You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NHÂN HỌC SỐ VÀ HÌNH ẢNH

ĐỀ TÀI: Nêu và phân tích các bước làm phim dựa vào cộng đồng. Từ các phim
cộng đồng đã xem, chứng minh chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng đến
phương pháp làm phim dựa vào cộng đồng như thế nào?

Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Như


Mã sinh viên: 21031105
Mã lớp môn học: ANT3030
Giảng viên học phần:
TS. Nguyễn Trường Giang

Hà Nội, năm 2023


Phim dựa vào cộng đồng là một loại phim phổ biến trong nhân học nói riêng và trên
thế giới nói chung. Phim được thực hiện nhờ sự góp sức hoặc có thể do chính cộng đồng
thực hiện. Trong phim, tiếng nói, sự thể hiện bản thân mình của cộng đồng là yếu tố rất
quan trọng.

Vào giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, nhờ sự xuất hiện của lý thuyết nhân học hậu
hiện đại đã làm suất hiện sự chuyển biến trong quyền lực của nhà nghiên cứu với cộng
đồng. Có thể nói quyền lực của nhà nghiên cứu được chuyển dần sang vai trò của cộng
đồng. Điều này diễn ra tương tự với phim dân tộc học. Quyền tác giả trong phim dân tộc
học chuyển từ phim một tác giả (single-authored films) sang phim cộng tác (collaborative
films) và tiếp theo là phim được sản xuất bởi chính chủ thể phim (subject-generated
films). Những phim mà người làm phim chính là chủ thể của phim còn được gọi là phim
dựa vào cộng đồng (community-based films), hoặc cũng có thể gọi là phim do người bản
địa đạo diễn (indigenous-directed films), hay phim do người cung cấp tin làm (informant-
made films). Xu thế làm phim dựa vào cộng đồng này được hình thành tại Hoa Kỳ và trở
thành một trào lưu mạnh, sau đó đã lan rộng ra các nước khác.

Năm 1996, những phim dựa vào cộng đồng được bắt đầu thử nghiệm lần đầu bởi
Worth và Adair với bộ phim “Người Navajo”. Họ bắt đầu với việc dạy một nhóm người
Navajo việc làm thế nào để họ có thể tự thực hiện việc quay phim về bất kỳ chủ đề nào
họ muốn. Năm 1987, hội phim tài liệu ở Mỹ đã thực hiện dự án Video trong làng với mục
đích phát triển và khuyến khích những thổ dân da đỏ đưa ra hình ảnh của họ. Trong dự án
này họ tập trung vào mục đích làm video như là một công cụ để người da đỏ thể hiện
cách nhìn của họ về thế giới. Năm 2004, Wendy Erd (Bảo tàng Pratt, Alaska, Hoa Kỳ)
cũng hợp tác với một nhóm người dân tộc thiểu số ALutiiq sống trong một ngôi làng nhỏ
ở Alaska thực hiện bộ phim có nhan đề là “Kiputmen Naukurlurpet”. Thông qua phim,
cộng đồng đã thể hiện sự tiếc nuối với ngôn ngữ của tộc người mình đang dần bị mai một
và biến mất, đồng thời thể hiện nhu cầu muốn giữ gìn ngôn ngữ của mình cho thế hệ sau.
Những bộ phim trên chính là những bước đi đầu tiên của phim dựa vào cộng đồng trên
hành trình phát triển và lan rộng ra trên toàn thế giới.
Trước xu thế làm phim mới, Việt Nam cũng nhanh chóng bắt kịp thời đại. Nơi đầu
tiên được áp dụng phim dựa vào cộng đồng chính là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(DTHVN). Tại bảo tàng từ những ngày vừa khánh thành (1997) đã đưa hệ thống tư liệu
thị giác vào trưng bày để phục vụ công chúng. Tuy nhiên, những đoạn video vào thời
điểm đó vẫn chỉ mới được xem là bổ trợ cho các hiện vật hoặc góc tái tạo trong trưng bày
bảo tàng.

