You are on page 1of 2

BÀI 23.

PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG


NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVII
I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
1. Hoàn cảnh:
- Giữa TK XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc phong
trào nông dân nổ ra khắp nơi.
2. Phong trào Tây Sơn:
- 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa chống chính
quyền họ nguyễn.
+ 1777, lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
+ 1786 - 1788 : lần lượt đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh- Lê và làm chủ toàn bộ đất
nước. => Bước đầu thống nhất đất nước.
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CUỐI TKẾ KỈ XVIII.
1. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
a. Nguyên nhân:
- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân tiến sang nước ta
theo sự chỉ dẫn của Nguyễn Ánh.
b. Diễn biến:
- Trận đánh quyết định: 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm, Xoài Mút (trên sông
Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
- Nghệ thuật quân sự: nhử quân , mai phục, đánh bất ngờ quân địch.
c. ý nghĩa:
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta,
đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm. Nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789).
a. Nguyên nhân:
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, 29 vạn quân Thanh tiến sang nước ta.
b. Diễn biến:
Trận đánh quyết định: mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở
Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
- Nghệ thuật quân sự :
+ Trận Ngọc Hồi: dùng tượng binh, lá chắn.
+ Trận Đống Đa: chiến thuật hỏa long.
- Thần tốc, táo bạo, bất ngờ
c. Ý nghĩa:
- Đập tan mưu đồ xâm lược của quân Thanh, bảo vệ Tổ quốc.
- Là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN:
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức ) Vương triều Tây Sơn thành lập.
- 22 - 12- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung làm chủ vùng đất
từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
* Đối nội:
+ Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sán xuất.
+ Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức lại quân đội (dịch chữ Hán, chữ
Nôm để làm tài liệu dạy học)
* Đối ngoại:
+ Quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

You might also like