You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI VIỆT NAM

Câu 1. Đặc điểm phong tục tập quán Việt Nam. Phân biệt phong tục với hủ
tục.
 Đặc điểm phong tục tập quán Việt Nam
 Có nguồn gốc lâu đời, được hình thành từ những thói quen của nhân dân,
dần được đa số nhân dân công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời
khác.
 Gồm cả tập tục tốt đẹp và hủ tục
 Là cơ chế bên trong nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống của 1
nhóm người hay một xã hội.
 Bị ảnh hưởng của các lễ giáo và tục lệ địa phương
 Luôn mang tính ổn định, bền vững, có tính bảo thủ, nhưng có tác động
tâm lí mạnh mẽ tới các thế hệ sau và tinh thần con người.
 Phân biệt phong tục với hủ tục.
 Giống: Đều có nguồn gốc lâu đời, được hình thành từ những thói quen
của 1 nhóm người hay 1 xã hội và lưu truyền từ đời này sang đời khác,
tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. 
 Khác:
Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu hiện nay
thì hủ tục là những thói hư, tật xấu, tồi tàn, không còn chức năng xã hội,
không còn phù hợp với đời sống đương đại, làm cho xã hội bị trì trệ, chậm
phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là
gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu
số.
Ví dụ 1 số hủ tục hiện nay ở Việt Nam như: Bắt vợ (dân tộc H’Mông – Tây
Bắc), để người chết trong nhà nhiều ngày (dân tộc Giáy – Lào Cai); tảo
hôn…
Phong tục là 1 phần của văn hóa cộng đồng bao gồm những yếu tố văn hoá
truyền thống tốt đẹp, lành mạnh, thể hiện nét riêng phổ biến của một miền
quê, một dân tộc. Là một trong những “thiết chế” tự sinh nhằm giúp cho hệ
thống những người có cùng phong tục hình thành nên cùng một thói quen,
một lối sống được xem là nề nếp, đạo đức, văn minh, tiến bộ.
Vd: Phong tục làm bánh chưng, cúng giỗ tổ tiên ngày tết…
Câu 2. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Nam.
Nguồn gốc:
Thờ Mẫu là 1 tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hóa
của người Việt, mang đậm chất bản địa, nguyên thuỷ và tồn tại cùng chiều dài
lịch sử của dân tộc. Nó có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người mẹ,
người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Vì thế, để tìm hiểu nguồn gốc của
tín ngưỡng thờ Mẫu chúng ta phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.
 Dưới góc độ dân tộc học:
 Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa và có thể là
một trong những tín ngưỡng sớm nhất của người Việt trước khi du nhập tam
giáo: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Có ý kiến cho rằng: người ta tin mẹ
thần linh này đã xuất hiện từ buổi hồng hoang, hay ít nhất là từ lúc người
Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
 Ở Việt Nam, đã có bằng chứng về sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong văn hóa
Bắc Sơn, thuộc sơ kỳ đồ đá mới, niên đại khoảng 6.000 năm trước công
nguyên, với các di chỉ được phát hiện ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Lạng Sơn, Bắc Kạn, Ninh Bình, Quảng Bình…Các di chỉ  văn hóa Bắc Sơn
cho thấy các cư dân thời kỳ đó đã biết làm nông nghiệp, biết chế tác đồ gốm,
và quần cư thành các công xã thị tộc mẫu hệ.
 Chế độ mẫu hệ cũng để lại dấu tích trong truyền thuyết họ Hồng Bàng về sự
hình thành dân tộc Việt và nhà nước Văn Lang. Trước hết, huyết thống của
Lạc Long Quân được tính theo dòng mẹ và khi chia tay với Âu Cơ thì 50
người con trai theo mẹ mới đc ở lại và người con trai cả theo mẹ chính là vua
hùng đầu tiên. Kế đó, tất cả các vị vua huyền thoại của thời lập quốc, từ Kinh
Dương Vương, Lộc Tục đến Lạc Long Quân, Sùng Lãm và Hùng Vương,
đều được lên ngôi trị vì trên địa bàn của mẹ mình ở phương Nam.
 Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Bắc thuộc, người phụ nữ vẫn đóng vai trò
quan trọng trong các hoạt động xã hội, điều này thể hiện rõ ở các cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43), Bà Triệu (246) chống quân xâm lược
phương Bắc. Những thế kỷ sau, dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến
Trung Hoa, vai trò của nữ giới mất dần, nam giới giữ vai trò tuyệt đối trong
các hoạt động xã hội, xã hội người Việt chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
Người phụ nữ chỉ có vai trò “giữ lửa” trong gia đình và đặc biệt, vai trò đó
chỉ hình thành khi đã kết hôn.
 Trải qua một thời gian dài, xã hội Việt cổ vận hành theo chế độ mẫu hệ, cho
nên người mẹ có vai trò rất quan trọng không chỉ ở trong gia đình và ở cả các
hoạt động hàng ngày của thị tộc, không chỉ ở trong đời sống vật chất mà cả ở
đời sống tinh thần. Bởi lẽ, ngay cả trong xã hội mẫu hệ hay phụ hệ, người
phụ nữ đều giữ chức năng sinh sản, duy trì nòi giống và tạo ra lực lượng lao
động chính cho xã hội. Bên cạnh đó họ đóng vai trò chủ chốt trong công việc
trồng trọt, chăn nuôi và cũng là người nắm toàn bộ kinh tế của gia đình. Từ
đó dẫn đến ý thức tôn vinh người phụ nữ – người mẹ không chỉ trong phạm
vi gia đình mà cả ở trong cả phạm vị thị tộc.
 Các vị nữ thần được tôn vinh với các chức vị thánh Mẫu phải kể đến như như
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng
Ngàn Thánh Mẫu… hoặc Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ, người mẹ của
Thánh Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…
 Dưới góc độ văn hóa:
 Từ xa xưa, con người đã có ý thức về sự sinh sôi nảy nở. Người mẹ mang
nặng đẻ đau, nuôi dưỡng che chở cho con, bảo vệ người con trước những tác
động của ngoại cảnh. Vì vậy, người mẹ đã trở thành biểu tượng đầu tiên cho
sự sinh tồn của giống nòi.