Đến năm 2000, Bảo tàng DTHVN đã có bước tiến mới trong việc làm phim dân tộc
học nhờ sự tài trợ của quỹ Ford. Bộ phim đầu tiên được thực hiện là Câu chuyện rối Tày
làng Thẩm Rộc - kể lại quá trình phục hồi đoàn rối que của dòng họ Ma Quang, người
Tày, ở Định Hoá, Thái Nguyên. Điểm mới chính là lần đầu tiên các nhân vật trong phong
là những người dân được nói, được kể những câu chuyện của chính mình trong việc phục
hồi đoàn múa rối. Mặc dù đó chưa hoàn toàn là phương pháp làm phim dựa vào cộng
đồng nhưng đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của một cách tiếp cận mới. Cho
đến 2006, Wendy Erd (Bảo tàng Pratt, Alaska, Hoa Kỳ) đã cùng với các chuyên gia làm
phim về cộng đồng đến Bảo tàng DTHVN tìm cơ hội hợp tác và ứng dụng phương pháp
làm phim mới đối với Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy phương pháp làm phim dựa vào cộng
đồng đã đựa ứng dụng để làm phim về chủ đề bao cấp. Thành quả là Bảo tàng DTHVN
đã thành công tổ chức trưng bày Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986). Cuộc
trưng bày này bao gồm một hợp phần làm phim về đời sống người Hà Nội trong những
năm khó khăn của thời kỳ bao cấp. Chính cuộc gặp gỡ và hợp tác, cùng với những thử
nghiệm ban đầu này đã tạo cơ hội cho nhiều dự án sau này được diễn ra thành công.

Quy trình làm phim dựa vào cộng đồng về mặt lý thuyết có thể trải qua các bước cơ
bản như sau:

1. Xác định cộng đồng.


2. Tìm và thiết lập mối liên hệ.
3. Quan hệ bước đầu.
4. Thỏa thuận hợp tác.
5. Lập kế hoạch hồ sơ.
6. Nghe và khám phá.
7. Tìm kiếm ý tưởng hạt giống.
8. Mang về, thảo luận, kiểm tra.
9. Cộng đồng chấp nhận, cộng đồng thay đổi.
10. Hướng dẫn cộng đồng thảo luận.
11. Giúp cộng đồng hình dung.
12. Thu thập tư liệu.
13. Tổ chức câu chuyện.
14. Cộng đồng thảo luận.
15. Bản nháp đầu tiên.
16. Mang đến cộng đồng chia sẻ.
17. Thảo luận.
18. Sản phẩm cuối cùng.
19. Giới thiệu cho cộng đồng.
20. Nhận sự phản hồi.

Xác định cộng đồng là bước đầu tiên trong 20 bước làm phim dựa vào cộng đồng. Ở
bước này người tổ chức sẽ xác định xem cộng đồng mình hướng đến là gì? Ở đâu? Đối
tượng chính là ai?. Điều này được xác định dựa vào nhiều yếu tố như: Sự an toàn, khoảng
cách giữa địa điểm chúng ta và cộng đồng, giao thông, thái độ của cộng đồng, ít người
biết đến nhưng không nhạy cảm, thời gian (của cộng đồng, của chúng ta), yếu cầu tài
chính của cộng đồng, cộng đồng quen nhiều dự án, lợi ích của cộng đồng, có đời sống
phong phú, có liên quan đến các vấn đề xã hội, cộng đồng “gai góc”/ “nóng”, người gác
cổng. Đây là bước đầu tiên cũng là điều kiện tiên quyết tác động đến sự thành công của
phim. Nếu ở bước này xác định sai cộng đồng, tính khả thi thấp thì quá trình làm phim sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, và cũng có thể dẫn tới việc phim bị hủy bỏ.

Sau khi xác định được cộng đồng sẽ tiến hành Tìm và thiết lập mối liên hệ. Điều này
sẽ là mấu chốt trong sự thành công của phim, sự thuận lợi trong quá trình làm phim như
lên ý tưởng, thu thập tư liệu, góp ý, .....Hơn hết chính những mối liên hệ này sẽ là cầu nối
với những đối tượng mà phim hướng đến. Đầu tiên cần tìm xem ai, cơ quan nào có thể
giúp mình kết nối với cộng đồng. Thông thường cán bộ địa phương, người có uy tín trong
làng,....sẽ là một cầu nối tốt. Sau đó, người thực hiện sẽ liên hệ với những người “cầu
nối” ấy. Có thể thực hiện bằng cách gọi điện nói chuyện trước và tiếp đến có thể đến tận
địa bàn để có thể nói chuyện và nắm bắt thông tin rõ hơn.

