You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II (2021 – 2022)

MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 10


I. HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC CÂU HỎI VÀ DẠNG ĐỀ
- Cấu trúc câu hỏi: theo hình thức 5W1H, cách hỏi dưới dạng trực tiếp, tổng hợp kiến
thức trong toàn chủ đề.
- Dạng đề: 100% là hình thức tự luận, đề mở, học sinh được sử dụng tài liệu dưới dạng
giấy, sách giáo khoa, vở ghi chép. Đề có đoạn trích dẫn đọc hiểu.
- Mức độ câu hỏi: từ biết đến vận dụng cao, với các cấp độ
+ Mức độ 1: nhận biết, trình bày, tóm tắt, vẽ lại sơ đồ, trích dẫn thông tin…
+ Mức độ 2: phân tích, đánh giá, vận dụng, giải thích nguyên nhân…
+ Mức độ 3: đề xuất, thiết kế, đóng vai, quan điểm cá nhân…
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Chủ đề: thời kì Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc
Mở rộng:

🪖 Bắc Thuộc là?

Bắc thuộc chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc,
nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.

Thông thường, các sách sử hiện đại Việt Nam hay dùng từ Bắc thuộc để chỉ giai đoạn hơn
một nghìn năm từ khi Hán Vũ Đế thôn tính nước Nam Việt của nhà Triệu (179 TCN) cho
đến khi Ngô Quyền mở ra kỷ nguyên độc lập mới (938); nghĩa là gộp ba lần Bắc thuộc. Gọi
là thời kỳ bắc thuộc vì đó là thời kỳ mà các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời Triệu
đến Đường thay nhau đô hộ nước ta và chúng ta là một phần thuộc địa của chúng. Bắc
trong phương Bắc và Thuộc trong thuộc địa → Bắc Thuộc = thuộc địa của phương Bắc.

A. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc hững chuyển biến trong
kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.
a. Tổ chức bộ máy chính trị:
Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia
nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện => Sát nhập
Việt Nam vào Trung Quốc, xóa sổ VN khỏi bản đồ thế giới.
b. Chính sách bóc lột Kinh Tế:
- Bóc lột, cống nạp nặng nề:
1. Nộp lâm thổ sản quý
2. Cướp ruộng đất lập đồn
3. Nắm độc quyền muối và sắt ( thiếu muối gây ra các bệnh hệ trọng
đến sức khỏe, thiếu sắt thì không thể tăng năng suất làm việc, phát triển
kinh tế, tư tưởng chống lại quân thù hay thậm chí là tăng cường quân
sự như rèn vũ khí)
- Quan lại trong chính quyền đô hộ dừa vào quyền hành, ra sức bóc lột
dân chúng để làm giàu.
c. Đồng hóa về văn hóa
- Luật pháp hà khắc
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho. Nhưng nho giáo bấy giờ chỉ
có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
-
Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
-
Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
-
Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp
các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
→ Đồng hóa dân tộc ta là điều mà TQ hướng đến
B. Những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.
a. Kinh Tế
+ Trong nông nghiệp:
+ Trong thủ công nghiệp, thương mại:
- Có sự chuyển biến đáng kể
- Nghề cũ như rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ tráng sức phát
triển hơn
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh
- Đường giao thông thủy, bộ giữa các quận, vùng hình thành.
b. VH - XH
+ Một mặt ta tiếp thu và “ Việt hóa” những yếu tố tích cực của văn hóa
Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.
+ Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán: nhuộm
răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền phương Bắc rất gay gắt.
Tuy nhiên các triều đại Phương Bắc không thể khống chế nổi các làng
xóm người Việt dù tăng cường việc cai trị trực tiếp tới các cấp huyện,
tổ chức đơn vị hành chính đến cấp hương, xã. => Làng xóm là nơi lưu
giữ văn hóa do người đứng đầu là người Việt, còn giữ được bản sắc dân
tộc cũng như là cái nôi cho các cuộc đấu tranh giành độc lập.