  Qua thực tiễn cuộc sống, những dân tộc sống bằng nghề trồng trọt như người
Việt cổ đã nhận thức được giữa đất, nước, cây và mẹ có sự tương đồng về
“tính âm”,  từ đó cách gọi là Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước được hình thành.
Nhưng dân gian cho rằng mưa là do trời quyết định nên mẹ trời được tôn
vinh. Mẹ là biểu tượng, là nguồn cội của sinh sôi, nảy nở. Từ nhận thức đó,
trong tâm thức của mình, người Việt cổ đã thần thánh hóa mẹ, coi mẹ như
một vị thần.
 Tín ngưỡng thờ “mẹ” bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ, nhưng với người Việt,
người phụ nữ có vị trí đặc biệt hơn so với các nơi khác. Người phụ nữ đảm
nhận hầu hết những công việc từ nội trợ, đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêu
trong gia đình… Cũng chính từ nơi này, để khai thác triệt để tính đa dạng của
địa hình và môi trường sinh thái, người dân ngoài việc sản xuất nông nghiệp
là chính, còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác. Từ rất sớm, ở đồng
bằng Bắc Bộ đã ra đời những làng nghề truyền thống và cũng chính nhờ đó
xuất hiện các mẹ là tổ sư các ngành nghề.
 Dưới góc độ tư tưởng:
 Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết
luận rằng “quan niệm về âm – dương có nguồn gốc phương Nam”. Phương
Nam ở đây bao gồm vùng Nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và
vùng Việt Nam (khu vực phía Bắc). Trong quá trình phát triển, nước Trung
Hoa trải qua hai thời kỳ: Đông Tiến và Nam Tiến.
 Trong quá trình Nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm – dương của các
cư dân phương Nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng
phân tích của người du mục, làm cho triết lý âm – dương đạt đến sự hoàn
thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương Nam. Cư
dân phương Nam sinh sống bằng nông nghiệp, nên quan tâm số một của họ
là sự sinh sôi nảy nở của cây trái và con người. Sinh sản của con người thì do
hai yếu tố: cha và mẹ, nam và nữ; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do
đất và trời – “đất sinh, trời dưỡng”.
 Chính vì thế mà hai cặp “mẹ – cha”, “đất – trời” là sự khái quát đầu tiên trên
con đường dẫn đến triết lý âm – dương. chính từ quan niệm âm – dương với
hai cặp “mẹ – cha” và “đất – trời” này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối
lập lưỡng hợp phổ biến khác: nước – lửa, thấp – cao, nữ – nam, đêm –
ngày… Trong đó, đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam,
đất giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đất và mẹ có cùng sự tương đồng là tính
âm. Mẹ chính là đất và ngược lại đất cũng chính là mẹ (người Việt hay có
câu “đất mẹ” có lẽ là vì như vậy). Vì thế, tín ngưỡng thờ thần đất và thờ mẹ
của người Việt cổ có liên quan đến tư duy lưỡng hợp của người nguyên thủy
và triết lý âm – dương sau này.
Ý nghĩa của thờ Mẫu

 Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc Việt:

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dan gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng những giá
trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Cột mốc đánh dấu sự phát triển của tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện của mẹ Âu Cơ cùng với
Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này nhằm tôn vinh
người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu
trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng người Việt phải đoàn
kết gắn bó mới tồn tại và phát triển được. Trong suốt gần một nghìn năm Bắc
thuộc hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
những giá trị trong truyền thống thờ Mẫu nói riêng và các tín ngưỡng văn hóa
nói chung vẫn không ngừng được hun đúc trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở
phương diện văn hóa tinh thần của dân tộc giúp dân ta đoàn kết chiến thắng giặc
ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền.
– Tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt :
Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu
đã khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời sống con người tiến bộ
hơn rất nhiều. Chúng ta sao có thể quên đi hình ảnh Mẹ Việt Nam – biểu tượng
sáng ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén
đau thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay hành động
tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển tín
ngưỡng thờ Mẫu và hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.

 Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người:

Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp ứng nhu
cầu và khát vọng của con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, gặp nhiều
may mắn… hướng con người ta đến với lòng từ bi bác ái, là nền tảng của đạo
đức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa người với người. Thông qua các nghi lễ hầu
đồng và các yếu tố dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn
xướng dân gian, … đặc biệt tính tương tác cao giữa người thực hành nghi lễ -
thầy đồng và những người dự hầu để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát
vọng gửi đến với thần linh những đấng tối cao.
3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đối với hoạt động du
lịch.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết
định ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Là sự kiện quan trọng để chúng ta quảng bá ra
thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo của Việt Nam. Thu hút khách du
lịch từ mọi nơi trên Thế giới đến tham quan.