Từ những mối liên hệ tìm được mình sẽ có những kết nối đầu tiên với cộng đồng.
Lúc này quan hệ bước đầu là điều rất quan trọng. Điều này tác động đến ấn tượng của
cộng đồng và sự quan tâm, nhiệt tình của cộng đồng trong suốt quá trình làm phim. Để
làm được điều này thì có các “chìa khóa mở cánh cổng đến với cộng đồng”. Trước hết từ
chính mình cần biết được mình là ai?, đến làm gì?, cộng đồng muốn gì?. Và để biết được
cộng đồng muốn gì thì cần phải tìm hiểu các thông tin về cộng đồng và tìm những điểm
chung của cả hai trước khi đến. Khi đến nơi thì cần xin phép người có quyền hạn trong
cộng đồng để được tham gia vào cộng đồng. Sau đó, khi đã được cộng đồng chấp thuận
tham gia thì mình cần tham gia với một thái độ hài hước, kiên nhẫn, là chính mình, thích
ứng linh hoạt, mở lòng cho đi, quan tâm đến mọi người (nhất là trẻ em và người cao
tuổi), hơn hết là không ngại khó - ngại khổ - ngại bẩn. Và để có thể hiểu hơn về cộng
đồng thì mình nên cùng làm, cùng ăn, cùng ở và thường xuyên nói chuyện với cộng
đồng, kể cho họ nghe về câu chuyện của chính mình.

Khi cộng đồng đã quen và biết về mục đính của mình thì sẽ tiến hành thỏa thuận
hợp tác. Lúc này sẽ nói rõ hơn về việc mình làm, tuyên truyền và tiến hành ký hợp đồng.
Trong lúc đó có một số điều cần được thống nhất với nhau như câu chuyện này là của ai?,
công việc mà hai bên cần làm với nhau. Đối với nhà nghiên cứu, nhà báo, đạo diễn,
chuyên gia, lãnh đạo sẽ phụ trách sản phẩm, sự an toàn, hoạt động tuyên truyền, thời
gian, kinh phí, mục đích, chất lượng kỹ thuật, chính trị và là khán giả. Còn với chủ thể
cộng đồng sẽ phụ trách quá trình và đảm bảo sự chân thực và cảm xúc. Chính sự phối
hợp và tác động giữa hai bên sẽ quyết định chất lượng nội dung phim được tạo ra. Và cần
chú ý là vai trò giữa hai bên là linh hoạt trong quá trình thực hiện để phù hợp với các
trường hợp, không tuyệt đối hóa. Thống nhất được ý kiến sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Lập kế hoạch hồ sơ. Đây là thời điểm hai bên nói rõ hơn về ý tưởng của nhau, thống
nhất thời gian dự kiến hoàn thành dự án và thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ. Kế hoạch
hồ sơ này sẽ giúp cho dự án được tiến hành theo đúng tiến trình và đạt được kết quả như
mong đợi. Trong kế hoạch cần đưa ra mục tiêu chung cho cả dự án và mục tiêu riêng cho
mỗi nhiệm vụ và từng giai đoạn. Như thế sẽ giúp cho cả hai bên nắm được quá trình tiến
triển và việc mà mình cần làm ở mỗi giai đoạn. Từ đó có thể lên kế hoạch sắp xếp thời
gian và công việc để thuận lợi hoàn thành phim.

Và bước tiếp theo là nghe và khám phá. Bước này sẽ giúp mình hiểu hơn về cộng
đồng, mong muốn của họ và có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhau. Qua trình giao tiếp
với cộng đồng là một quá trình quan trọng và có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Niềm tin
của đôi bên, quyền lực (cao hơn, ngang bằng, nội tại), sự chia sẻ của quá trình chỉ đạo và
người lãnh đạo, mối quan hệ chất lượng, những giá trị mình mang đến và sự kết nối của
mình với cộng đồng. Và có thể nghe và khám phá được những điều thú vị mà cộng đồng
nói đến thì cần trải qua 3 cấp độ để lắng nghe. Đầu tiên là suy nghĩ (ý nghĩ, hiện thực,
khái niệm, ý tưởng, tranh luận), sau đó là cảm nhận (cảm giác, xúc cảm, trạng thái cảm
xúc, giá trị trải nghiệm), cuối cùng là dự định (mong muốn, định hướng, năng lượng,
động cơ, quyết định). Nghe và khám phá không chỉ là một bước trong 20 bước làm phim,
mà lắng nghe cộng đồng luôn luôn được sử dụng trong cả quá trình làm phim và sau khi
làm phim. Đây là điểm khiến cho phim cộng đồng khác biệt với các loại phim khác.

