You are on page 1of 5

1.

Thành tựu văn minh cổ đại Việt Nam – công cụ lao động trên cơ sở phát triển luyện
kim đồng thau
Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nông nghiệp lúa nước. Trên cơ sở phát
triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày càng được sản xuất nhiều hơn và có nhiều
hình dạng hơn. Khảo cổ học đã tìm thấy gần 200 lưỡi cày đồng ở nhiều địa phương khác nhau
trên đất Bắc, có hình cánh bướm , hình thoi, hình tam giác .v.v.... Lưỡi cày đồng ra đời đã thúc
đẩy nền nông nghiệp dùng cày phát triển. Câu "Ruộng lạc, theo nước thuỷ triều lên xuống mà
làm" của Giao Châu ngoại vực kí chứng tỏ rằng người Việt cổ đã có được phương thức làm
ruộng nước ở ven sông, ven biển, tránh những ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Lịch nông nghiệp
đã hình thành.
Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao. Người ta không chỉ sản xuất được
nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần công thức hoá tỉ lệ các chất kim loại trong hợp
kim đồng thau tuỳ theo công dụng của sản phẩm như tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau là 80 -
90% đồng, 10 - 20% thiếc, nhưng khi đúc mũi tên, mũi giáo thì người ta tăng tỉ lệ thiếc. Về sau,
người ta lại biết cho thêm chỉ vào để tăng độ mềm. Kĩ thuật nung cũng tiến bộ, từ 8000C của lò
gốm tăng lên 1200 - 12500C ở lò luyện kim.
Trên cơ sở phát triển kĩ thuật kim đồng thau, người Việt cổ đã sáng tạo ra nghề nấu sắt bằng
phương pháp hoàn nguyên. Từ việc nung quặng để có được sắt xốp, người ta tiếp tục nung đỏ
lên, rèn dập nhiều lần để có được sắt chín cần cho việc làm công cụ. Chiếc rìu sắt đúc tìm được
trong một ngôi mộ thuộc di chỉ Đông Sơn (Thanh Hoá) chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết đúc
gang.
Khi công cụ lao động phát triển bước tiến mới giúp người Việt cổ có thể dễ dàng hơn trong
việc canh tác lúa nước, năng suất ngày càng được nâng cao, đảm bảo nguồn lương thực cho đời
sống của cư dân. Theo truyền thuyết Nỏ thần của An Dương Vương hay với tên gọi khác là nỏ
Liên Châu. Điều đó chứng minh việc kỹ thuật luyện kim ra đời đã góp phần đáng kể cho các
công cụ lao động phát triển giúp cải thiện đời sống định cư của người dân và chiến tranh bảo vệ
đất nước.
2. Một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội thời kỳ Bắc thuộc – vấn đề đồng hóa người
Hán và người Việt (Hán hóa và Việt hóa).
Về vấn đề Hán hóa
Trong suốt thời gian Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã thực hiện nhiều chính
sách đồng hóa người Việt bao gồm các chính sách như chính sách cai trị trực tiếp, chính sách di
dân, chính sách văn hóa.
Chính sách cai trị trực tiếp: Các triều đại phong kiến Trung Hoa đã đặt các cơ quan cai trị
trực tiếp từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Các cơ quan này đã thực hiện việc quản lý, kiểm
soát người Việt trên mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa. Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt
một chức điển sứ để cai quản, thu cống phú và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiến
đóng. Dưới quận, các liên minh bộ lạc cũ vẫn được giữ nguyên, do đó việc đồng hóa không hoàn
toàn hiệu quả.
Chính sách di dân: Một thực trạng xã hội dưới thời Bắc thuộc rất đáng chú ý là sự di dân từ
phương Bắc vào đất nước ta ngày càng nhiều. Các triều đại phương Bắc đã đưa hàng vạn người
Hán đến Việt Nam, chủ yếu là tội nhân, dân nghèo, và quân lính. Những người Hán này được
giao đất đai, ruộng vườn, và được hưởng nhiều đặc quyền ưu đãi. Điều này đã làm thay đổi cơ
cấu dân cư của Việt Nam, khiến cho người Hán ngày càng đông và chiếm ưu thế. Người Hán đã
dần dần chiếm một số lượng lớn trong dân cư người Việt.