=> Nhân dân ta không bị đồng hóa

C. Các cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X.

Năm Khởi Nghĩa Diễn biến Kết quả Ý nghĩa


- Lãnh đạo

40 Hai Bà Bắt đầu ở Hát Môn ( Phú Thọ, Hà Kết thúc thắng lợi, - Khôi phục được nền độc
Trưng - Tây) - được đông đảo nhân dân Trưng Trắc đóng đô lập, là cuộc KN đầu tiên
Trưng Trắc nhiệt liệt hưởng ứng → Lan ra Mê ở Mê Linh; Độc lập thời Bắc Thuộc
& Trưng Nhị Linh → Cổ Loa → Luy Lâu trong thời gian ngắn - Thể hiện tinh thần yêu
= tương đương 3 nước và khẳng định vai trò
năm của người phụ nữ

542 Lý Bí Xuân 542, oán hận chế độ bóc lột, 544, Lý Bí lên ngôi - Cuộc khởi nghĩa đã trở
Lý Bí liên kết hào kiệt các châu vua, đặt quốc hiệu thành biểu tượng cho tinh
thuộc miền Bắc → khởi Vạn Xuân thần đấu tranh anh dũng vì
nghĩa .Chưa đầy ba tháng, nghĩa mục tiêu hàng đầu là độc
quân ta đã đánh chiếm châu thành lập, tự chủ của người Việt.
Long Biên ( Bắc Ninh) - Để lại những bài học quý
báu về tinh thần kháng
chiến kiên trì, cách đánh du
kích cho lịch sử dân tộc
Việt Nam.

905 Khúc Thừa 905, nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Năm 907, Khúc Hạo - Tạo nhiều chính sách có
Dụ Tống Bình lúc nhà Đường suy lên thay, giành độc lợi cho dân
yếu và giành quyền tự chủ lập và là nền móng - Là bước đầu cho nền độc
cho chiến thắng lập hoàn toàn năm 938
Sông Bạch Đằng
năm 938.

938 Sông Bạch Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Đại thắng, Ngô - Mở ra kỷ nguyên độc lập
Đằng - Công Tiễn do Công Tiễn giết hại Quyền Đại thắng, sau 1000 năm đô hộ
Ngô Quyền để đoạt chức Tiết độ sứ → Công Ngô Quyền xưng - Kế sách, chiến lược thông
Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán → vương và đóng đô ở minh
Nhà Nam Hán xâm lược → Ngô Cổ Loa
Quyền tiến quân vào thành Đại La
rồi giết KCT → đóng cọc sông
Bạch Đằng rồi đại thắng

2. Chủ đề: nước Việt Nam giai đoạn phong kiến độc lập
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam (TK X- TK
XVIII).
Thời kỳ Chính trị Kinh tế Văn hóa - giáo dục Xã hội

Thời - Thế kỷ VII TCN- II - Nông nghiệp trồng lúa - Tín ngưỡng: Đa - Quan hệ vua tôi
kỳ  dựng TCN nhà nước Văn Lang nước. Thủ công nghiệp: thần. Đời sống tinh gần gũi, hòa dịu
nước đầu - Âu Lạc thành lập ở Bắc dệt, gốm, làm đồ trang thần phong phú, đa
tiên  VII Bộ => Bộ máy nhà nước sức. Đời sống vật chất dạng, chất phát,
TCN - II quân chủ còn sơ khai. Thế đạm bạc, giản dị, thích nguyên sơ.
TCN kỷ II T.CN ở Nam Trung ứng với tự nhiên.
Bộ, quốc gia cổ Lâm Ấp,
Chăm Pa ra đời. Thế kỷ I
TCN quốc gia Phù Nam
ra đời ở Tây Nam Bộ.

3 - Tổ chức nhà nước quân - Nhà nước quan tâm - 1070 giáo dục Đại - Quan hệ xã hội
Giai đoạn chủ phong kiến ra đời => đến sản xuất nông Việt ra đời. Nho giáo, chưa phát triển
đầu của thời Thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ nghiệp. Thủ công Phật giáo thịnh hành. thành mâu thuẫn
kỳ phong máy Nhà nước từ trung nghiệp và Nho giáo ngày càng đối kháng
kiến độc lập ương đến địa phương. thương  nghiệp  phát được đề cao. Văn hóa
X – XV. triển. Đời sống kinh tế chịu ảnh hưởng các
(Đỉnh cao) của nhân dân được ổn yếu tố bên ngoài song
định. vẫn mang đậm đà bản
sắc dân tộc.

