You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I-

LỊCH SỬ 7
Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939 – 967)
1.Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng nền độc lập, tự
chủ?
Những việc làm của Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền lên ngôi vua ( Ngô vương), chọn Cổ Loa làm kinh đô
+Bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền trung ương do vua đứng
đầu, quy định lễ nghi trong triều đình
2.Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa gì?
Khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc
phát triển đất nước sau này.
3.Hoàn cảnh nào dẫn đến tình trạng đất nước loạn 12 sứ quân?
Ngô Quyền mất, chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh
để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.=> Các phe phái nổi lên, đất nước
không ổn định, loạn 12 sứ quân.
4. Ai là người có công lao thống nhất đất nước? Những việc làm đó của ông có ý nghĩa
gì?
-Người có công lao thống nhất đất nước: Đinh Bộ Lĩnh
-Ý nghĩa việc làm: Chấm dứt tình trạng chia cắt, đất nước ổn định, thống
nhất Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh- Tiền Lê (968-1009)
1.Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- Việc làm: + Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng)
- + Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
- + Tổ chức chính quyền từ trung ương tới địa phương
- +Cho đúc tiền, xử phạt người có tội, cử sứ sang giao hảo với nhà Tống
2.Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh thể hiện điều gì?
- Khẳng định ở mức độ cao hơn vị thế độc lập của nước Đại Việt
3. Nguyên nhân nào nhà Tống xâm lược nước ta?
Đinh Tiên Hoàng và con trưởng bị ám sát, con thứ mới 6 tuổi lên ngôi, Lê Hoàn
được cử làm phụ chính.=> Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
4.Lê Hoàn đã làm gì sau khi lên ngôi vua?
-Lê Hoàn lên ngôi vua ( Lê Đại Hành), niên hiệu là Thiên Phúc.
-Xây dựng chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cả nước chia thành
10 đạo.
- Quân đội: gồm Cấm quân- quân địa phương, đặt ra luật lệ
- Cử sứ sang giao hảo với nhà Tống
5.Xã hội thời Đinh- Tiền Lê gồm có những tầng lớp, giai cấp nào?
-Tầng lớp thống trị: Vua, quan, nhà sư
-Tầng lớp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
6.Nêu những nét chính trong đời sống văn hóa thời Đinh- Tiền Lê?
-Nho giáo được du nhập nhưng chưa thịnh hành.
-Phật giáo phát triển, các nhà sư được trọng dụng, chùa chiền xây dựng.
-Giáo dục chưa phát triển.
- Văn hóa dân gian được lưu truyền và phổ biến: ca hát, nhảy múa
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225))
1. Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Đại La (Thăng Long) có địa hình bằng phẳng, thế đất cao, muôn vật tốt
tươi phồn thịnh vừa phù hợp cho việc xây dựng đất nước, vừa có khả
năng phòng thủ. Trong khi Hoa Lư là vừng đất hẹp, hiểm trở, hạn chế khả
năng phát triển của đất nước..
2.Nhà Lý đã ban hành bộ luật nào? Hãy nêu những nội dung cơ bản của bộ
luật đó?
- Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư -1042.
- Nội dung cơ bản: Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị. Bảo vệ sản
xuất nông nghiệp, cấm giết mổ trâu bò.
1. Quân đội dưới thời Lý được tổ chức như thế nào? Nhận xét về chính sách “Ngụ binh ư
nông”?
- Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương
- Nhận xét chính sách”Ngụ binh ư nông”: Thời bình thì tăng thêm người sản
xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính => vừa đảm bảo sản xuất,
vừa đảm bảo an ninh quốc phòng..
2.Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
- Nhà Lý thực hiện chính sách mềm dẻo để củng cố khối đoàn kết dân tộc:
Gả con gái cho các tù trưởng miền núi,
- Đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tống
5. Hãy nêu các tầng lớp cư dân dưới thời Lý?
-Tầng lớp thống trị: Vua, quan, địa chủ
-Tầng lớp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
6.Giáo dục dục dưới thời Lý có những thành tựu quan trọng nào?
- Năm 1070 lập Văn Miếu thờ Khổng tử, là nơi dạy học cho con vua.
- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài.
