You are on page 1of 3

TÓM TẮT BÁO CÁO

Bài báo cáo này là tổng hợp tất cả quá trình đã học trong 7 bước của môn Thiết kế dự án 1
(Project Design 1). Để có thể thực hiện được chủ đề lớp “Nâng cao chất lượng hoạt động cho
câu lạc bộ Sống Cùng Tự Kỷ”, cả nhóm đã cùng nhau suy nghĩ , thảo luận và đánh giả để có thể
đưa ra được một vấn đề phù hợp có thể giải quyết được và liên quan đến chủ đề lớp là : “Chưa
có một sự truyền tải, lan toả hình ảnh của câu lạc bộ đến cộng đồng một cách mạnh mẽ”. Tất
cả các thành viên của nhóm đã cùng nhau nỗ lực và cố gắng hoàn thành từng bước theo quy trình
qua sự hướng dẫn của GV Hoàng Mi bằng việc làm các phiếu nhóm, phiếu cá nhân cũng như
công tác tổ chức thuyết trình cá nhân, thuyết trình nhóm và luôn đảm bảo được việc quản lý thời
gian cũng như tính xác thực và hợp lý trong quá trình làm. Qua đó , nhóm đã nhận định được
rằng đây là một vấn đề thật sự tồn tại, và diễn ra ở nhiều nơi; các bên liên quan đều chưa có giải
pháp triệt để và có nhu cầu muốn giải quyết nó. Nhóm đã cùng ngồi lại đưa ra các nguyên nhân
khiến vấn đề chưa giải quyết triệt để, tìm ra nguyên nhân cốt lõi là do “Câu lạc bộ chưa có sự
đầu tư vào mảng truyền thông để giúp mọi người kết nối với nhau”. Và quan trọng nhất, giải
pháp cuối cùng được nhóm lựa chọn đó là “Đầu tư liên kết với các trường đại học để quảng bá
hình ảnh của câu lạc bộ” có thể giúp không chỉ câu lạc bộ mà còn có các đối tượng liên quan
khác có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG


1. Giới thiệu chủ đề lớp:
Hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của trẻ em vẫn đang tồn tại. Nhận
thấy tầm quan trọng của việc giúp đỡ cho những trẻ gặp phải hoàn cảnh đặc biệt cũng như nâng
cao sự hiểu biết về những hội chứng mà mọi người chưa hiểu được tầm ảnh hưởng của nó đến với
bản thân người gặp phải và gia đình của họ, trung tâm Service Learning của trường đại học Kinh
tế - tài chính TP. Hồ Chí Minh đã liên kết với một tổ chức về tự kỷ để giúp mang đến những cái
nhìn đa chiều về trẻ tự kỷ và các hoạt động của câu lạc bộ cũng như đem đến chủ đề lớp cho lớp
PD.B39 là: “Nâng cao chất lượng của câu lạc bộ Sống Cùng Tự Kỷ”.

2. Bối cảnh các đề xuất về đề tài nhóm:


Mỗi thành đưa ra 3 vấn đề liên quan đến chủ đề lớp, sau đó mỗi thành viên đọc và chọn ra 1 trong
các vấn đề mà bản thân thấy thú vị hoặc đặc biệt liên quan đến chủ đề lớp. (Các thành viên không
chọn trùng vấn đề với nhau; các vấn đề được in đậm là vấn đề mỗi cá nhân đã chọn)

1
Thành viên Đề tài đề xuất
– Số lượng các buổi tình nguyện bị hạn chế vậy tính hiệu quả có
1. Trần Công cao không? (Tuyết Mai)
Hiếu – Cách giúp tiếp cận để cho mọi người có cái nhìn về những trẻ em
tự kỷ.
– Trong các buổi sinh hoạt trong CLB việc hướng dẫn cho các
tình nguyện viên mới . (Công Hiếu)

– Phụ huynh chưa có kiến thức và hướng đi đúng đắn đối với trẻ tự
2. Phan Thị kỷ.
Mỹ Tâm – Không có đủ nguồn nhân lực (những người mà có thể truyền tải
được nội dung gần gũi đến giới trẻ hay phụ huynh về những vấn đề
liên quan đến tự kỷ).

– Không có nguồn ngân quỹ để tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ
tự kỷ. (Mỹ Tâm)

3. Trần Trọng – Trình độ chuyên môn của các thành viên.


Phúc – Những kiến thức về đời sống hành vì ,đời sống tình cảm , tâm sinh
lí của trẻ em bị tự kỷ.
– Những điều cần thiết khi tiếp cận, tìm hiểu về trẻ tự kỷ cũng như
phụ huynh.