Từ việc nghe và khám phá mình sẽ có những ý tưởng. Từ đây sẽ bắt đầu tìm kiếm
hạt giống ý tưởng. Thông qua những chia sẻ, những câu chuyện, những chủ đề mà cộng
đồng nhắc đến mình sẽ có những ý tưởng ban đầu, hay còn gọi là ý tưởng hạt giống.

Nhưng không phải ý tưởng nào cũng hay và phù hợp để có thể thực hiện. Vì thế cần
tiến hành mang về, thảo luận, kiểm tra nhằm tìm ra những ý tưởng hay, thú vị, có khả
năng thực hiện. Quá trình này diễn ra bởi những người thực hiện dự án, nắm rõ kỹ thuật
dựng phim. Lúc này vừa chọn ra những ý tưởng phù hợp vừa đưa ra những dự định nội
dung quay và cách thức quay ban đầu cho ý tưởng đó.
Hơn hết, để có thể hoàn thành một bộ phim dựa vào cộng đồng thì cần đến sự giúp
đỡ của cộng đồng. Những ý tưởng cần được cộng đồng chấp nhận hoặc cộng đồng thay
đổi. Người thực hiện sẽ trở lại cộng đồng để trình bày những ý tưởng đã chọn và kế
hoạch nội dung quay phim dự định. Lúc này cộng đồng có thể đồng ý và cũng có thể
cộng đồng sẽ có những góp ý mới cho ý tưởng nội dung phim. Nếu cộng đồng có những
góp ý thì người thực hiện cần ghi nhớ và điều chỉnh cho phù hợp.

Hướng dẫn cộng đồng thảo luận. Trong việc làm phim dựa vào cộng đồng thì tiếng
nói, suy nghĩ của cộng đồng là quan trọng nhất. Nhưng để cộng đồng có thể thể hiện hết
những suy nghĩ, ý tưởng, bộc lộ hết khả năng người trong cuộc của họ thì những người
thực hiện cần hướng dẫn họ thảo luận. Hướng dẫn họ cách lên nội dung và bổ sung cho
nhau về những vấn đề, chủ đề mà họ dự định quay. Từ đó mở rộng thêm chiều sâu cho ý
tưởng và có nhiều góc nhìn mới về vấn đề hơn.

Giúp cộng đồng hình dung. Đối với các cộng đồng nói riêng và mọi người ở Việt
Nam nói chung. Việc làm phim dựa vào cộng đồng vẫn còn là một điều rất mới mẻ. Vì
thế để những người trong cộng đồng có thể hoàn thành tốt trong quá trình làm phim thì
cần tiến hành giúp cộng đồng hình dung những việc họ cần làm và dự án phim sau khi
được hình thành. Bao gồm từ những việc nhỏ nhất như hình dung cách họ thu thập thông
tin, hình dung kết quả thông tin họ thu thập được, hình dung khi tài liệu của họ được ghép
và phim,…

Quá trình thu thập tư liệu là việc chiếm nhiều thời gian nhất. Việc này được thực
hiện bởi chính những người trong cộng đồng và những người thực hiện chỉ đóng vai trò
giám sát và góp ý. Quá trình thu thập tài liệu kéo dài và những người trong cộng đồng
còn có việc riêng của mình. Nên để đảm bảo quá trình được đảm bảo, cách vài tháng
những người thực hiện sẽ về lại cộng đồng để thu kết quả từ cộng đồng và góp ý cho họ.

Từ những tài liệu thu thập được những người thực hiện sẽ ghép lại, quá trình này
được gọi là tổ chức câu chuyện. Những tư liệu cộng đồng cung cấp rất nhiều, nhưng cần
chọn những tư liệu có nội dung liên quan với nhau và ghép lại cùng một nhóm. Như học
tập, vui chơi, sinh hoạt văn hóa, hoạt động sản xuất,…

Những tư liệu sau khi được ghép thành câu chuyện sẽ được đem lại cộng đồng để
cộng đồng thảo luận. Lúc này cộng đồng sẽ góp ý những điều còn thiếu sót, đồng thời
nảy ra những ý tưởng mới để giúp câu chuyện hoàn thiện hơn. Những thành viên sẽ cùng
nhau thảo luận với nhau những góc nhìn mới về tác phẩm của mỗi người. Nhờ thế mà câu
chuyện có nhiều góc nhìn mới, nhiều khía cạnh mới để khai thác.

