You are on page 1of 6

Câu 1: Tóm tắt diễn biến chính và kết quả của 1 số cuộc khởi nghĩa tiểu biểu trong

thời
kì Bắc thuộc.
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 Diễn biến chính:
- Năm 40 – 41: Trưng Trắc, Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa ở Mê Linh. Thái thú quận Giao
Chỉ là Tô Định bỏ trốn. Trưng Trắc xưng vương đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42: Nhà Hán cử Mã Viện đưa quân sang đàn áp. Sau 1 thời gian kháng cự, Hai Bà
Trưng lui quân về Hát Môn
- Năm 43: Hai Bà Trưng hi sinh tại Hát Môn, cuộc khởi nghĩa tan rã
 Kết quả: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng
lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng
chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
b. Khởi nghĩa Lý Bí
 Diễn biến chính:
- Năm 542: Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chiếm nhiều quận huyện, đánh
bại các cuộc tấn công của nhà Lương
- Năm 544: Lý Bí lên ngôi vua, thiết lập triều đình, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh
đô ở vùng cửa sông Tô Lịch
- Năm 545: quân Lương tiến đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế hi sinh. Triệu Quang Phục
nắm quyền chỉ huy lực lượng kháng chiến.
- Năm 602: nhà Tùy đem quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại.
- Đầu thế kỉ VII: Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt
 Kết quả:

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lập ra nhà nước Vạn Xuân
(544).

- Năm 603, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.

c. Khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.

- Nhà Ngô huy động lực lớn mới đàn áp được.

d. Khởi nghĩa Phùng Hưng:


- Cuối thế kỉ VIII: Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm, đánh chiếm phủ Tống Bình.

- Nhà Đường đem quân đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

Nêu nhận xét, đánh giá của em về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.
- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng
cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập
tự chủ của nhân dân Việt.
- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học
kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân
tộc của nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Lấy dẫn chứng cụ thể về những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
- Bài học về xây dựng lực lượng: khi Quang Trung tiến quan ra bắc, đến Nghệ An, ông tổ
chức một cuộc duyệt binh lớn, tự mĩnh cưỡi voi ra trận để khích lệ quân sĩ. Tại Thanh
Hóa, QT tuyển mộ thêm binh sĩ và đọc bài dụ quân sĩ tham gia đánh giặc. Nhờ vậy, lực
lượng quân Tây Sơn đã tăng lên nhanh chóng.
- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân: với tư tưởng “Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, khởi nghĩa Lam Sơn ko chỉ thu hút đc sự ủng
hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn tranh thủ đc lực lượng của kẻ thù
- Bài học về nghệ thuật quân sự:

Câu 3:
a. Trình bày diễn biến chính của Khởi nghĩa Lam Sơn
- Giai đoạn 1 (1418 – 1423, những năm đầu khởi nghĩa):
+ Căn cứ nhiều lần bị bao vây, nghĩa quân gặp khó khăn, 3 lần rút lên núi Chí Linh.

- Giai đoạn 2 (1423 – 1424, tạm hòa hoãn):

+ Tạm hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực lượng, tìm phương hướng mới.

- Giai đoạn 3 (1424 – 1425, mở rộng hoạt động, giành thắng lợi đầu tiên):

+ Cuối năm 1424: giải phóng Nghệ An, vùng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

+ Nguyễn Chích hiến kế, mở rộng địa bàn khởi nghĩa.

- Giai đoạn 4 (1426 – 1427, tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng):

+ Tháng 11/1426: thắng lợi ở Tốt Động, Chúc Động


+ Tháng 12/1427: Lê Lợi, Vương Thông dẫn đầu đoàn tham gia Hội thề Đông Quan.
Quân Minh rút về nước, đất nước giải phóng.

+ Tháng 10/1427: thắng lợi ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang. + 12/1427,
Hội thề Đông Quan kết thúc chiến tranh

+ Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động -
Chúc Động.

