ nghệ. Thuở
nhỏ từng sống cảnh đói rách, bị bóc lột. Khoảng năm 1821-1822, vùng
châu thổ sông Hồng gặp nạn đói, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải
Dương bị nạn cường hào bức hiếp. Ông nhân thời cơ khởi xướng
phong trào, tập hợp lực lượng nông dân chống địa chủ, cường hào, đánh lấy của nhà giàu, chia cho
nhà nghèo.
Trong bộ tham mưu của ông, có danh sĩ, võ tướng, con cháu và các quan cũ nhà Hậu Lê theo
giúp. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Phan Bá
Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử
nhà Nguyễn ghi: “Khi lâm trận thì đàn bà
con gái cũng cầm giáo mác mà đánh”.
Lúc đầu cuộc khỡi nghĩa giành thắng lợi,
giết được Trấn thủ Lê Mậu Các, Đặng
Đình Miễn, Nguyễn Trung Diễn. Tiếp
đó, ông đánh tan quân của Thống chế
Trương Phúc Đăng. Tuy nhiên năm 1827,
ông bị bao vây ở Trà Lũ. Ông bị bắt và
sau đó tự tử trong khoảng tháng 3-1827.
Kết quả: Phan Bá Vành bị bắt và tự
sát trên đường áp giải về kinh. Tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đi theo ông đều bị xử tử. Làng Trà Lũ
bị giải tán, nhà cửa, cây cối đều bị quân triều đình phá nát.Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, các làng
Minh Giám, Trà Lũ bị tàn phá không sót một thứ gì, hơn 7-8000 người bị bắt. Tuy cuộc khởi nghĩa
thất bại nhưng trong lòng nhân dân, hình ảnh ông sống mãi, thể hiện tinh thần đấu tranh của nông
dân các tỉnh miền Bắc chống lại chế độ hà khắc của triều đình nhà Nguyễn.
“Trên tời có ông sao Tua
Dưới làng Minh Giám có vua Bá Vành…”
2.2. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nguyên nhân:

 Bên cạnh chức quan tri châu do người dân tộc thiểu số đảm nhiệm, triều đình còn cử chức lưu
quan là người Kinh. Tuy nhiên, những quan lại người Kinh này thường hay tham nhũng, ức hiếp
dân chúng. Vì vậy, người dân rất căm ghét chỉ chờ ngày nổi dậy.

 Triều đình nhà Nguyễn không thể khắc phục được nạn tham quan, đưa ra nhiều chính sách cai
trị hà khắc khiến dân chúng khổ cực. Trong vòng 50 năm, hơn 400 cuộc khởi nghĩa chống lại nhà
Nguyễn trên khắp đất nước.

 Em vợ của Nông Văn Vân là Lê Văn Khôi đã đấu tranh chống lại triều Nguyễn và chiếm lấy
thành Phiên An, Gia Định. Nhà vua đã lệnh cho bắt tất cả người thân, họ hàng của Lê Văn Khôi,
trong đó có cả Nông Văn Vân. Thời xưa, người mưu phản chống lại vua sẽ phải chịu tội “tru di
cửu tộc”. Lúc này, nếu Nông Văn Vân bị bắt thì ông rất khó thoát khỏi cái chết.

Diễn biến: Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc


Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà
Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng
tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc
và một số làng người Mường, người Việt ở trung
du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân
lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội
từ nhiều phía và bao vây đốt rừng.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Nông Văn Vân bị “chết thiêu” trong rừng. Cuộc khởi nghĩa
Nông Văn Vân đã tập hợp đông đảo nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi, họ hàng của Lê Văn
Khôi, các thủ lĩnh người Hoa đấu tranh và gây ra nhiều thiệt hại cho quân đội triều Nguyễn. Nghĩa
quân đã giành được nhiều trận đánh quan trọng nhờ vào việc tận dụng ưu thế địa hình hiểm trở.

Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân đã cho thấy sự đoàn kết của các dân tộc miền núi chống lại chính
sách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Thế kỷ 19, đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho
phong trào đấu tranh chống lại nhà Nguyễn.