 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ tiếp tục khẳng định những giá
trị không thể thay thế trong tâm thức của người Việt. Đây luôn là “địa chỉ
đỏ” để giáo dục truyền thống lịch sử, cội nguồn dân tộc cho mỗi người dân
trên dải đất hình chữ S. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được đúc kết
trong câu ca: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng
ba”. Các vua Hùng là tổ chung của dân tộc, nên tín ngưỡng thờ Hùng Vương
là bản sắc của văn hóa Việt Nam.
 Việc khai thác các di sản văn hóa Hùng Vương nhằm phát triển du lịch, hay
việc khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm về các di sản văn hóa Hùng
Vương là cách tốt nhất để xây dựng, củng cố bản sắc văn hóa thông qua các
quá trình giao lưu và nhận thức của cả du khách lẫn người dân Việt Nam về
các giá trị trong di sản văn hóa Hùng Vương của của mình.
 Với sức hút đó hoạt động vui chơi, du lịch được diễn ra hằng năm cùng với
các truyền thuyết, lễ hội, món ăn, tục hèm,… tất cả là những di sản văn hóa
quý báu, cũng chính là nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế du lịch.
(chương trình nghệ thuật với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng
Vương”, bắn pháo hoa tầm cao; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy;
giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng; các chương trình diễn Hát Xoan
làng Cổ tại thành phố Việt Trì; âm nhạc đường phố "Việt Trì live music";
Festival Sinh vật cảnh tỉnh Phú Thọ; cùng nhiều hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng) đã thu hút hàng triệu lượt đồng bào,
du khách hành hương về đất Tổ. 
 Tỉnh Phú Thọ khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại,
du lịch; tiếp tục làm giàu các tài nguyên du lịch; tăng cường công tác quản lý
nhà nước về du lịch; xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi, tạo môi trường thông thoáng thu hút và tháo gỡ những
vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.
 Để phát triển du lịch bền vững, tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Phú Thọ tổ chức các nhóm truyền dạy nghi lễ, trò diễn, các thực hành xã
hội của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ; gắn di sản
với các tour, tuyến du lịch trải nghiệm văn hóa tâm linh vùng Đất Tổ Hùng
Vương và các Di tích lịch sử thờ Vua Hùng, các nhân vật thời Hùng trong cả
nước; tích cực sưu tầm, nghiên cứu các nghi thức, trò diễn liên quan đến tín
ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở các làng quê; sưu tập, phân loại,
dịch ra chữ quốc ngữ các ngọc phả, văn bia, thần tích, sắc phong liên quan
đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương giúp người dân hiểu thêm giá trị của di sản;
bảo tồn, tôn tạo những di sản vật thể ở Đền thờ Vua Hùng tại các làng thuộc
tỉnh Phú Thọ.
 Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền,
giới thiệu, quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc
đáo của Di tích lịch sử đền Hùng; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, phục vụ chu đáo đồng bào, thu hút du khách về Đền Hùng; tiếp tục nâng
cao chất lượng phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đa dạng
các mặt hàng lưu niệm, xây dựng môi trường du lịch sinh thái, đảm bảo văn
hóa, văn minh trong khu vực Di tích, kích cầu du lịch.
 Hàng năm, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đón hàng triệu lượt khách về thăm
viếng, số lượng khách tham quan du lịch không ngừng tăng lên: Theo số liệu
của Sở Văn hoá, Thể thao& Du lịch Phú Thọ, năm 2000 Khu Di tích Lịch sử
Đền Hùng đón khoảng 2 triệu lượt Khách, năm 2010 đón khoảng 5,5 triệu
lượt khách, năm 2019 đón trên 8 triệu lượt khách đến tham quan. Với lượng
khách du lịch đến tham quan và tham dự Lễ hội Đền Hùng chiếm khoảng 85
- 90% tổng lượt khách đến tỉnh Phú Thọ, doanh thu du lịch chiếm khoảng
82% tổng doanh thu du lịch - dịch vụ trên địa bàn tỉnh,  Khu du lịch Quốc gia
Đền Hùng đã trở thành điểm đến nổi bật và quan trọng nhất của du lịch Phú
Thọ.