+ Tháng 10/1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào
Đại Việt cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng - Xương Giang.

+ Tháng 12/1427, Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hoà, sau đó rút quân về
nước.

b. Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ
kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho
tàng ấy?
- Một số bài học kinh nghiệm trong kho tàng tàng quân sự truyền thống của dân tộc đã
được nghĩa quân Lam Sơn vận dụng:

+ Huy động sức mạnh của toàn dân (toàn dân đánh giặc)

+ Nghệ thuật đánh điểm, diệt viện, chiến tranh du kích

+ Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

+ Nghệ thuật ctranh quân sự kết hợp với ngoại giao, tâm lý, kết thúc chiến tranh

+ Xây dựng căn cứ

Câu 5: Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo
bạo.” Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

Phát biểu ý kiến: đồng ý với quan điểm

Chứng minh:

♦ Nhằm đáp ứng những yêu cầu mà lịch sử đặt ra, trong khoảng 28 năm tham dự vào chính
sự dưới triều Trần và 7 năm nắm chính quyền dưới triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành một
loạt các biện pháp cải cách táo bạo và quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, quân sự,
kinh tế, xã hội và văn hóa - giáo dục.

- Về chính trị: Hồ Quý Ly đã sửa đổi chế độ hành chính; ban hành quy chế về hệ thống
quan lại địa phương; cải cách nghi lễ của triều đình và y phục của quan lại theo hướng quy
củ, thống nhất và chuyên nghiệp.
- Về kinh tế:

+ Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy - đây được coi là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam.

+ Hồ Quý Ly đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư, giúp nông dân có thêm
ruộng đất để cày cấy và tăng thêm nguồn thu sưu thuế cho nhà nước.

+ Hồ Quý Ly tiếp tục ban hành chính sách thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước; cải
cách thuế đinh và tô ruộng. Theo đó: thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít
ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế, góp
phần giúp giảm gánh nặng cho nhân dân.

- Về quân sự - quốc phòng:

+ Hồ Quý Ly thực hiện việc chấn chỉnh và tăng cường lực lượng quân đội chính quy: tuyển
chọn những người giỏi võ nghệ, có năng lực làm tướng chỉ huy; thải hồi những binh sĩ già
yếu.

+ Ông cũng cho xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ,
chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.

+ Việc cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc
gia cũng được quan tâm.

- Về xã hội:

+ Hồ Quý Ly ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số lượng nô tì. Phép hạn nô
cùng với phép hạn điền về cơ bản đã làm suy sụp thế lực của tầng lớp quý tộc nhà Trần và
nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực cho nhà nước phong kiến.

+ Bên cạnh đó, Hồ Quý Ly còn cho đặt Quảng tế (cơ quan trông coi việc y tế) để chữa bệnh
cho nhân dân,…

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo. Ông đã hạn chế Phật giáo, Đạo giáo,
đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp
gia.

+ Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải cách, nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của giáo
dục, thi cử. Ông đã cho mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học
điền và định lại phép thi cho có quy củ.

♦ Trong bối cảnh đất nước đang khủng hoảng nghiêm trọng và đòi hỏi phải tiến hành đổi
mới, thì những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly đã phần nào đáp ứng được yêu cầu lịch
sử; góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, củng cố tiềm lực đất nước.
Câu 6: Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học
lịch sử gì?
- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.

- Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của
đất nước.

- Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng
đến đầu tư phát triển giáo dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng
lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham hành động,…

- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 7:
a. Trình bày nội dung và kết quả cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ
Lĩnh vực Nội dung cải cách
- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ
bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với
mình.
Chính trị
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng
cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và
tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.
Kinh tế - tài chính - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế
ruộng.
Xã hội - Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu,
quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục - Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Quân sự - Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.
- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.
- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.
b. Tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa?
- quê hương của nhà Hồ
- tránh đụng độ với cựu thần nhà Trần ở Thăng Long
- tránh sự đe dọa, xâm lược của nhà Minh

Câu 8: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ

You might also like