You are on page 1of 5

BÀI 25 

: PHONG TRÀO TÂY SƠN


I. KHỞI NGHĨA TÂY SƠN BÙNG NỔ

* Nguyên nhân:

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

- Ở triều đình Trương Phúc Loan , nắm mọi quyền hành tự xưng là quốc phó
khét tiếng tham nhũng

- Quan lại cường hào đua nhau ăn chơi xa xỉ đàn áp bóc lột nhân dân

* Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

* Căn cứ:

+ Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai)

+ Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định)

+ Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Ba na, thợ thủ công,
thương nhân…

Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

 Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống
nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm
thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn
sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.
 Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy
của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ
nhiều thứ thuế.

Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong=>phục hổi đất
nước hưng thịnh,phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào
đó là cuộc sống tốt đẹp hơn.

II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN

VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM

1/. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn


-Tháng 9/1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.

-Năm 1774, mở rộng vùng kiểm sóat từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân.

Nguyễn Nhạc phải tạm hòavới quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

- Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn ,chính quyền họ
Nguyễn bị lật đổ.

2/. Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân:

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

-Giữa năm 1784, 5vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

- 1/1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xòai Mút làm trận địa. Bị tấn công
bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thóat
chết,sang Xiêm lưu vong.

c. Kết quả:

- Quân Xiêm bị đánh tan.

d. Ý nghĩa:

- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhấttrong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc ta . Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm
đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới trở thành phong
trào quật khới của cả dân tộc

III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.


- Tháng 6 -1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh , nghĩa quân
Tây Sơn nhanh chóng hạ được thành Phú Xuân rồi giải phóng toàn bộ đất
Đàng Trong

- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” , Tây Sơn tiến quân ra Bắc

- Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt.Nguyễn
Huệ giao chính quyền cho vua Lê,rồi trở vào nam.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

-Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hũư
Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh.

- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn
Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.

- Các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm , Phan Huy Ích , Nguyễn Thiếp
hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền.

IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH

1. Quân Thanh xâm lược nước ta.

a. Hoàn cảnh:

- Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. . Vua Càn Long nhân cơ hội này
thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ về phía nam

- 1788 Tôn Sĩ Nghị, đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

b. Chuẩn bị của nghĩa quân.

- Cho quân rút khỏi Thăng Long

- Lập phòng tuyến Tam Điệp , Biện Sơn

2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

a/ Sự chuẩn bị :

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hòang Đế lấy niên hiệu là Quang Trung
và tiến quân ra Bắc.
- Trên đường đi đến nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân

- Từ Tam Điệp, QuangTrung chia làm 5 đạo.

b/Diễn biến :

- Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Sáng mồng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến
vàoThăng Long.

c /Kết quả :

- Ta giành thắng lợi

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

a. Nguyên nhân.

- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột , tinh thần yêu nước , đoàn kết
và hy sinh cao cả của nhân dân ta .

- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.

b. Ý nghĩa :

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia
cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia

-Đánh tan quân xâm lược của quân Xiêm, Thanh. giải phóng đất nước giữ
vững nền độc lập của Tổ Quốc một lần nửa đập tan tham vọng xâm lược
nước ta của đế chế quân chủ Phương Bắc.

SƠ ĐỒ TƯ DUY
Dân nghèo, thương Lấy của nhà giàu chia
Tây Sơn nhân, thợ thủ công, đồng cho dân nghèo
bào dân tộc, hào mục

Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Lực
Nguyễn Lữ Căn cứ Khẩu hiệu
lượng

PHONG TRÀO
Lãnh đạo TÂY SƠN
(1771-1792 Hoạt động

a. Ý nghĩa:
b. Nguyên nhân
thắng lợi 1771: Dựng cờ khởi nghĩa
1777: Lật đổ chúa Nguyễn
1785: Đánh tan quân Xiêm
- Lật đổ các chính quyền
- Ý chí đấu tranh 1786: Lật đổ chúa Trịnh
phong kiến (Nguyễn,
chống áp bức, tinh
Trịnh, Lê). 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi
thần yêu nước cao cả
- Đặt nền tảng cho sự Hoàng đế, niên hiệu Quang
của nhân dân ta.
thống nhất đất nước Trung
- Đánh tan quân xâm lược - Sự lãnh đạo tài tình
1789: Đánh tan quân Thanh
(Xiêm, Thanh), bảo vệ độc sáng suốt của vua
lập và lãnh thổ Tổ quốc Quang Trung và bộ chỉ 1789-1792: Củng cố, xây
huy nghĩa quân. dựng đất nước

You might also like