Ngoài bộ máy quan lại phong kiến phương Bắc từ cấp bộ, quận xuống đến huyện ngày càng
được bổ sung, tăng cường hết sức đông đảo, còn có cả gia đình, họ hàng, của những quan lại
phương Bắc đã sang lập nghiệp lâu dài ở Âu Lạc cũ. Từ cuối đời Đông Hán, đầu đời Tam quốc
rồi cuối đời Tây Tấn, do loạn lạc ở Trung Quốc, nhiều người Hán đã vượt biên giới sang nước ta
làm ăn sinh sống. Dựa vào thế lực của chính quyền, một số người đã lấn chiếm ruộng đất của các
làng xã, gia nhập hàng ngũ giai cấp bóc lột và thống trị. Nhiều nông dân công xã tự do bị phá sản
trở thành nông dân tá điền lệ thuộc các địa chủ Hán tộc. Tuy nhiên, do sinh sống lâu dài, trải qua
nhiều thế hệ, nhiều quý tộc, quan lại, dân Hán lập nghiệp ở nước ta đã bị Việt hoá. Người Hán
Việt hóa ngày càng đông đảo, trở thành một bộ phận của tầng lớp phong kiến bản địa sau này.
Chính sách văn hóa như áp đặt hệ thống chữ viết Hán, truyền bá Nho giáo và xóa bỏ các
phong tục tập quán của người Việt thay thế bằng phong tục tập quán của người Hán.
Bên cạnh đó, chính quyền đô hộ cũng thực hiện nhiều biện pháp cưỡng ép người Việt phải
thay đổi ngôn ngữ, văn hóa, và phong tục tập quán theo người Hán. Người Việt bị bắt buộc phải
học chữ Hán, sử dụng tiếng Hán, và tuân theo luật pháp, phong tục tập quán của người Hán.
Những người Việt nào không tuân theo sẽ bị đàn áp, thậm chí là giết chết.
Nhà Hán đã thực hiện một số biện pháp để truyền bá Nho giáo và chữ Hán vào nước ta như
mở trường dạy chữ Hán, đào tạo một số nho sĩ người bản địa. Chữ Hán được sử dụng làm chữ
viết chính thức, điều này đã gây khó khăn cho người Việt trong việc tiếp cận với tri thức và văn
hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hàng loạt người phương Bắc từ nhiều nguồn “một làn sóng
sĩ phu di cư sang Giao Chi. Đây là lực lượng không chỉ giúp chính quyền Giao Châu trong việc
quản lý, hành chính mà còn góp phần truyền bá tư tưởng Nho giáo trong xã hội” . Số người này
đã mang theo phương thức sinh hoạt, văn hóa, chữ Hán và một số phong tục tập quán Hán du
nhập vào nước ta.
Chính quyền phương Bắc muốn thúc đẩy việc đô hộ, đồng hóa dân tộc ta bằng phương thức
đẩy mạnh việc phổ biến chữ Hán và đạo Nho trên đất nước ta. Tuy vậy, đạo Nho và chữ Hán chỉ
được truyền bá và phát triển trong “bộ phận quan lại và tầng lớp trên của xã hội. Nho giáo ít
nhiều cũng đã thâm nhập vào xã hội nước ta. Nhưng đại bộ phận nhân dân sống trong các làng
xã cổ truyền ít có điều kiện để tiếp thu chữ Hán và đạo Nho. Bởi vậy, nhìn chung, về cơ bản
những phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc vốn được hình thành từ buổi đầu dựng nước và
giữ nước vẫn được giữ gìn lâu dài suốt thời bị đô hộ.