Sau khi được cộng đồng góp ý và bổ sung, những người thực hiện sẽ làm bản nháp
đầu tiên. Lúc này nội dung phim đã được thống nhất và làm thành phim, đồng thời có thể
kèm theo phần thuyết minh theo ý hiểu và góc nhìn của người thực hiện.

Bản nháp đầu tiên được hoàn thành, một lần nữa người thực hiện mang đến cộng
đồng chia sẻ. Điều này được thực hiện với mục đích để cộng đồng có thể nói lên ý kiến
của mình và đưa ra những góp ý cuối cùng trước khi dự án phim được hoàn thiện đến sản
phẩm cuối cùng.

Khi bản nháp được mang đến cộng đồng, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận. Cộng
đồng sẽ đưa ra những ý kiến của mình về bộ phim, những người thực hiện sẽ lắng nghe
những ý kiến của cộng đồng. Từ đó, người thực hiện sẽ xem xét, chọn lọc những ý kiến
phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp và sửa lại những chỗ chưa hợp lý.

Sau những nỗ lực trong một thời gian dài, sản phẩm phim dựa vào cộng đồng cuối
cùng cũng đã được hoàn thành. Đây là phim mang trong nó công sức và tiếng nói của
cộng đồng muốn thể hiện cho những người ngoài cộng đồng biết.

Phim được hoàn thành cũng là lúc giới thiệu cho cộng đồng biết về sản phẩm do
chính mình tạo ra. Từ đó, họ có thể thấy được công sức, nỗ lực trong thời gian dài của họ
có ý nghĩa như thế nào. Điều đó cũng là động lực cho họ có dũng khí nói lên tiếng nói và
tự hào với văn hóa, bản sắc của dân tộc mình.
Lúc phim được giới thiệu cho cộng đồng, cũng là lúc những người thực hiện sẽ
nhận sự phản hồi từ nhữn người trong cộng đồng. Đây vừa là động lực, cũng như là kinh
nghiệm để những dự án phim sau có thể tiến hành thuận lợi và mang về kết quả tốt hơn.

Qua 20 bước trong quá trình làm phim cộng đồng, có thể thấy được quá trình làm
phim rất khó khăn. Và mỗi một bước đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, bước trước
sẽ là tiền đề cho bước sau có thể hoàn thành tốt hơn. Đồng thời, cũng có thể thấy được
chính chủ nghĩa hậu hiện đại đã có tác động lớn đến nhân học và sự ra đời của phim dựa
vào cộng đồng. Vậy cụ thể chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng như thế nào đến phương
pháp làm phim dựa vào cộng đồng?

Trước hết chúng ta cần hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại. Về tên gọi “Chủ nghĩa hậu
hiện đại” (post-modernism) có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, chủ nghĩa hậu hiện
đại là một lý thuyết hay một trào lưu lý thuyết bao gồm các quan điểm khác nhau được
gộp thành chủ nghĩa hậu hiện đại. Thứ hai, chủ nghĩa hậu hiện đại ám chỉ một xã hội cụ
thể ở một giai đoạn phát triển cụ thể.

Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời và nổi bật nhất ở nước Pháp vào năm 1980 sau đó lan
ra các quốc gia khác. Điều này được nhắc đến lần đầu trong cuốn sách Post-modern
theory của Steven Best và Douglas Kellner. Điều này diễn ra trong bối cảnh các quá trình
hiện đại hóa ở Pháp sau Thế chiến thứ 2 đã tạo ra những biến đổi nhanh chóng và cảm
giác một xã hội mới được hình thành. Chính những phát triển chóng mặt trong các lĩnh
vự kinh tế xã hội song hành với các biến đổi mạnh mẽ trong giới lý thuyết. Trong bối
cảnh đó, sự phê bình về các lý thuyết của thời kỳ hiện đại và đưa ra những phương thức
lý luận mới và cách viết mới.

Sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại thay vì đặt nhân học trong bối cảnh của một
ngành khoa học, thì nhân học lại được đặt trong bối cảnh của ngành khoa học nhân văn.
Quan điểm nhân văn nhấn mạnh đến tính đặc thù của mỗi cá nhân và đồng thời cũng
nhấn mạnh đến sự sáng tạo của cá nhân trong giới hạn của xã hội và văn hóa. Điều này có
nghĩa là các nhà nhân học phải nghiên cứu cá nhân - những người cung cấp thông tin, là
các tác nhân trung tâm của xã hội và ghi lại quan điểm, tiếng nói của họ. Và chủ nghĩa
hậu hiện đại cũng không đề cao phương pháp so sánh, phân tích định lượng, chối bỏ tính
khách quan, chân lý và các lý thuyết lớn.

Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với nhân học cũng kéo theo sự ảnh
hưởng đối với làm phim dựa vào cộng đồng. Đầu tiên là ảnh hưởng về tư tưởng. Cũng
như nhân học, trong phim dựa vào cộng đồng mang tư tưởng tôn trọng tiếng nói và quan
điểm của chủ thể cộng đồng - những người cung cấp thông tin, là tác nhân trung tâm của
xã hội.

Tư tưởng tôn trọng tiếng nói, quan điểm trong phim dựa vào cộng đồng càng được
thể hiện rõ hơn qua các bước làm phim dựa vào cộng đồng. Ngay từ những bước đầu tiên
trong 20 bước làm phim dựa vào cộng đồng đã thể hiện điều này - đó chính là bước thứ 6:
Nghe và khám phá. Ngoài ra còn trong quá trình làm phim có rất nhiều bước gắn liền với
cộng đồng như: 14 - cộng đồng thảo luận, 16 - Mang đến cộng đồng chia sẻ, 17 - thảo
luận, 19 - giới thiệu cho cộng đồng, 20 - nhận sự phản hồi từ cộng đồng. Chính nhờ
những bước này, cộng đồng đã có cơ hội thể hiện quan điểm, nói lên tiếng nói của mình.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến phim dựa vào cộng đồng đã được thể
hiện trong một bộ phim được rất nhiều khán giả trong và ngoài nước - “Những đứa trẻ
trong sương” (Children of the Mist) của nữ đạo diễn Hà Lệ Diễm. Phim kể về quá trình
trưởng thành một cô bé tên Di, người Hmong ở Sa Pa (Lào Cai), từ lúc Di 12 tuổi cho
đến khi em trở thành thiếu nữ. Phim thể hiện sự sung đột giữ những phong tục cổ xưa và
giá trị hiện đại, ở nơi đó các em bé vốn có nên văn hóa truyền thống nay được tiếp cận
với thế giới bên ngoài. Sự va chạm giữa những giá trị truyền thống và hiện đại chính là
những thách thức mà nhiều bé gái người dân tộc thiểu số phải đối mặt trong xã hội ngày
nay. Vừa qua vào cuối tháng 12/2022 , phim vừa được Ban Tổ chức Giải Oscar lần thứ
95 năm 2023 đưa vào danh sách đề cử rút gọn (top 15) ở hạng mục "Phim tài liệu dài
xuất sắc nhất".
Tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021, Ban tổ chức đánh giá:
“Những nhà làm phim tài liệu đôi khi thiết lập các mối quan hệ mật thiết với nhân vật có
thể gây trở ngại cho vai trò đạo diễn của họ. Nhưng nhà làm phim đầu tay “Những đứa
trẻ trong sương” đã tạo được sự cân bằng, tách tình cảm của mình ra khỏi câu chuyện xúc
động của cô gái Hmong bị kẹt ở độ tuổi trẻ thơ và trưởng thành, giữa truyền thống và
hiện đại, ở vùng quê Việt Nam xa xôi”. Để có được sự thành công đó chính là nhờ đạo
diễn đã sử dụng sự ảnh hưởng quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại: Nghiên cứu cá
nhân - những người cung cấp thông tin, là các tác nhân trung tâm của xã hội và ghi lại
quan điểm, tiếng nói của họ. Nhờ thế mà phim có thể mang được những dấu ấn riêng,
giúp khán giả có thể cảm nhận được cảm xục chân thật của chủ thể phim.