 Qua đó thấy được tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tác động rất lớn đến
sự phát triển du lịch Phú Thọ nói riêng và du lịch cả nước nói chung.
4. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành phong tục tập quán Việt
Nam? Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam đã tác động như
thế nào đến phong tục, tập quán của người Việt?
 Điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành phong tục tập quán Việt Nam
 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương
đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc
khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã
sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của
nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam
trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng.
 Điều kiện xã hội
 Xã hội Việt Nam nguyên thủy với nền sản xuất săn bắt hái lượm cùng một
nền văn hóa hái lượm. Xã hội tiến lên với sự phát triển của nền kinh tế xã hội
trải qua các thời kỳ nhà nước sơ khai với sự phân tầng giai cấp. thời kỳ chịu
ách đô hộ phương Bắc hàng nghìn năm với những điều kiện khắc nghiệt bảo
vệ nền văn hóa dân tộc.
 Trải qua nghìn năm bị đô hộ dân tộc phát triển đất nước, văn hóa của mình
rực rỡ với thời kỳ độc lập tự chủ. Các tôn giáo tín ngưỡng phát triển mang
đậm màu sắc dân tộc. Cái tôi dân tộc được khẳng định và mở rộng phát triển.
 Bước tiến của dân tộc với sự đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân đế quốc.
đây là quá trình giành độc lập dân tộc nhưng đồng thời cũng là quá trình học
hỏi sự hiện đại từ thế giới.
 Cho đến hiện nay, giai đoạn độc lập dân tộc và hội nhập thế giới đem lại sự
thay đổi mạnh mẽ cho xã hội Việt Nam.
 Trải qua các thời kỳ lịch sử, có thể nói xã hội Việt Nam là một xã hội gắn
liền với đấu tranh giải phóng dân tộc tìm độc lập và giữ vững nền văn hóa
của mình trước các nền văn hóa thế giới.
 Điều kiện con người
 Nguồn gốc con người VN:
 Con người VN bắc nguồn từ chủng Indonesien. Tính thống nhất trong đa
dạng và tính thống nhất bộ phận. Mảnh đất con người xuất hiện sớm. Tính
bản địa được khẳng định.
 Cộng với quá trình thiên di các luồng dân cư.
 Chủ thể là quốc gia đa dân tộc, thể hiện tính đa dạng.
 Có 54 dân tộc, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ - tộc người khác nhau: Việt-
Mường, Môn-Khơme,…
 Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam đã tác động đến
phong tục, tập quán của người Việt
 Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt
Nam phân thành 6 giai đoạn gồm: Văn hóa tiền sử; Văn hóa Văn Lang -
Âu Lạc; Văn hóa thời chống Bắc thuộc; Văn hóa Đại Việt; Văn hóa Đại
Nam; Văn hóa hiện đại. Các giai đoạn này tạo thành ba lớp văn hoá chính
gồm: Lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và lớp
văn hoá giao lưu với phương Tây.
 Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử dựng nước, giữ nước, trong đó có thời
kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Nhưng sức sống mạnh mẽ của nguồn cội văn hoá
bản địa đã giúp nền văn hoá Việt Nam không bị mất đi, không bị đồng
hoá trước những nền văn hoá ngoại lai, trái lại còn Việt hoá làm phong
phú thêm cho nền văn hoá của dân tộc. Nhân dân ta vẫn giữ được những
phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,
nhuộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những hội đua thuyền, đánh vật
và hát những làn điệu dân ca, đồng thời dân ta cũng biết tiếp thu nghề làm
giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, sáng tạo ra chữ
Hán – Việt,…
 Trong số đó trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hoá phản ánh
sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc
trên mỗi vùng miền đất nước. Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu
số Việt Nam gắn liền cùng quá trình dài lao động, sáng tạo chứa đựng
những giá trị nghệ thuật, lịch sử của từng tộc người.
 Trong các vùng văn hóa không thể không kể đến không gian văn hoá rộng
lớn trải dài khắp đất nước của những lễ hội truyền thống, được tổ chức
hàng năm tại mỗi ngôi làng, nhằm tưởng nhớ tới các vị anh hùng có công
với đất nước, với làng xã, biểu đạt sâu sắc tinh thần gắn kết cộng đồng,
đời sống, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa của mỗi ngôi làng Việt. Nước ta có
trên 6.000 lễ hội dân gian, lưu giữ nhiều tầng lớp văn hóa tín ngưỡng, ẩn
chứa hệ tư tưởng đạo lý và triết học. Trong số đó có các lễ hội tiêu biểu
như: Hội Gióng, Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Cổ Loa, Hội Chùa Thầy, hội
Thổi cơm thi làng Thi Cấm…
Câu 5: Nguồn gốc và ý nghĩa của tục thờ Thành Hoàng làng.
 Nguồn gốc:
 Thành hoàng là một biểu tượng cổ xưa có gốc từ Trung Hoa để chỉ vị thần
đại diện cho một tòa thành lớn có hào bao quanh, vị thần này được thờ nhằm
để bảo vệ cho tòa thành đó. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng bắt đầu du nhập
vào Việt Nam từ thời nhà Đường (khoảng thế kỷ thứ IX) rồi phát triển qua
các triều đại phong kiến độc lập của nước ta. Các Thành hoàng được phong
các mỹ tự, các tước vị được phong là do có công giúp dân, giúp nước.
 Danh hiệu Thành Hoàng xuất hiện vào năm 822, Thời Đường Mục Tông và
vị Thành Hoàng đầu tiên ở nước ta là vị nhân thần tên là Tô Lịch. Thái thú
nhà Đường khi ấy là Lý Nguyên Gia, thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có
một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm và chọn một nơi
cao ráo để dời phủ lỵ đến đó…đã tâu vua Tàu xin phụng Vương (thần sông
Tô Lịch) làm Thành Hoàng.
 Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô (năm 1010), thường mộng thấy một cụ đầu bạc,
phảng phất trước bệ rồng…(Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền sai quan
Thái Chúc đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành
Hoàng Đại Vương. Dân cư đến cầu đảo hay thề nguyền điều gì, thì lập tức
họa phúc linh ứng ngay.
 Thời nhà Trần, Tô Lịch lại được phong thêm các mỹ tự: “Bảo Quốc vào năm
Trùng Hưng thứ nhất, Hiển linh vào năm Trùng Hưng thứ tư, Định bang vào
năm Hưng Long thứ 21.
 Đời Lê (1442) cho lập các đàn thờ các thần thiên nhiên để cúng tế.
 Vào thời Nguyễn, quan niệm chính thống về Thành Hoàng được duy trì và
mở rộng ra các trấn, tỉnh. Dân ta tin rằng: Đất có Thổ công, sông có Hà bá;
cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho
dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh…
 Như vậy, việc thờ Thành hoàng xuất hiện ở nước ta ban đầu là ở đô thị do
nhu cầu cần có một vị thần bảo hộ cho một thành trì. Còn ở các làng quê,
nông thôn Việt Nam thì thật khó có thể xác định chính xác niên đại của các
Thành hoàng. Theo các nguồn tư liệu khác nhau thì có lẽ Thành hoàng du
nhập về nông thôn nước ta từ vào khoảng thế kỷ 13 đến thể kỷ 15. Tín
ngưỡng thờ Thành hoàng bắt đầu lan truyền đến các vùng nông thôn nơi tín
ngưỡng thờ thần in đậm dấu ấn trong nét văn hóa của người dân làm nông
nghiệp lúa nước. Chẳng bao lâu, nhân dân đồng lòng suy tôn Thành hoàng
làng là những vị thần bảo vệ cho cuộc sống của người dân trong làng, nhất là
những nhân vật lịch sử từng có công tạo lập hay phát triển đời sống kinh tế –
văn hóa – xã hội cho làng, nước.
 Việc thờ Thành hoàng của nhiều làng xã đôi khi là thờ 1 sức mạnh tự