4. Trần Thị – Trẻ em tự kỷ khó giao tiếp và nói ra được vấn đề của bản thân
Quỳnh Anh mình mắc phải. (Trọng Phúc)
– Trẻ em tự kỷ khó kết bạn được với mọi người, bị cô lập.
– Không phải các tình nguyện viên nào cũng có chuyên môn sâu.
(Quỳnh Anh)

5. Trương – Tạo điều kiện để các thành viên có cơ hội nâng cao kiến thức, đóng
Nữ Tuyết góp tiềm lực để đưa ra chương trình hành động có giá trị cho CLB
Mai sống cùng tự kỷ.
– Tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức cùng tham gia tài trợ
giúp các dự án thiết thực dành cho cộng đồng người tự kỷ.
– Khẳng định cộng đồng người tự kỷ là một thành phần trong xã hội.

6. Huỳnh Thị – Nguồn nhân lực đa số là phụ huynh, giáo viên, các tình nguyện
Ngọc Hân viên là sinh viên.. và vài bác sĩ , mà không có những bác sĩ có trình
độ chuyên môn. Thiếu các designer
– Chưa có một sự truyền tải lan toả hình ảnh của clb đến cộng
đồng một cách mạnh mẽ. (Ngọc Hân)
– Phụ huynh chưa có kiến thức và hướng đi đúng đắn đối với trẻ tự
kỷ.

2
Cuối cùng, các thành viên cùng nhau thảo luận, đánh giá, chấm điểm qua các tiêu chí ở phiếu
[1T2] và đưa ra một đề tài chung của nhóm:

CHƯA CÓ MỘT SỰ TRUYỀN TẢI LAN TOẢ HÌNH ẢNH CỦA CÂU LẠC BỘ
ĐẾN CỘNG ĐỒNG MỘT CÁCH MẠNH MẼ
Thành viên: Huỳnh Thị Ngọc Hân

3. Các nội dung liên quan đến đề tài:


a/ Lý do chọn đề tài: Qua buổi trao đổi tại Google Meet cùng cô Nguyễn Thị Tuyết Vân -
người sáng lập câu lạc bộ Sống Cùng Tự Kỷ vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, cô Vân có chia sẻ
những khó khăn trong quá trình phát triển câu lạc bộ và chúng em nhận thấy rằng vấn đề về
truyền thông của câu lạc bộ chính là vấn đề mang yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng
cũng như sự phát triển của câu lạc bộ. Nếu muốn cho mọi người biết nhiều hơn về hội chứng tự
kỷ để có thể hiểu cũng như giúp đỡ cho các trẻ em tự kỷ được hoà nhập cùng cộng đồng thì phải
giải quyết được việc câu lạc bộ đang bị hạn chế về mặt truyền thông. Do đó câu lạc bộ cần phải
truyền tải lan toả hình ảnh của mình đến cộng đồng một cách mạnh mẽ hơn nữa để có thể giúp
cho câu lạc bộ nói riêng và trẻ em tự kỷ nói chung có được sự quan tâm cũng như giúp đỡ từ
cộng đồng nhiều hơn. Đó là nguyên nhân mà nhóm 2 đã quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu
và nghiên cứu xuyên suốt môn học Project Design 1 này.

b/ Phương pháp đánh giá, chọn đề tài nhóm: sử dụng ma trận đánh giá trong phiếu 1T2 (trang
22, giáo trình môn Project Design 1, ĐH Kinh tế - tài chính)

c/ Vấn đề, đối tượng của vấn đề:


– Đối tượng của vấn đề: Câu lạc bộ Sống Cùng Tự Kỷ
– Vấn đề: Chưa có một sự truyền tải lan toả hình ảnh đến cộng đồng một cách mạnh mẽ.

d/ Mục tiêu giải quyết vấn đề và phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề:
– Mục tiêu giải quyết vấn đề: Nhóm mong muốn đề tài này sẽ được nhiều người biết đến cũng
như hiểu rõ hơn các giải pháp mà nhóm đưa ra để có thể giúp cho hình ảnh của câu lạc bộ được
mọi người biết đến nhiều hơn, qua đó còn cung cấp cho mọi người có thêm kiến thức về hội chứng
này để giúp đỡ những trẻ em tự kỷ có được sự đồng cảm sẻ chia từ cộng đồng (dù không chắc
chắn 100%, nhưng có thể giải quyết một cách có hiệu quả nhất)
– Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề: khảo sát, phỏng vấn các đối tượng khác nhau
để lấy được thông tin chính xác, cụ thể và cách giải quyết cho vấn đề.

13

You might also like