You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 6

(CHỈ DÀNH CHO LỚP 6B VÀ 6C)

Họ và tên học sinh:…………………………………………………. Lớp:…………….


I – PHẠM VI ÔN TẬP
Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh
tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Trắc nghiệm 100%
- Môn Địa lý: 10 câu
- Môn Lịch sử: 20 câu
- Tổng số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu.
III – THỜI GIAN KIỂM TRA
- Môn Lịch sử và Địa lý kiểm tra vào tiết Sử thứ 6 ngày 15/4/2022
- Kiểm tra trên lớp đối với học sinh học trực tiếp.
- Đối với các học sinh học online, giáo viên sẽ gửi đề bản word trên Zoom. Học sinh
làm bài và gửi cho thầy Nghĩa qua zalo: 0368878924 hoặc email:
hathanhcusi@gmail.com. Học sinh cố gắng gửi ngay sau khi hết giờ làm bài, không
được gửi muộn. (Tuy nhiên, nếu có nhiều thời gian, thầy sẽ cố gắng làm đề trên google
form thì sẽ thuận tiện cho các bạn nhất).
IV – NỘI DUNG ÔN TẬP
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến
kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Chính sách cai trị về chính trị
- Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

1
- Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.
- Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.
- Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.
- Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
- Nắm độc quyền về sắt và muối.
c. Chính sách cai trị về văn hóa
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.
- Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán.
- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc
a. Những chuyển biến về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.
+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ
thuật chiết cành...
- Trong thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...
b. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa
- Về xã hội:
+ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
+ Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Về văn hóa:
+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.
+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá
vào ngày càng nhiều.

2
Bài 15 : Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên
đến thế kỉ X)
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân:
+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt
cực khổ.
+ Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.
- Diễn biến chính:
+ Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa..
+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh Luy Lâu.
+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự
kiên cường nhưng cuối cùng bị dập tắt.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
+ Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống
của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.
+ Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức,
Nhật Nam,… khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
+ Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại núi Tùng.
- Ý nghĩa:
+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của người phụ
nữ Việt Nam nói riêng.

3
+ Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc
thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III - V.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời
sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Giao Châu.
+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa
sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, quân Lương xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc
kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi,
Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
+ Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân
Việt Nam.
+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách
đánh du kích…
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng
a. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Nguyên nhân:chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống
của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Hoan Châu rồi
nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước.
+ Quân khởi nghĩa tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải
phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.
+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
4
b. Khởi nghĩa Phùng Hưng:
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời
sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường
Lâm.
+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành
Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO


Câu 1: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương
Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Sử dụng chế độ tô thuế.
B. Bắt cống nạp sản vật.
C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
D. Cướp đất để lập đồn điền cao su.
Câu 2: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ.
B. nô tì với địa chủ, hào trưởng.
C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.
D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.
Câu 3: Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập.
5
C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển.
D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
Câu 4: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc.
C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các
triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam.
B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc.
C. Cử quan lạo người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.
D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.
Câu 6: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách
bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
B. Thu tố thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. 
C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu.
D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su.
Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi
phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.
B. Khai hóa văn minh cho người Việt.
C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt.
Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Việt Nam?
A. Đúc đồng.
B. Rèn sắt.

6
C. Làm thủy tinh.
D. Làm đồ gốm.
Câu 9: Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã, địa phương là ai?
A. Vua người Hán.
B. Thứ sử người Hán.
C. Thái thú người Hán.
D. Hào trưởng người Việt.
Câu 10: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được
gọi là
A. Tiết độ sứ.
B. Thái thú.
C. Thứ sử.
D. Hào trưởng.
Câu 11: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp châu được
gọi là
A. Tiết độ sứ.
B. Thái thú.
C. Thứ sử.
D. Hào trưởng.
Câu 12: Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung
ương đến địa phương?
A. Châu → quận → huyện → làng, xã.
B. Quận → châu → huyện → làng, xã.
C. Quận → huyện → châu → làng, xã.
D. Làng, xã → huyện → quận → châu.
Câu 13: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng 
A. sắt. 
B. thiếc. 

7
C. đồng đỏ. 
D. đồng thau. 
Câu 14: Từ đầu Công nguyên, các triều đại phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ
Hán tại các
A. làng. 
B. quận. 
C. xã. 
D. chiềng, chạ. 
Câu 15: Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào? 
A. Lạc hầu, địa chủ Hán. 
B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt. 
C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc. 
D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc. 
Câu 16:  Địa danh nào dưới đây là trị sở của chính quyền đô hộ nhà Hán trong các thế
kỉ đầu thời Bắc thuộc?
A. Thành Cổ Loa.
B. Thành Luy Lâu.
C. Thành Vạn An.
D. Thành Phú Xuân.
Câu 17: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam là
A. Thứ sử.
B. Thái thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 18: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc?
A. Nghề rèn sắt.
B. Nghề đúc đồng.