nhiên nào đó (Thần sông, thần núi, thần sấm, thần mưa,..) tùy thuộc vào
đặc điểm cư trú của làng đó như những ngôi làng ở 2 bên bờ các con sông
thường thờ thần sông;…
 Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm Thành Hoàng là những anh
hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc:
Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành,…
 Một số làng khác lại thờ người có công truyền dạy cho dân làng 1 nghề
thủ công nào đó như vị tổ nghề Bát Tràng, làng Phù Lãng là Hứa Vĩnh
Kiều, vị tổ nghề đúc đồng ở Đại Bái là Nguyễn Công Tuyền,.. Có làng thờ
những quan lại phương Bắc đã từng cai trị nước ta làm Thành Hoàng như:
Triệu Đà, Cao Biền,..
 Điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ Thành hoàng của các lang việc cổ là ở chỗ,
dù thời cuộc có biến đổi như nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần,
dù chính sách tôn giáo của nhà nước có cởi mở hay chặt chẽ,.. thì nhân vật đc
dân làng thờ làm Thành Hoàng vẫn k thay đổi, luôn tồn tại mãi mãi từ đời
này đến đời khác.
 Ý Nghĩa:
 Thành hoàng có vai trò liên kết cộng đồng:
Tín ngưỡng Thành hoàng đóng vai trò liên kết cộng đồng người trong một
cộng đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn, làm nơi quy tụ tâm linh cho cư
dân. Thành hoàng chứng kiến đời sống của dân làng, ban phúc độ trì cho
những người trung hiếu, hiền lành, giáng họa trừng phạt những kẻ độc ác vô
luân. Thần còn là lực lượng tiếp sức cho nhân dân trong các cuộc chống
ngoại xâm, dập tắt thiên tai, bệnh dịch bằng con đường âm phù. Ngôi đình
làng không chỉ là nơi thờ cúng các Thành hoàng làng mà đây còn là nơi tụ
họp dân làng khi có việc chung, là chốn vui chơi của cả làng vào các dịp lễ
hội. Nếu như sự thờ cúng gia tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong
gia đình; thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành
viên trong cộng đồng làng, xã. 
 Duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống:
Thành hoàng làng là một trong những thành tố văn hóa mà người nông dân
Việt Nam đã sáng tạo ra qua bao nhiêu thế hệ. Gắn với Thành hoàng là hội
làng – một hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của từng địa
phương. Việc thờ cúng thần Thành hoàng đặc biệt là các nhân thần thể hiện
đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, phát huy các giá trị đạo đức
nhân, lễ, nghĩa,…giúp con người, nhất là thế hệ trẻ không bị hòa tan vào nhịp
sống văn hóa hiện đại, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa, góp phần xây
dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
 Là chỗ dựa tinh thần vững chắc:
Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh, một chỗ dựa tinh thần
vững chắc của người dân. Bởi với họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm
ổn định, thịnh vượng, nên làng xã nào không có Thành Hoàng thì làng xã đó
bất an.
Câu 6: Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Tứ bất tử của người Việt đối
với hoạt động du lịch.
Bốn vị Thánh được dân gian suy tôn là “Tứ Bất Tử” luôn sống mãi trong tâm
thức của nhân dân Việt Nam, bởi những thần tích về các vị thánh mang theo
những khát khao, ước vọng của cả dân tộc. Họ đã là chỗ dựa tinh thần lớn cho
người Việt suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, là một bộ
phận không thể tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
 Người đứng đầu trong Tứ thánh là Đệ nhất Đức Thánh Tản, hay Sơn
Tinh, là vị thần núi Tản Viên (ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), tượng
trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
 Đệ nhị Đức Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương, tượng trưng cho
tinh thần chống ngoại xâm.
 Đệ tam Đức Thánh Chử Đồng Tử, hay còn được gọi là Chử Đạo Tổ,
tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu
có.
 Đệ tứ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh,
tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ, sự thịnh vượng,
thơ văn.
 Tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử vẫn luôn là thế mạnh của các điểm tôn giáo, tin
ngưỡng trong kinh doanh du lịch . Điểm này luôn tiêu biểu cho giá trị văn
hóa của một quốc gia, dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách
từ nơi khác đến. Còn đối với người dân trong vùng, đó là nơi họ thường
xuyên lui tới cho những ước vọng về đời sống tinh thần.
 Tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử đề cao giá trị tinh thần thì việc thăm viếng thì việc
người dân đi thăm viếng để thưởng ngoạn cảnh quan thanh bình, xa rời thế
tục, tham gia vào các hoạt động tại đây như nghe giảng kinh pháp, tọa thiền,
ăn chay, làm từ thiện
 TÍN NGƯỠNG THỜ TỨ BẤT TỬ (Du lịch tâm linh) thực chất là loại hình
du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn
nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Do đó, việc sử dụng
có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du
lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa
phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa
các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại.
 Tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử trong kho tàng văn hóa và tín ngưỡng phong phú
trên đã tạo hình cho cốt cách và bản sắc của dân tộc Việt Nam, làm nên nét
riêng cho du lịch Việt Nam. Những trải nghiệm tâm linh tại nơi thờ tự giúp
con người thư giãn, đạt tới sự cân bằng trong tâm hồn. Hòa mình vào không
khí thân thiện, cởi mở của lễ hội cổ truyền cũng giúp con người dễ hòa hợp
với nhau hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự tham gia của hoạt động du lịch là quá trình thương mại
hóa các giá trị tâm linh, dẫn đến nhiều mâu thuẫn nội tại. Đó là mâu thuẫn giữa
những người tham gia vào hoạt động tại các điểm tôn giáo, tín ngưỡng khi mục
đích của họ không đồng nhất. Đó là mâu thuẫn về việc sử dụng và đáp ứng các
dịch vụ cho du khách. Đó là mâu thuẫn về chi phí và đóng góp cho các công tác
nảy sinh khi có hoạt động du lịch. Đây là những vấn đề tiêu biểu nhất mà khi
xem xét khai thác bất cứ một điểm tôn giáo, tín ngưỡng nào phục vụ hoạt động
du lịch cần quan tâm giải quyết
Câu 7. Nguồn gốc và các lễ tục chính trong Tết Nguyên Đán, nhận xét một
số xu hướng biến đổi trong Tết cổ truyền hiện nay.
 Nguồn gốc
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề đang được
tranh cãi.
 Tết Nguyên đán theo lịch sử Trung Quốc có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Sau đó thay đổi theo từng thời kỳ. Đời nhà Hạ, chuộng màu đen nên chọn
tháng Giêng (tức tháng Dần). Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng
Sửu (tức tháng Chạp) để làm tháng đầu năm. Vào đời nhà Tần, Tần Thủy
Hoàng đã đổi qua tháng Hợi (tức tháng 10). Đến đời nhà Hán, Hán Vũ Đế
lại lấy tháng Dần (tức tháng Giêng). Từ đó về sau không còn triều đại nào
thay đổi về tháng Tết đầu năm nữa. Tới thời Đông Phương Sóc, ngày Tết
được tính từ ngày mùng 1 – mùng 8 tháng Giêng.
 Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ
Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc.
Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn Tết từ
thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
 Các lễ tục chính trong Tết Nguyên Đán