2.3. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa này, là vì nhà vua muốn làm nhục Lê Văn Duyệt, vì
nhân dân Gia Định bị áp bức và còn vì một số quan chức địa phương cùng một vài thành phần
nhân dân ở đây bị mất quyền lợi và quyền lực…
Diễn biến: Lê Văn Khôi là một
thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam.
Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm
thành Phiên An (Gia Định), tự xưng
là Bình Nam Đại nguyên soái, giết
tên quan gian ác Bạch Xuân
Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh
Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.
Sau đó, viên tướng Thái Công Triều
làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân
đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay, lực lượng suy yếu dần, cộng thêm bệnh dịch tả hoành hành.
Tháng 8 năm 1835 quân triều đình mở cuộc tấn công ồ ạt vào thành. Nghĩa quân chống không nổi.
Cuộc tàn sát xảy ra.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt. Trừ 6 người cầm đầu bị bắt đưa về kinh xử, số
còn lại, kể cả nhân dân, đều bị chém chết, chôn vào một chỗ, sau này được gọi là "đồng mà ngụy".
Cũng như các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các dân tộc ít người, cuộc nổi dậy của Lê Văn
Khôi phản ánh sự bất bình cao độ của nhân dân Gia Định đối với triều Nguyễn, điều mà Minh
Mạng không ngờ tới. Ông nói: "Chỉ đáng lạ cho dân Nam kì trước đây cái thói trung hậu tươi đẹp
là thế, vậy mà một chốc đã có cái cực kì ngu tối như kia !"

2.4. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856)

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam hết sức suy đốn trì trệ. Thêm vào đó, các nạn chiếm
đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ, sự tham nhũng của nhiều quan lại, chế độ tô thuế và
lao dịch khắc nghiệt; nạn bão lụt, hạn hán, ôn dịch và vỡ đê xảy ra liên miên. Tất cả đã đẩy người
dân lao động xuống tận đáy khốn cùng. Một bài vè lưu hành ở thời vua Tự Đức có đoạn mô tả
cảnh đói khổ, lưu vong của dân chúng như sau (trích):

Cơm thì chẳng có

Rau cháo cũng không

Đất trắng ngoài đồng

Nhà giàu niêm kín cổng

Còn một bộ xương sống

Vơ vất đi ăn mày
Ngồi xó chợ lùm cây

Quạ kêu vang bốn phía

Xác đầy nghĩa địa – thây thối bên cầu

Trời ảm đạm u sầu

Cảnh hoang tàn đói rét

Dân nghèo cùng kiệt

Kẻ lưu lạc tha phương

Người chết chợ chết đường…

…là cái thời Tự Đức.

Nguyên nhân:

Năm 1850, không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi
làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa, ông lại trở về quê để sống cùng với các tầng
lớp dân nghèo, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình và thêm quyết tâm
đứng lên đánh đổ triều đình. Không lâu sau, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.

Vào tháng 6, tháng 7 năm 1854 tại Bắc Kỳ, xảy ra nạn dịch châu chấu, mùa màng bị phá sạch,
nạn đói hoành hành, mọi người đều ca thán. Theo một số nhà nghiên cứu thì nhân lúc ấy, Cao Bá
Quát đã đứng lên tập hợp các tầng lớp sĩ phu, các thổ hào thổ mục và nhân dân (hoặc tham gia lãnh
đạo) bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn tại Hà Nội.

Giáo sư Ngyễn Phan Quang viết: “ Thực ra, cũng như bao sĩ phu khác, cao bá quát vào đời bằng
con đường khoa cử và muốn giúp đời bằng con đường làm quan, nhưng càng ngày ông càng cảm
thấy bế tắc. Hàng ngày, ông nhìn thấy bao cảnh đói khổ của nông dân và bất công của xã hội. Tuy
có lúc ông tỏ ra bi quan chán nản, nhưng vốn tính kiên cường, ông không thể tìm lối thoát nào
khác ngoài con đường vùng dậy đấu tranh.
Và cuộc khởi nghĩa do chính ông vận động
và tổ chức là một hệ quả tất yếu”.

Diễn biến: Cao Bá Quát người huyện Gia


Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một
nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị
của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập
hợp nông dân và các dân tộc miền trung du,
định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự
tính.

Kết quả: Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát
trúng đạn chết. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu nhưng đã bị suy yếu dần, đến cuối năm 1856,
cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.

Ý nghĩa: Cái chết của Cao Bá Quát cũng đã gây được một tiếng vang lớn, và đã làm xúc động
nhiều người. Vì vậy, có nhiều giả thuyết và giai thoại liên quan đến cuộc đời ông.

Tóm lại, phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống
trị ở nửa đầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm
50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỷ trước. Phong trào đã lôi cuốn
toàn bộ những người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới...
miền xuôi đến binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác
nhau ở vùng này hay vùng khác. Triều đình Nguyễn nắm trong tay một lực lượng
quân sự lớn, đã lợi dụng những sai lầm, sơ hở của các cuộc khởi nghĩa để đàn áp.
Tuy nhiên, những chính sách kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn không làm dịu bớt
những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội kể cả ở nửa sau của thế kỉ XIX.

You might also like