Bên cạnh Nho giáo còn có Phật giáo được Hán hóa. Tuy nhiên khi được truyền bá vào nước
ta, những yếu tố tiêu cực của Phật giáo trong việc mị dân nhân dân, từ bỏ đấu tranh để giành lại
độc lập dân tộc không có kết quả. Nhân dân ta dù theo Phật giáo, Nho giáo hay Đạo giáo vẫn tích
cực tham gia vào công việc đấu tranh lật đổ nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Tóm lại, các
luồng tư tưởng như Nho giáo, các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo từ nhiều con đường truyền bá
vào đất nước ta trong thời điểm này. Để có được sức sống lâu bền, phát triển ờ đất nước ta, các
tôn giáo, các luồng tư tưởng phải tuân theo một quy luật hòa đồng với các tín ngưỡng dân gian
bản địa và ở một mức độ nhất định phải trung hòa với nhau. Trong quá trình phát triển này, các
tôn giáo, các luồng tư tường đều có những mặt tích cực được phát huy và có những mặt tiêu cực
ảnh hưởng đến xã hội người Việt.
Dù chịu nhiều áp lực đồng hóa, nhưng người Việt vẫn không bị đồng hóa hoàn toàn do có
tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc mạnh mẽ và kiên cường đấu tranh để bảo vệ độc lập,
tự chủ của dân tộc. Ngoài ra người Việt còn có nền văn hóa riêng, khác biệt với nền văn hóa của
người Hán và đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của Trung Hoa, đồng thời vẫn giữ
gìn bản sắc văn hóa của mình.
Về vấn đề Việt hóa
Trong bối cảnh diễn ra sự giao thoa giữa hai luồng văn hóa Hán và Việt, người Hán đã tiếp
thu một số nét văn hóa của người Việt, trong khi người Việt cũng tiếp thu một số nét văn hóa của
người Hán.
Sau khi di dân đến các bộ lạc người Hán tiếp thu những văn hóa, bản sắc của người Việt
không tránh khỏi những ảnh hưởng từ thói quen, sinh sống giữa cả cộng đồng người Việt. Người
Hán bắt đầu sử dụng một số từ ngữ tiếng Việt trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, họ kết
hôn, sinh con và định cư trên đất nước người Việt. Nhiều người Hán di dân đến Việt Nam đã kết
hôn với người Việt bản địa.
Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự giao thoa văn hóa giữa người Hán và người
Việt là sự tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ của nhau. Người Hán di dân đến Việt Nam đã học tiếng
Việt để giao tiếp với người Việt bản địa. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của chữ Nôm, một
loại chữ viết dựa trên hệ thống chữ tượng hình của Hán ngữ nhưng sử dụng âm Hán Việt để ghi
âm tiếng Việt.
Hán di dân đến Việt Nam đã có sự giao thoa văn hóa với người Việt bản địa, thể hiện qua sự
tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, phong tục tập quán, và tín ngưỡng của nhau. Một số phong tục tập
quán của người Hán đã được người Việt tiếp thu và trở thành phong tục tập quán của người Việt
đây là sự xuất hiện các phong tục tập quán mới. Bên cạnh đó người Hán phải theo những phong
tục, tập quán truyền thống của người Việt như trong phong tục cưới xin, tục ăn trầu.