- Năm 1076, lập Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học
7.Vì sao nói chế độ khoa cử dưới thời Lý chưa có nền nếp, quy củ?
-Vì: Các kì thi chưa được tổ chức thường xuyên, chỉ khi nào nhà nước
cần người tài mới tổ chức khoa thi.
8.Đạo Phật dưới thời Lý có vị trí như thế nào?
-Đạo Phật đóng vai trò quan trọng và được sùng bái: Các vua đều sùng đạo
Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông.
9.Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu dưới thời Lý?
Chùa Một Cột ( chùa Diên Hựu); Tháp Báo Thiên
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
1. Nguyên nhân nào khiến nhà Tống xâm lược Đại Việt?
- Nhà Tống gặp nhiều khó khăn, muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình
trạng khủng hoảng nên tiến hành xâm lược Đại Việt.
2.Để xâm lược Đại Việt, vua Tống đã có những âm mưu gì?
- Ngăn cản việc buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng
- Xúi giục Champa đánh Đại Việt từ phía Nam
- -Xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới.
3.Đứng trước mưu đồ xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như
thế nào?
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy.
- Luyện tập quân đội, canh phòng cẩn mật vùng biên giới
- Đánh tan cuộc tấn công của Champa
4.Việc chủ động tấn công trước để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
-Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới của nhà Tống
để chuẩn bị đánh Đại Việt.
- Đánh đòn phủ đầu, làm quân Tống hoang mang, đẩy chúng
vào thế bị động.
5.Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống
quân xâm lược Tống?
- Sông Như Nguyệt có địa hình hiểm yếu, như một chiến hào
tự nhiên khó có thể vượt qua.
- Con sông chắn mọi ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng
Long.
6.Hãy nêu những nét độc đáo trong các đánh giặc của Lý
Thường Kiệt?
- Sử dụng chiến thuật” Tiến công trước để tự vệ” ( Tiên
phát chế nhân)
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn
giặc.
- Sử dụng chiến thuật tâm lý: Đọc bài thơ thần “ Nam Quốc
sơn hà”
- Chủ động “giảng hòa” kết thúc chiến tranh
7.Vì sao đang trên đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
- Ta chủ động giảng hòa để tránh làm tổn thương danh dự
nước lớn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh để nhân dân
yên tâm sản xuất.
- Đảm bảo nền hòa bình lâu dài giữa 2 nước.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta
8.Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lơi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
này?
-Nguyên nhân: Có tinh thần đoàn kết của nhân dân, có tướng
giỏi lãnh đạo cùng đường lối chiến thuật độc đáo, sáng tạo.
-Ý nghĩa: Đạp tan âm mưu xâm lược của nhà Tống
+Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Bài 13: Nước Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
1. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
-Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần.
-Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý),
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh => Nhà Trần thành lập
2.Mục đích của chế độ Thái thượng hoàng dưới thời Trần là gì?
-Vua nhường ngôi sớm cho con và cùng con cai trị việc nước.
Việc làm này để vua con có thời gian tập sự, học hỏi kinh nghiệm
quản lý đất nước từ vua cha.
3.Nêu những nét chính về luật Pháp dưới thời Trần?
“Quốc triều hình luật”.
4.Nêu những điểm mới trong chủ trương xây dựng quân đội dưới thời Trần?
- Bao gồm :
+ Quân triều đình, quân ở các lộ phủ, quân vương hầu
+ Dân binh ở các làng xã.
- Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”, quân lính được học binh
pháp, thường xuyên luyện tập.
5.Trình bày những thành tựu trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa của đất
nước ta dưới thời Trần.
- Giáo dục: Quốc Tử Giám được mở rộng, mở trường công ở các lộ phủ.
Thi cử được tổ chức thường xuyên. Thầy giáo tiêu biểu: Chu Văn An.
- Văn hóa:
+ Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
Phật giáo phát triển nhưng không bằng triều Lý.
+ Văn học chữ Hán phát triển
+ Khoa học: đạt nhiều thành tựu: Bộ Đại Việt sử kí ( Lê Văn Hưu)
+ Kiến trúc: Thành Tây Đô ( Thanh Hóa), tháp Phổ Minh.

You might also like