Giai đoạn - Chiến tranh phong kiến - Thế kỷ XVII kinh tế - Nho giáo suy - Giữa thế kỷ
đất nước bị nên đất nước chia cắt làm phục hồi. Nông nghiệp: thoái, Phật giáo được XVIII chế độ
chia cắt XVI 2 miền: Đàng Trong Đàng ổn định và phát triển phục hồi. Đạo Thiên phong kiến ở hai
- XVIII Ngoài với 2 chính quyền nhất là ở Đàng Trong. chúa được truyền bá. Đàng khủng
riêng. Nền quân chủ Kinh tế hàng hóa phát - Văn hóa tín hoảng dẫn đến
không còn vững chắc như triển mạnh (Thăng ngưỡng dân gian nở phong trào nông
trước. Long với 36 phố rộ. dân bùng nổ, tiêu
phường); giao lưu với - Văn hoá dân gian biểu là phong trào
nước ngoài mở rộng tạo phát triển mạnh. nông nhân Tây
điều kiện cho các đô thị - Giáo dục tiếp tục Sơn.
hình thành, hưng khởi. phát triển song chất
lượng suy giảm.

Việt Nam - Năm 1802 nhà Nguyễn - Chính sách “đóng - Độc tôn Nho giáo. - Sự cách biệt
nửa đầu thế thành lập duy trì bộ máy cửa” của nhà Nguyễn Văn hóa giáo dục có giữa các giai cấp
kỷ XIX nhà nước quân chủ hạn chế sự phát triển những đóng góp đáng càng lớn, mâu
chuyên chế phong kiến. của nền kinh tế. Kinh tế kể. thuẫn xã hội tăng
(Mở rộng,
Song nền quân chủ phong Việt Nam trở nên lạc cao, phong trào
không học)
kiến đã bước vào khủng hậu, kém phát triển. đấu tranh của
hoảng suy vong. nhân dân liên tục
bùng nổ.

- Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc (TK X- TK XVIII).
Tên cuộc chiến Vương Lãnh đạo >< Diễn biến - Kết quả - Ý nghĩa
triều (thời Xâm lược
gian)

Trận Bạch Đằng 938 Ngô Quyền >< - Đóng cọc trên sông Bạch Đằng → dụ quân địch
Nam Hán vào bẫy → giết địch → quân ta giành lấy thắng lợi.
Ý nghĩa:
- Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ sau hàng nghìn năm
Bắc thuộc.

Kháng chiến chống 980 - 981 Lê Hoàn >< nhà - Chặn đường thủy của địch → cọc trên sông Bạch
Tống lần I Tống Đằng cầm chân địch.
- Trận đánh dài 2 tháng → kết thúc thắng lợi.
Ý nghĩa:
- Khẳng định nền độc lập không bị mất đi, đánh tan
âm mưu xâm lược của nhà Tống.

Kháng chiến chống 1075 - 1077 Lý Thường Kiệt - Lý Thường Kiệt chủ trương đánh lùi quân Tống
trước khi quân Tống đánh tới. (tiên hạ thủ vi cường).
Tống lần II >< nhà Tống
- Chiến thắng sông Như Nguyệt.
Ý nghĩa:
- Đập tan ý chí xâm lược của giặc.
- Thể hiện ý chí và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ,
dũng cảm của tất cả các tầng lớp nhân dân trong sự
nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

Kháng chiến chống 1258 - 1288 Trần Quốc - Chiến thuật vườn không, nhà trống → chiến
quân Mông - Tuấn >< quân thắng quân Mông - Nguyên.
Nguyên Mông - Nguyên Ý nghĩa:
- Đánh tan âm mưu lâm le xâm lược sau 3 lần kháng
chiến đánh đuổi quân Mông - Nguyên.