Vấn đề làng xã thời kỳ Bắc thuộc
Đặc trưng của làng là tính tự trị vì thế mà dưới chính sách Hán hóa của chính quyền phương
Bắc thì khi người Việt không giữ được nước họ lùi về để giữ làng xã, làng trở thành nước thu
nhỏ và các thành viên trong làng phải có trách nhiệm bảo vệ chính quê hương của họ trước nguy
cơ bị đồng hóa. Để tránh bị đồng hóa các thành viên trong làng phải hiểu rõ cha ông của họ đã
trao lại cho họ cái gì? đó là không gian địa lý mà cư dân đang cư trú: là đồng cỏ để họ chăn thả
gia súc, là nơi ông bà tổ tiên yên nghỉ; đó là những giá trị tinh thần bao gồm: phong tục, tập
quán, lối sống, quan hệ ứng xử giữa người với người, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ và khi nhận
thức được các giá trị đó thì các thế hệ cư dân trong làng xã tìm ra phương cách để bảo vệ, giữ gìn
và phát triển nó, một làng không thể làm được thì họ liên kết nhiều làng với nhau, nhiều làng
trong một vùng liên kết nhiều vùng với nhau, đây là gốc rẽ của tinh thần yêu nước và tinh thần
đoàn kết cũng như sự gắn kết cộng đồng, chẳng hạn để chống chọi với hạn hán, lũ lụt nhân dân
trong làng cấu kết lại với nhau để đắp đê, đào mương, đây là kỹ thuật của một bộ phận cư dân
Hán sang định cư ở Việt bị Việt hóa. Trong giao lưu văn hóa cư dân người Việt biết được điểm
yếu của mình và họ tiếp thu văn hóa làng xã của cư dân làng bên hoặc trong vùng làm phong phú
các giá trị văn hóa văn minh của cha ông, nhờ đó đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư
dân làng xã ngày càng phong phú và đa dạng hơn và người Việt đã giữ được làng trước âm mưu
thủ đoạn thâm độc của người Hán. Cũng cần phải khẳng định một vấn đề lớn đối với lịch sử dân
tộc, đó là vai trò vị trí của tầng lớp quý tộc, hào trưởng của người Việt trong công cuộc giữ làng,
giữ nước của người Việt. Trong thời kỳ còn độc lập họ là bộ phận giúp nhà vua quản lý điều
hành nhà nước, tổ chức kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, sau khi nước mất thì người Hán
không cho họ tham gia bộ máy nhà nước, họ buộc phải lùi về cùng với cư dân làng xã để giữ lại
một phần đất đai của tổ tiên, họ trở thành chỗ dựa, trở thành thủ lĩnh cho hết thảy cư dân trong
làng xã để đoàn kết nhau lại, đưa ra những biện pháp hữu hiệu để giữ nước, giữ làng. Họ là mối
liên hệ giữa làng này với làng khác, vùng này với vùng khác.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, ngoài việc thiết lập bộ máy thống trị người Hán muốn nắm làng xã
nhưng họ chưa làm được điều đó, làng xã vẫn nằm trong tay quý tộc, hào trưởng người Việt, một
số làng của người Hán cũng dần dần bị Việt hóa ở những mức độ khác nhau. Như vậy bức tranh
làng xã trong thời Bắc thuộc đã có nhiều thay đổi, làng Việt, làng Hán xen kẽ, tên làng xã cũng
được đặt theo chữ Hán.
Như vậy, trong 10 thế kỷ dưới ách đô hộ và âm mưu đồng hóa của các thế lực phong kiến
phương Bắc người Việt mất nước nhưng không mất làng, làng xã là cơ sở để người Việt chống
đồng hóa của người Hán, là cái nôi để bảo vệ, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, làng xã cũng
là nơi hun đúc tinh thần đoàn kết dân tộc, là nơi giữ ngọn lửa tinh thần yêu nước của dân tộc ta
và khi có điều kiện ngọn lửa ấy lại bùng cháy để giành lại độc lập dân tộc, trong thực tế 10 thế
kỷ Bắc thuộc ngọn lửa đấu tranh giành độc lập dân tộc của người Việt không bao giờ tắt.
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 2
Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1
Đại cương khảo cổ học TS. Trịnh Tiến Thuận
Sách giáo viên Chân trời sáng tạo Lịch Sử 10
Phan Thị Hường. Khái quát về Làng xã Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (179- 905). Đăng ngày
15/5/2019. Truy xuất từ: http://chuyen-vonguyengiapqb.edu.vn/tin-tuc-thong-bao/to-chuyen-
mon/su-gd/khai-quat-ve-lang-xa-viet-nam-duoi-thoi-bac-thuoc-179-905-.html

You might also like