Đầu tiên là thiết lập mối quan hệ thông qua việc nghe và khám phá câu chuyện của
em Di nói riêng và cộng đồng người Hmông nói chung ở Sa Pa. Thông qua một chuyến
đi lúc triển khai dự án “Chuyện của chúng mình” do nhóm Hành động vì sự phát triển
của người Hmông. Diễm đã có thời gian làm quen, chơi và trò chuyện cùng với Di.
Thông qua những cuộc trò chuyện, Diễm và Di đã dần thân thiết nhau hơn. Khi thấy
Diễm thường cầm máy quay và quay mọi thứ, Di đã mở lòng ngỏ lời bảo Diễm quay em
và các bạn. Từ việc lắng nghe và khám phá cuộc sống của Di, Diễm đã nảy ra những ý
tưởng hạt giống đầu tiên tạo điều kiện cho phim ”Những đưa trẻ trong sương” được ra
đời.

Trong suốt quá trình làm phim, để có thể lắng nghe, thể hiện được tiếng nói, cảm
xúc của chủ thể. Đạo diễn phim đã cùng ăn, cùng ở, cùng chơi trong cộng đồng, cụ thể là
với gia đình em Di. Theo Diễm để hoàn thành bộ phim, Diễm đã dành 4 năm ở Sa Pa với
rất nhiều lần đi từ quê (Bắc Kạn), hay Hà Nội lên Sa Pa. Hơn hết, việc đề cao tiếng nói,
vai trò, quan điểm của người trong cộng đồng còn thể hiện ở việc họ đã chọn ra tầm 50-
60 tiếng trong gần 100 tiếng phim nháp để dịch ra tiếng Hmông.

Trong phim, chỉ có tiếng nói của chủ thể phim là Di, bố mẹ Di và bạn bè của em.
Các cảnh quay được quay từ chính cuộc sống của các em. Nhất là việc sự việc Di bị “kéo
vợ” xảy ra hoàn toàn là đột ngột, cả Diễm và Di đều không hề biết trước. Chính điểm này
lại càng cho cảm xúc của chủ thể được diễn tả rõ nét và cao trào, chân thực hơn bao giờ
hết. “Những đưa trẻ trong sương” và Diễm đã thành công trong việc nghiên cứu cá nhân
(Di) - người cung cấp thông tin, là các tác nhân trung tâm của xã hội và ghi lại quan
điểm, tiếng nói của em. Qua đó thể hiện được khát khao được học tập, được tự tay xây
dựng nên cuộc đời của chính mình thay vì phó mặc cho người khác.

Tóm lại nhờ sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đến phim dựa vào cộng đồng
mà nền điện ảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo nên bước phát triển
mới. Nhờ có sự ảnh hưởng đó mà những quan điểm, suy nghĩ, ước muốn, tiếng nói của
các cộng đồng được thể hiện một cách tự nhiên và chân thật nhất. Điều này được thể hiện
qua 20 bước làm phim dựa vào cộng đồng. Tuy hiện tại, việc phát triển phim dựa vào
cộng đồng ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ sự thành công đầu tiên của Bảo
tàng DTVN và gần đây là sự thành công của phim “Những đứa trẻ trong sương”, đã hứa
hẹn một tương lai đầy triển vọng của phim dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trường Giang. Phim dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
2. Nguyễn Văn Sửu. Chủ nghĩa hậu hiện đại và nhân học đương đại
3. Minh Anh. Đạo diễn “Những đứa trẻ trong sương”: Hà Lệ Diễm - Tôi yêu hiện
thực đa sắc, https://mega.vietnamplus.vn/dao-dien-nhung-dua-tre-trong-suong-toi-
yeu-hien-thuc-da-sac-5363.html, xem 8/6/2023.
4. Hành trình sáng tạo phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương”,
https://vov.gov.vn/hanh-trinh-sang-tao-phim-tai-lieu-nhung-dua-tre-trong-suong-
dtnew-466843, xem 8/6/2023.
5. Hoàng Tân (2023). “Những đứa trẻ trong sương”: Dấu ấn khác lạ của Hà Lệ Diễm,
https://www.elle.vn/the-gioi-van-hoa/nhung-dua-tre-trong-suong-ha-le-diem, xem
8/6/2023.

You might also like