 Cúng ông Công, ông Táo


Trước khi Tết, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, theo truyền thống của người
Việt thì mỗi nhà sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi
việc trong nhà trong một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này,
mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, nấu mâm cỗ và mua cá vàng về
thả cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
 Mua và xin câu đối trước Tết:
Nhiều người mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an,
cầu tài lộc cho năm mới. Tuy nhiên phong tục này hiện nay không còn phổ biến
nữa.

 Gói bánh chưng, bánh tét


Hai món bánh truyền thống khó thiếu trong dịp Tết của người Việt, thường được
dâng cúng bàn thờ tổ tiên, trong mâm cỗ và cũng là món quà biếu ý nghĩa.
Trong những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập
cùng nhau trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm để kịp bánh chín cúng đêm
30. Xuyên suốt bao năm tục gói gánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn mãi luôn
được duy trì và phát huy tốt.

 Lau dọn nhà, cửa


Đối với người Việt lau dọn, nhà cửa sạch sẽ đón Tết mang ý nghĩa sắp xếp lại
những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón
chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn. Vì thế trong những ngày cuối năm,
các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ.

 Bày mâm ngũ quả


Vào dịp Tết, cái gì có thể thiếu chứ mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là
không thể quên. Bắc, Trung, Nam mỗi vùng sẽ có những cách bày mâm ngũ quả
khác nhau cũng như sử dụng những loại hoa trái khác nhau nhưng ý nghĩa chung
đều là để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú
quý.
 Mâm ngũ quả miền bắc:  bày theo thuyết ngũ hành tương ứng với 5 sắc là
Kim ( trắng) - Mộc (xanh) - Thủy (đen) - Hỏa (đỏ) - Thổ (vàng). Do đó
những loại quả trong mâm quả của người Bắc thường có: nải chuối xanh,
bưởi, quất/ quýt, đào, hồng…
 Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung: Người miền Trung không câu nệ
hình thức, có thứ gì sẽ dâng thờ cúng thứ ấy bày tỏ lòng thành.Các loại
quả trên mâm ngũ quả miền Trung gồm có thanh long, chuối, dưa hấu,
mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt...Các loại quả được xếp theo hình tháp
hoặc hình long phụng, có 1 cặp dưa hấu đỏ đặt cân đối 2 bên.
 Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam: Mâm ngũ quả miền Nam có sự chọn
lọc so với miền Bắc và miền Trung. Vì vậy, mâm ngũ quả miền Nam
thường gồm những loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… với
hàm ý “Cầu sung vừa đủ xài” tức là cầu sự sung túc vừa đủ xài. Mâm ngũ
quả của người miền nam còn thường có quả thơm và 2 quả dưa hấu đỏ
bày 2 bên với ngụ ý cầu sự may mắn.