8
C. Nghề làm giấy.
D. Nghề làm gốm.
Câu 19: Nhà Đường chia Việt Nam thành nhiều châu, trực thuộc
A. An Bắc đô hộ phủ.
B. An Nam đô hộ phủ.
C. An Tây đô hộ phủ.
D. An Đông đô hộ phủ.
Câu 20: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
A. Chia Âu Lạc thành nhiều quận, trực thuộc An Nam đô hộ phủ.
B. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
C. Cử quan lại người Hán cai trị đến tận cấp làng, xã.
D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
Câu 21:  Năm 179 TCN, Việt Nam bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm
chiếm?
A. Nhà Triệu.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Đường.
Câu 22: Nhà Hán chia Việt Nam làm 3 quận là
A. Nam Việt, Giao Chỉ, Giao Châu.
B. Tượng Lâm, Nhật Nam, Giao Chỉ.
C. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
D. Cửu Chân, Châu Giao, Tượng Lâm.
Câu 23: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các chính quyền phong kiến phương Bắc
thực hiện việc tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới tận cấp
A. châu.
B. quận.
C. huyện.

9
D. làng, xã.
Câu 24: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc diễn ra trong khoảng thời gian nào dưới đây?
A. 179 TCN – 938.
B. 208 TCN – 905.
C. 111 TCN – 938.
D. 280 TCN – 905.
Câu 25: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục
theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Khai hóa văn minh cho người Việt.
B. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa.
C. Bảo tồn và phát triển văn hóa của người Việt.
D. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 26: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt
Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X đều nhằm thực hiện âm mưu
A. sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ của chúng.
B. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 27: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng chính sách cai trị về kinh tế của các
triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Nắm độc quyền về sắt và muối.
B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
C. Cho phép người Việt sản xuất muối và sắt.
D. Bắt người Việt cống nạp các sản vật quý.
Câu 28: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
B. Nhà nước Văn Lang ra đời và bước đầu phát triển.
C. Văn Lang trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

10
D. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh.
Câu 29: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong
thời Bắc thuộc?
A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
B. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.
C. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.
D. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp.
Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam.
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân Việt Nam.
Câu 31: Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán.
C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô.
D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.
Câu 32: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng?
A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam.
B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 33: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở
A. Luy Lâu.
B. Cổ Loa.
C. Mê Linh.

11
D. Phong Châu.
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân
sâu xa nào?
A. Bà Triệu là người có sức khỏe, có mưu lớn.
B. Bà Triệu là người giàu mưu trí.
C. Ách cai trị hà khắc của nhà Đường khiến người Việt cực khổ.
D. Mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ nhà Ngô.
Câu 35: Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Lương.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Đường.
Câu 36: Năm 544 đánh dấu sự ra đời của nhà nước
A. Vạn Xuân.
B. Văn Lang.
C. Âu Lạc.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 37: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Đấu tranh chống lại ách đô hộ của chính quyền nhà Hán.
C. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho nhân dân Việt Nam.
D. Giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 38: Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
và Phùng Hưng là gì?
A. Ách cai trị hà khắc của nhà Lương khiến người Việt cực khổ.
B. Chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
C. Nhà Ngô thi hành chính sách vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.

12
Câu 39: Vị anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là "Bố Cái đại
vương"?
A. Phùng An.
B. Mai Thúc Loan.
C. Phùng Hưng.
D. Lý Bí.
Câu 40: Năm 542, Lý Bí tập hợp nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống ách đô
hộ của nhà
A. Lương.
B. Ngô.
C. Hán.
D. Đường.
Câu 41: Bà Triệu lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống quân
A. Lương.
B. Ngô.
C. Hán.
D. Đường.
Câu 42: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo?
A. Bà Triệu. 
B. Hai Bà Trưng.
C. Lý Bí. 
D. Mai Thúc Loan. 
Câu 43: Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của
A. Hai Bà Trưng. 
B. Lý Bí.
C. Mai Thúc Loan.
D. Phùng Hưng.
Câu 44: Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống quân

13
A. Lương.
B. Ngô.
C. Hán.
D. Đường.
Câu 45: Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam
do Lý Bí lãnh đạo?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Giành và giữ chính quyền tự chủ trong khoảng 60 năm.
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước Việt Nam.
D. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

…………… HẾT ……………


CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO!

14

You might also like