Khởi nghĩa Lam 1418 - 1427 Lê Lợi >< Nhà - Lực lượng chênh lệch, lâm vào khó khăn → Lê Lợi
Sơn Minh xin giảng hòa → củng cố lực lượng, cắt đứt giảng
hòa → quân ta tiến đánh → chiến thắng.
Ý nghĩa:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà
Minh.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước,
dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

Kháng chiến chống 1785 Quang Trung - Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
Xiêm (Nguyễn Huệ) Ý nghĩa:
- Một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy
>< quân Xiêm
nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ
mới với chiến thuật “ Điệu hổ ly Sơn”
→ Phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật
khởi của cả dân tộc.

Kháng chiến chống 1789 Quang Trung - Diệt đồn tiền tiêu của địch → vây đánh đồn Hà Hồi
Thanh (Nguyễn Huệ) → đánh đồn Ngọc Hồi → tiến vào thành Thăng
Long → giành thắng lợi.
>< quân Thanh
Ý nghĩa:
- Nghĩa quân thắng lợi vẻ vang, tiêu diệt hoàn toàn
quân xâm lược Mãn Thanh. Giành lại nền độc lập tự
do cho dân tộc, lật đổ âm mưu xâm lược của giặc.

3. Chủ đề: cách mạng công nghiệp ở châu Âu và những thành tựu khoa học kĩ thuật
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản
xuất thau thế cho lao động thủ công.
- Là cuộc cách mạng kỹ thuật của Chủ Nghĩa Tư Bản nhằm tạo ra một năng suất lao
động cao hơn, củng cố nền tảng của chế độ mới.
- Anh là nước mà cách mạng công nghiệp được tiến hành đầu tiên (do cách mạng tư
sản nổ ra sớm) rồi lan ra khắp thế giới. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII
đến những năm 40 thế kỉ XIX.
- Nước Anh vốn có: nguồn vốn khổng lồ, nhân công sẵn có, kĩ thuật phát triển =>
Nước Anh là quê hương của cách mạng công nghiệp

Thời Gian Tên Phát Đặc điểm Người sáng chế


Minh
1764 Máy kéo sợi Hỗ trợ hiệu quả cho nền công nghiệp dệt vải bông. Sử Giêm Ha-gri-vơ
Gien-ni dụng được 16-18 cọc do 1 công nhân thay vì 1 cọc/
công nhân như kỹ thuật quay tay truyền thống.

1769 Máy kéo sợi Chạy bằng sức nước, sợi kéo chắc hơn nhưng lại thô. Ác-crai-tơ
( kết hợp và tận dụng ưu điểm của cả hai máy kéo thì
1779, Crôm-tơ cải tiến máy kéo với kỹ thuật cao hơn,
sợi nhỏ và chắc, vải dệt ra đẹp và bền)

1785 Máy dệt chạy Tăng năng suốt lên 40 lần so với dệt tay. Tuy nhiên các Ét-mơn Các-rai
bằng sức nhà máy phải xây ở nơi gần kề bờ sông, xa trung tâm
nước dân cư và về mùa đông thì nước bị đóng băng, chuỗi sản
xuất dừng lại.

1784 Máy hơi nước Chạy bằng hơi nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các Giêm Oát
nhà máy có thể mọc lên tùy ý chứ không còn phụ thuộc
vào vị trí gần bờ sông rất bất tiện như máy chạy bằng
sức nước.

Đầu XIX Tàu thủy và Đầu máy chạy bằng hơi nước.
xe lửa Nhiều sức chứa hơn và không phụ thuộc vào sức kéo
của súc vật ( xe ngựa, xe bò,..)

- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Lĩnh vực vật lý:
- Phát minh về điện: ứng dụng nguồn năng lượng mới.
- Thuyết electron: "Nguyên tử không phải phần nhỏ nhất của vật
chất".
- Phát hiện về phóng xạ: tìm kiếm năng lượng hạt nhân.
- Tìm hiểu cấu trúc của vật chất: tìm hiểu thế giới bên trong của nguyên tử.
- Tia X (1895): chẩn đoán chính xác bệnh tật, hướng đi đúng điều trị sức khoẻ của con
người.
Lĩnh vực hóa học:
- Nhà bác học người Nga Men-đê-lê-ép đã đặt cơ sở có sự phân hạng các nguyên tố hóa
học.
Lĩnh vực sinh học:
- Học thuyết tiến hóa Darwin
- Chế tạo vaccine chống bệnh chó dại của Louis Pasteur ( 1822-1895 ).
- Pavlov (Nga) nghiên cứu hoạt động hệ thần kinh cao cấp của động vật và người
(1849-1936).
- Kỹ thuật luyện kim cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh đã đẩy
nhanh quá trình sản xuất thép, tuốc bin được dùng để cung cấp điện năng.
- Khai thác dầu hỏa dùng để thắp sáng và cung cấp nhiên liệu cho giao thông vận tải.
Những sáng kiến về kĩ thuật
- Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, phát triển -> Thúc đẩy khai thác than
- Sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh -> Đẩy nhanh quá trình sản xuất thép
- Nhà máy điện hoạt động -> Sử dụng năng lượng điện rộng rãi
- Khai thác dầu hỏa ->Thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho gtvt
- Công nghiệp hóa học ra đời -> Phục vụ ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ
- Phát minh ra máy điện tín -> Liên lạc càng xa và nhanh
- Phát minh ra động cơ đốt trong -> Xe ô tô được đưa vào sử dụng
- Chuyến bay thử nhờ sức mạnh của động cơ bằng xăng -> Ngành hàng không ra đời
- Sử dụng nhiều máy móc: máy kéo, máy gặt, máy đập -> Canh tác được cải tiến, chế độ
luân canh thay thế chế độ hưu canh -> Nâng cao năng suất cây trồng
Tác động, ý nghĩa:
Kinh tế
- Khoa học và kỹ thuật bổ trợ cho nhau cùng phát triển
- Mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất => sản lượng công nghiệp tăng
lên nhanh chóng
Xã hội
- Làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước
tiến mới của chủ nghĩa tư bản
Tiêu cực:
- Nhiều người bị mất việc làm
- Công việc yêu cầu trình độ cao hơn
- Yêu cầu vốn đầu tư/mạo hiểm hơn
- Lương bổng của người dân giảm vì đã có sự hỗ trợ của máy móc, lượng công việc
giảm.
- Một số thí nghiệm là chất xúc tác cho một trong những công cụ tàn ác nhất thế giới:
hạt nhân, bom nguyên tử
Tích cực: đặt nền móng cho những quá trình nghiên cứu vĩ đại hơn, có tầm ảnh hưởng lớn
hơn; mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân

III. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP


1. Em hãy nêu chính sách cai trị của chính quyền phương Bắc. Vì sao người Việt vẫn
giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?
Chính trị: Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy,
Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện => Sáp
nhập Việt Nam vào Trung Quốc, xóa sổ Việt Nam khỏi bản đồ thế giới.
Kinh tế: Chính sách bóc lột về kinh tế
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Văn hóa - xã hội:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng
trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay
đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Nhân dân ta không bị đồng hóa vì:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung
Hoa.
- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng
đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy
tiếng Hán.
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời,
đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân
ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
2. Hãy cho biết những chuyển biến trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời
Bắc thuộc. Nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển biến đó?
Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng
như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kỹ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức
được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
Về văn hóa, xã hội:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung
Hoa như ngôn ngữ, văn tự.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ
phương Bắc.
=> Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền
đô hộ đối với nhân dân ta và tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập về văn hóa của nhân
dân ta.
3. Em hãy vẽ timeline thể hiện tiến trình hình thành và phát triển của các triều đại
phong kiến Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII. Theo em, triều đại
phong kiến nào phát triển thịnh trị nhất? Giải thích.
(Ở trên đã ghi)
4. Thế nào là cách mạng công nghiệp? Em hãy liệt kê các thành tựu của cuộc cách
mạng công nghiệp. Theo em, cuộc cách mạng này đã tác động tích cực hay tiêu cực
đến sự phát triển của kinh tế- xã hội của nhân loại?
(Ở trên đã ghi)
Lưu ý: Câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo cho DẠNG CÂU HỎI được thể hiện trong
đề kiểm tra với các mức độ khác nhau. Chúc các bạn thi tốt!

You might also like