You are on page 1of 9

UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Năm học 2021 – 2022


MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 7
( Lớp song bằng )

A. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC


Bài 24- KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
1. Tình hình chính trị
- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát đến cực độ.
- Sản xuất đình đốn, mất mùa lụt lội thường xuyên xảy ra.
- Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, họ phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn:


a. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Thời gian Sự kiện
Năm 1737 Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong
trào nông dân Đàng Ngoài.
Năm 1738 - Khởi nghĩa Lê Duy Mật hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ
1770 An.
Năm 1740 - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương lấy núi Tam Đảo làm căn cứ.
1751
Năm 1741 - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu uy hiếp kinh thành Thăng Long, được
1751 dân chúng hưởng ứng.
Năm 1739 - Khởi nghĩa Hoàng Công Chất, căn cứ chính là vùng Điện Biên. Ông
1769 có công bảo vệ vùng biên giới và ổn định đời sống trong các bản
mường.

b. Kết quả
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
c. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, chưa liên kết được
thành một phong trào rộng lớn
- Ý nghĩa lịch sử: Nêu cao tình thần đấu tranh của nhân dân. Tạo điều kiện cho
nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.

Bài 25- PHONG TRÀO TÂY SƠN


I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII
a. Tình hình xã hội:
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát
- Đời sống nông dân cơ cực

b. Cuộc khởi nghĩa chàng lía:


- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền họ Nguyễn.
- Chủ trương cuộc khởi nghĩa: Lấy của người giàu chia cho người
nghèo.
- Ý nghĩa: Tinh thần đấu tranh quật cuờng của nông dân chống chính quyền
họ Nguyễn.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
a. Lãnh đạo
- Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
b. Căn cứ
- Tây Sơn thượng đạo
- Tây Sơn hạ đạo
c. Lực lượng tham gia
- Dân nghèo, đồng bào dân tộc…
II. LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM
LƯỢC XIÊM
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
a, Hạ thành Quy Nhơn.
- Mùa thu 1773, Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.
- Tháng 9/1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận.
b, Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn
- Năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn à Chính quyền họ Nguyễn ở
Đàng Trong bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
a. Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh cầu viện à Vua xiêm nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta.
b. Diễn biến
- 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định, chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ
Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử địch vào trận địa à quân Xiêm bị tiêu diệt,
Nguyễn Ánh thoát chết.
c. Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm
của nhân dân ta.
- Tạo bước phát triển mới cho phong trào Tây Sơn

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH


1. Hạ thành Phú Xuân – tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
- Mùa hè 1786, Nguyễn Huệ đánh thành Phú Xuân.
- Tháng 6-1786, hạ thành Phú Xuân à Thừa thắng, Nguyễn Huệ giải phóng
toàn bộ đất Đàng Trong.
- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long à Chính quyền chúa
Trịnh bị lật đổ.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Quân Tây Sơn rút về Nam, Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền ra mặt chống Tây Sơn à Vũ Văn Nhậm ra
Bắc trị tội Chỉnh, nhưng Nhậm lại có mưu đồ riêng à Giữa năm 1788, Nguyễn
Huệ diệt Nhậm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, thu phục được Bắc Hà.
IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
a. Hoàn cảnh
- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh
b. Chuẩn bị của quân Tây Sơn.
- Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn
2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang
Trung.
- Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc chia làm 5 đạo.
- Đêm 30 tết (âm lịch), quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu
diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bí mật vây đồn Hà Hồi à quân
giặc hoảng sợ, đầu hàng.
- Sáng mồng 5 tết Kỉ Dậu (1789), đạo quân của Quang Trung đánh đồn Ngọc
Hồi, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa à quân Thanh đại bại.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy. (đặc điểm nổi bật trong
nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của vua Quang Trung là: Thần tốc- bí mật- bất
ngờ)
b. Ý nghĩa lịch sử
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập lãnh thổ của Tổ quốc.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO.
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm
trọng suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do
 A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.
 B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.
 C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.
D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 2: Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?


A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Diễn ra liên tiếp.
D. Các cuộc khởi nghĩa kết hợp chặt chẽ với nhau.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.
Câu 4 : Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê-
Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
  A. Phủ chúa hội hè quanh năm.
B. Đánh thuế đối với dân nặng nề.
C. Phát triển kinh tế để đối trọng với họ Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ
XVIII?
A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.
B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.
C. Nhà Lê trung hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.
D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân. 1
Câu 6: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi
nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 7. Sau khi đánh tan quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính đến việc gì?
A Cùng họ nguyễn tiêu diệt họ trịnh
B. Tiêu diệt họ Trịnh ở đàng ngoài
C. Tiêu diệt họ Lê ở đàng ngoài
D. Tiêu diệt quân thanh
Câu 8. Nguyễn Huệ đã cử ai ra Bắc để trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh?
A. Phan huy Ích
B. Vũ văn Nhậm
C. Vũ văn Nhẫm
D. Ngô thì Nhậm
Câu 9. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến
chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật "vườn không nhà trống".
Câu 10. Nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm
và thống nhất được đất nước là gì ?
A. Ổn định và khôi phục lại đất nước.
B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.
D. Chọn đất đóng đô

Câu 11:Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh
xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788?
A. Do thế giặc quá mạnh
B. Thực hiện kế vườn không nhà trống
C. Do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn
D. Do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam
Câu 12: Bộ luật nào được nhàNguyễn đã ban hành năm 1815?
A. Hồng Đức
B. Gia Long
C. Hình luật
D. Hình thư.
Câu 13: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan quân xâm lược nào?
A. Quân Tống B. Quân Minh C. Quân Xiêm D. Quân Thanh
Câu 14: Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ
búa?
A. Giải quyết tình trạng thiếu hàng hóa
B. Giải quyết hình trạng hàng hóa ngưng đọng, khuyến khích sản xuất
C. Bình thường hóa quan hệ với nhà Thanh
D. Thu mua vũ khí để chuẩn bị tấn công Nguyễn Ánh
Câu 15. Hai câu thơ sau phản ánh tham vọng của nhân vật lịch sử nào?
"Đường trời mở rộng thênh thênh
Ta đây cũng một triều đình kém ai"
A. Vũ văn nhậm
B. Nguyễn hữu chỉnh
C. Trương phúc loan
D. Ngô thì nhậm
Câu 16. Đâu không phải là lý do quân Tây Sơn nhanh chóng giành thắng lợi
trong trận giao tranh với quân Trịnh ở Phú Xuân?
A. dân chúng căm ghét quân Trịnh, ủng hộ Tây Sơn
B. nhờ sự giúp đỡ của Lê Chiêu Thống
C. quân Trịnh bạc nhược
D. Nhờ tận dụng tốt yếu tố tự nhiên
Câu 17. Đông Định Vương là tên hiệu của nhân vật lịch sử nào?
A. nguyễnLlữ
B Nguyễn Huệ
C. Nguyễn Ánh
D. Nguyễn Nhạc
Câu 18. Vì sao Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến
quân ra Bắc?
A. Uy tín của nhà Lê đối với dân Đàng Ngoài lớn
B. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh
C. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn
D Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn kháng chiến chống Xiêm
Câu 19. Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiệt diệt có ý nghĩa như thế nào đối
với lịch sử dân tộc?
A. Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
C. Xây dựng 1 đất nước thống nhất dưới sự cai quản của nhà Lê.
D. Phá bỏ ranh giới chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước
Câu 20: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết
Kỉ Dậu?
A. Thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao
B. Thời điểm quân địch lơ là
C. Thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng
D. Thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Địn

II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 3 Em hãy cho biết, đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
của vua Quang Trung là gì?

You might also like