 Tảo mộ
Hằng năm cứ mỗi độ 24, 25 tháng Chạp Âm lịch thì nhà nào nhà nấy cùng nhau
đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của gia
đình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng
kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

 Cúng tất niên


Tất niên được hiểu là ngày tổng kết lại năm cũ, gia đình quây quần sum họp,
cùng ăn cơm. Tất niên có thể làm vào ngày 30 hoặc 29, tức là ngày cuối cùng
của năm. Giữa ngày 29 hoặc 30 tháng 12 và mùng 1 tháng 1, vào giờ Tý chính
là thời điểm quan trọng nhất của sự kiện này. Đây chính là dấu mốc cho sự
chuyển giao năm cũ, năm mới.
Để ghi nhận khoảnh khắc quan trọng, các gia đình sẽ làm 2 mâm cơm. Một mâm
cúng gia tiên, một mâm cúng Thiên Địa ngoài trời, ngay trước nhà. Việc chuẩn
bị mâm cúng Tất niên ra sao còn phụ thuộc vào từng vùng miền cũng như điều
kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù khác biệt nhưng vẫn phải có những lễ đúng
theo phong tục người Việt.
 Đón giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng được nhiều người mong đợi nhất năm,
đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là khoảnh khắc đất
trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao
thừa thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi
chùa, hái lộc,…

 Xông đất
Liền kề với thời điểm giao thừa thì tục tiếp theo chính là xông đất. Theo quan
niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình
thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát
đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình. Người xông đất chính là người đầu
tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới.

 Đi lễ chùa, hái lộc


Đi chùa đầu năm là hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Cổ Truyền, để cầu
xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với
đức Phật, tổ tiên. Người Việt thường đi chùa ngay trong đêm giao thừa và kết
hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
 Mua muối:
Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến. Vẫn có câu là Đầu năm
mua muối, cuối năm mua vôi.

 Chúc Tết, mừng tuổi


Đây chính là hoạt động được trẻ em yêu thích nhất bởi do sự hấp dẫn của những
bao lì xì đỏ tươi. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong
gia đình sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, người
lớn sẽ mừng tuổi lại con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để lấy may và chúc
con cháu ngoan ngoãn, học giỏi, hạnh phúc trong năm mới.

