You are on page 1of 2

1 Nhà Lý thành lập

-Năm 1009: Lý Công Uẩn lên ngôi (niên hiệu là Lý Thái Tổ)
-Năm 1010: Rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long
-Năm 1054: Đổi tên đất nước thành Đại Việt
2 Tình hình chính trị
a) Tổ chức chính quyền
- Xây dựng chính quyền từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 24 lộ,
phủ
b) Xây dựng luật pháp, quân đội
- Bộ Hình thư ban hành năm 1042 là bộ luật thành văn đầu tiên của đất nước
- Quân đội huấn luyện chu đáo, chia thành 2 bộ phận
+ Cấm quân: bảo vệ nhà vua
+ Quân địa phương: chọn từ các làng xã, bảo vệ các lộ, phủ
- Thi hành chính sách ‘ngụ binh ư nông’
c) Chính sách đối nội. đối ngoại
- Thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo, kiên quyết trấn áp thế lực mưu đồ
tách khỏi Đại Việt.
- Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, dẹp cuộc tấn công của Chăm-pa, giúp quan
hệ 2 nước trở lại bình thường.
3 Tình hình kinh tế, xã hội
a) Kinh tế
- Nông nghiệp: Thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như
+ Ngự binh ư nông
+ Cày ruộng tịch điền
+ Bảo vệ trân bò, khai khẩn đất hoang, …
- Thủ công nghiệp: khá phát triển, gồm 2 bộ phận
+ Nhà nước: đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa, phẩm phục của triều đình)
+ Nhân dân: đồ trang súc, giấy, đúc đồng, ươm tơ, dệt lụa, …
- Thương nghiệp: hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hoá
b) Xã hội
- Có xu hướng phân hoá
- Tầng lớp quý tộc(vua quan) có nhiều đặc quyền. Số ít dân thường nhiều ruộng đất
trở thành địa chủ. Nông dân chiếm đa số, nhận ruộng đất để cày cấy và nộp thuế.
4 Tình hình văn hoá, giáo dục
a) Tôn giáo
- Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi. Nho giáo được mở rộng và có vai
trò trong xã hội. Đạo giáo khá thịnh hành, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm có giá trị (Chiếu
rời đô, Nam quốc sơn hà, …)
- Hát chèo, múa rối nước phát triển. Các trò dân gian (đá cầu, đua ngựa, đấu
thuyền, …) được ưa chuộng
- Một số công trình quy mô tương đối lớn như: Cấm thành, chùa Một Cột, …
c) Giáo dục
- Chú trọng việc học tập, thi cử để bổ sung vào bộ máy chính quyền.
- Năm 1070: dựng Văn Miếu
- Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên
- Năm 1076: Quốc Tử Giám thành lập

KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG


1 Giai đoạn 1(1075)
-Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy lãnh đạo
- Chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào đất Tống
- Sau 42 ngày, hạ được thành Ung Châu, nhanh chóng rút về chuẩn bị phòng
tuyến
2 Giai đoạn 2
a) Chuẩn bị kháng chiến
- Hạ lệnh tù trưởng dân tộc ít người bố trí quân đánh chặn
- Bố trí thuỷ binh ở vùng Đông Bắc để chặn thuỷ binh của địch
- Xây dựng phòng tuyến kiên cố bờ nam sông Như Nguyệt
b) Cuộc chiến trên phòng tuyến song Như Nguyệt
- Năm 1077, quân Tống chia làm 2 đạo tiến vào Đại Việt do Quách Quỳ chỉ
huy.
- Trên đường tiến vào Thăng Long, bị chặn đứng trước phòng tuyến song
Như Nguyệt.
- Quân thuỷ do Hoà Mẫu chỉ huy bị chặn đánh liên tiếp, không tiến sâu được
- Quách Quỳ nhiều lần tìm cách vượt sông nhưng đền bị đẩy lùi.
- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định tấn công lớn, quân giặc thua
to, lâm vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng.
- Lý Thường Kiệt chủ động ‘giảng hoà’, Quách Quỳ chấp nhận, rút quân về
nước.

You might also like