 Xuất hành
Trong ngày đầu tiên của năm mới chính là ngày mồng 1 Tết, người Việt thường
chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với hy vọng gặp may
mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
 Nhận xét một số xu hướng biến đổi trong Tết cổ truyền hiện nay.
 Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều
thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là
“nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”.
 Không ít người dành thời gian nghỉ Tết để đi du lịch (trong hoặc ngoài
nước), nhằm khám phá các nền văn hóa khác trên thế giới. Theo chuẩn
mực, Tết trước tiên là dịp đoàn tụ nhưng cũng là dịp để khám phá. Có
những người, họ không còn ông bà, bố mẹ, người thân… thì đây là dịp để
họ đi đó đây, nghỉ ngơi. Hoặc có nhiều gia đình, họ thường xuyên gặp
nhau hàng ngày thì Tết là dịp để họ đi chơi, đi du lịch nhiều nơi.
 Tết cũng là dịp để khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Bởi Việt Nam
nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, “đốn tim” thực khách với những món
ăn ngon, trực tiếp trải nghiệm đặc biệt các lễ hội, trò chơi riêng biệt chỉ có
khi Tết đến, những mùa khác không hề có. Đó là nét văn hóa mà người
Việt nên truyền bá ra nước ngoài. Vì thế, nói xu hướng hội nhập thời đại
hiện nay, không chỉ giới trẻ mà tất cả mọi người đều có thể đi đây đó bởi
Tết là dịp để xê dịch, khám phá. Đây cũng là thời điểm lý tưởng đề các
hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát triển, thúc đẩy việc sản xuất, tiêu
dùng, tăng ngân sách cho nhà nước.
 Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về
văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có
thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Việc
chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ
hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai
buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột
hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay. Mâm cỗ ngày
Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn
truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món
xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.
 Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau
bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ
người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm
trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh
tế.
 Tuy vậy, người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, phong
tục, tín ngưỡng truyền thống như: tảo mộ, dọn dẹp trang trí nhà cửa, cúng
giao thừa, xin lộc, mừng tuổi (lì xì)... 
 Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền
lớn nhất, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của người Việt; là dịp để mọi
người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, như: ăn ngon,
mặc đẹp, nói điều hay, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát lộc phát tài”…
Đặc biệt, Tết là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau,
cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
8. Quan niệm của người Việt về cái chết và những nghi thức, nghi lễ liên
quan đến tục thờ cúng người đã khuất trong gia đình.
 Quan niệm của người Việt về cái chết:
Trước hết, người Việt cho rằng: Con người có hai phần là linh hồn và thể xác.
Tức là thừa nhận sự tồn tại của linh hồn.
Cũng vì quan niệm như trên mà người Việt cho rằng, cái chết chỉ là sự ngưng
hoạt động của thể xác. Tuy người sống không thể nhìn thấy nhưng linh hồn
thoát ra mở đầu một hành trình mới. Linh hồn vẫn có thể ăn uống (dưới một
dạng thức khác) nên mới có tục cúng kiếng thực phẩm; vẫn đi lại, ăn mặc, dùng
tiền nên có tục đốt vàng mã; vẫn thưởng thức cái đẹp nên bày hoa, đốt nhang
trầm; thậm chí nhiều vật dụng cá nhân, tài sản quí như vàng bạc, vũ khí được
chôn theo người chết.
 Nghi thức, nghi lễ cơ bản trong gia đình:
Khi thực hành nghi thức thờ cúng, có một số nguyên tắc gia chủ cần tuân theo.
Dù không phải quy định chính thức, nhưng quan niệm về tâm linh của con người
hướng người ta đi theo một chuẩn mực chung.
Ví dụ nguyên tắc "Đông bình tây quả”, tức là bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở
bên trái, rượu và nước. Hay "Nam tả nữ hữu" để chỉ việc sắp xếp di ảnh, bát
hương,... theo dúng quy luật.
Các nghi thức bắt buộc trong thờ cúng tổ tiên được quy định như sau:
 Cúng:
Khi tới ngày giỗ, tết, ngày sóc, vọng... gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ rồi thắp
hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu
xin phước lành.
Đồ lễ thường gồm trầu rượu, hoa quả, vàng hương, và nước lạnh, nhưng trong
trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm tỉnh xuống mức tối thiểu và chỉ
cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ.
Ngoài những đồ lễ tối thiểu trên, tùy theo các gia chủ giàu nghèo và tùy những
buổi lễ, đồ lễ có thể gồm nhiều thứ khác như xôi chè, oản chuối hoặc cỗ mặn, có
khi thêm đồ mã.
Việc cúng bái này không chỉ để gợi nhớ lại, tỏ lòng thành tới tổ tiên, ông bà, mà
còn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh hồn người thân che chở người còn
sống.
 Khấn:
Sau khi đồ lễ đã đặt trên bàn thờ, gia chủ khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên
bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn.
Khi khấn, có thể nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như:
ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những
người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Tất cả mong cầu của con người sẽ
thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa chọn
khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ
gì nói lấy, bày tỏ đủ lòng thành kính.
 Vái:
Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì chắp
hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng
xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống
khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4 hay 5 vái.
 Lạy:
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái
thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4
lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau. Trong đó, 4 lạy và 4
vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần.
Câu 9: Giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt đối với hoạt động du lịch.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân  ở
các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng
thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh
Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có
công với nước, với dân. Từ thế kỷ XVI, tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt
văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức
người dân, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống con người.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được coi là “bảo tàng sống” lưu giữ
bản sắc văn hóa, lịch sử của người Việt với sự kết hợp một cách nghệ thuật các
yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, lời ca, điệu múa…
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển loại hình du lịch tâm
linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. 
 Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa,
di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh
đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này giúp cho hoạt động hành hương, thờ
phụng của người dân được thừa nhận trên cơ sở pháp lý. Đây là điều kiện
quan trọng để tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như hệ thống các giá trị vật thể và
phi vật thể gắn với nó có cơ hội phát triển thành những sản phẩm du lịch tâm
linh hấp dẫn du khách.
 Một đặc điểm của du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu là các lễ hội
thường diễn ra rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa thu và
mùa xuân. Đây cũng là ưu điểm vì các hãng du lịch có thể khai thác quanh
năm các điểm du lịch trong hệ thống các địa danh đền thờ Mẫu.
 Đối với các hãng lữ hành, du lịch tâm linh nói chung và du lịch tâm linh gắn
với tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng là sản phẩm đầy tiềm năng. Nhiều hãng đã
bắt đầu xây dựng những chương trình, tour du lịch đáp ứng nhu cầu thị
trường và thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh. Ví dụ
những công ty lữ hành tại Hà Nội như: Việt group tour, Kim Liên travel,
Videtour, Ha Noi Explorer… đều xây dựng các tour du lịch tâm linh qua
những điểm thờ tự, trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu
 Tín ngưỡng thờ Mẫu có một hoạt động diễn xướng độc đáo đó là hầu đồng,
trong khi thực hành nghi lễ này thì có hát chầu văn - một loại hình nghệ thuật
dân gian độc đáo của người Việt. Các điểm du lịch gắn với tín ngưỡng thờ
Mẫu thường tổ chức những cuộc thi thường niên có quy mô lớn, tổ chức bình
chọn, trao thưởng cho những cung văn, những người hầu đồng đẹp để tôn
vinh những nét đẹp văn hóa của nghệ thuật dân gian dân tộc, qua đó thu hút
khách du lịch đến tham gia lễ hội.
  Các địa phương chủ động và tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, bảo
tồn, tu bổ di tích và việc khai thác phát huy giá trị di sản phục vụ sự nghiệp
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi kèm các chế tài phù hợp để hoạt động
sinh hoạt tín ngưỡng nói chung và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng
mang lại hiệu quả tích cực. Chính quyền và các ban quản lí di sản cũng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản, nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng về bản chất di sản, phát huy giá trị di sản trong sự nghiệp
xây dựng đời sống văn hóa xã hội; giới thiệu giá trị và quảng bá hình ảnh văn
hóa và di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ  với bạn bè quốc tế.
 Hiện nay, số lượng khách du lịch đến với những địa danh, trung tâm tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khá lớn. Những địa danh thờ
Mẫu nổi tiếng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, hành hương là: phủ
Tây Hồ (Hà Nội), đền Cửa Ông (Quảng Ninh), đền Công Đồng Bắc Lệ (Lạng
Sơn), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... Nhìn chung, ở nước ta số lượng khách
hành hương, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ đứng thứ hai so
với khách hành hương đi du lịch gắn với Phật giáo và đối tượng du khách
này ngày càng có xu hướng tăng lên.

You might also like