You are on page 1of 6

1.

Mục đích: Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau
- Nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn
cảnh khó khăn.
- Cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức
năng, vai trò của họ có hiệu quả.
2. Chức năng:
- Phòng ngừa
Công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình
hay cộng đồng. Chức năng phòng ngừa thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính
sách xã hội và những vấn đề xã hội.
VD: hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình hay tuyên
truyền phòng chống tệ nạn xã hội,…
-> Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, công tác xã hội đã giúp ngăn ngừa các vấn
đề xã hội có thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Can thiệp (chức năng chữa trị hay trị liệu)
+ Nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Với
từng vấn đề và với mỗi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp
can thiệp hỗ trợ riêng biệt.
Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý như trẻ bị xâm hại tình dục, nạn nhân bạo lực
gia đình..., nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua khó
khăn về tâm lý.
+ Phương pháp chủ đạo của công tác xã hội theo phương châm “cho cần câu, chứ không
cho xâu cá”.
Là giúp cho đối tượng được tăng năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ, nhân viên công tác xã
hội không giải quyết vấn đề thay cho thân chủ.
- Phục hồi
+ Giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm. Nó
bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống
xã hội.
Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng,
Như giúp những người đói nghèo xoá được đói, vượt khỏi nghèo hay hỗ trợ người khuyết tật
phục hồi các chức năng (sinh hoạt, lao động, xã hội); giúp trẻ lang thang trở về với gia đình; giúp
người nghiện ngập, mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng, trợ giúp
những trẻ em bị vi phạm pháp luật, được giáo dục hoà nhập.
- Phát triển
+ Thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách, chương trình
dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng của mình đóng góp cho sự
phát triển của xã hội.
+ Giúp đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và có nguy cơ
cao dẫn đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, như xây dựng các
luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề xã hội, các chương trình quốc gia về
giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, ….
-> Thông qua hoạt động giáo dục, công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng
cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động.
3. Nhiệm vụ
- Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.
- Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và
dịch vụ xã hội.
- Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.
4. Phương pháp
a. Các phương pháp thực hành trong công tác xã hội
- Công tác xã hội với cá nhân
Phương pháp can thiệp thông qua mối quan hệ 1-1 giữa nhân viên xã hội và cá nhân nhằm
giúp cá nhân đang gặp khó khăn không có khả năng tìm ra lối thoát tự giải quyết vấn đề
bằng chính sức mạnh của bản thân họ.
Ví dụ: Nguyễn là một người trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý căng thẳng và lo lắng trong
cuộc sống hàng ngày.
Lúc này người công tác xã hội tiến hành cuộc trò chuyện với Nguyễn để hiểu rõ về tình hình và
những khó khăn mà Nguyễn đang gặp phải. Thảo luận về căng thẳng, lo lắng và tác động của
chúng đến cuộc sống hàng ngày của Nguyễn. Dựa trên cuộc trò chuyện và đánh giá, người công
tác xã hội và Nguyễn cùng xác định một số mục tiêu cụ thể như giảm căng thẳng, học cách quản
lý stress, và tìm hiểu các kỹ năng giải quyết vấn đề. Và cùng lập kế hoạch về những hoạt động cụ
thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch này có thể bao gồm việc tham gia vào các khóa học
quản lý stress và thực hành các phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền.
+ Vậy vai trò chủ yếu của nhân viên công tác xã hội trong phương pháp công tác xã hội cá
nhân là người tạo điều kiện, giúp cá nhân đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng,
điểm mạnh tiến đến nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của bản thân. Bên cạnh đó,
nhân viên công tác xã hội khi tương tác trong mối quan hệ mộtmột với cá nhân cũng có thể
cùng lúc tham gia với các vai trò khác như nhà giáo dục, người biện hộ, người môi giới.
- Công tác xã hội với nhóm
+ Phương pháp can thiệp thông qua mối tương tác giữa các thành viên trong một nhóm
thân chủ có cùng vấn đề giống nhau nhằm giúp từng cá nhân trong nhóm thay đổi hành vi
theo các mục tiêu đề ra.
Ví dụ như nhóm đồng đẳng của những người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghiện sau cai giúp
nhau hòa nhập cuộc sống, nhóm nạn nhân bạo lực gia đình hay nhóm những người chồng trước
đây gây ra bạo lực gia đình…
+ Vai trò hỗ trợ của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp đỡ nhóm thân chủ
 Trong Công tác xã hội nhóm, công cụ chủ yếu là sự tác động của nhân viên xã hội
đến sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm thông qua tiến trình làm việc với
cả nhóm.
 Với sự điều phối của nhân viên xã hội và sự tương tác của các thành viên trong
nhóm là nhân tố giúp các thành viên trong nhóm thay đổi, tăng cường sự liên kết và
phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân và tiềm năng nhóm. Trong thực tế, tác động của
nhóm nhỏ thông qua các hoạt động nhóm đối với cá nhân là rất mạnh mẽ
-> Phương pháp công tác xã hội nhóm ngày càng được sử dụng rộng rãi khi vấn đề của
cá nhân nan giải mà việc áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân ít hiệu quả.
- Công tác xã hội với cộng đồng (Phát triển cộng đồng)
+ Phát triển cộng đồng: quá trình làm chuyển biến 1 cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành 1
cộng đồng tự lực thông qua giáo dục gây nhận thức về các vấn đề của họ, phát huy khả
năng và nguồn lực sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp để tiến tới tự lực phát triển.
+ Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia và tự quyết của nhân
dân; tin vào khả năng của người dân và phát huy nội lực của chính cộng đồng.
+ Đánh giá cao vai trò của người dân và coi đây là nhân tố quyết định tới sự thành công
trong việc phát triển cộng đồng nghèo.
+ Tiến trình phát triển cộng đồng là một quá trình luôn luôn tiếp diễn từ thấp đến cao, đi từ
cộng đồng yếu kém đến cộng đồng thức tỉnh, cộng đồng tăng năng lực và cuối cùng đến cộng
đồng tự lực qua các bước sau:

 Tiến trình phát triển cộng đồng được cụ thể hóa qua các công việc sau:
1. Lựa chọn cộng đồng; 2. Hội nhập cộng đồng ; 3. Tìm hiểu và phân tích cộng đồng ; 4.
Lựa chọn người có khả năng lãnh đạo, xây dựng, bồi dưỡng/tập huấn các nhóm nòng
cốt ; 5. Thành lập ban đại diện/ ban phát triển cộng đồng ; 6. Lập kế hoạch, chương trình
phát triển cộng đồng ; 7. Vận động, phát huy tiềm năng nhóm; củng cố tổ chức ; 8. Liên
kết các nhóm hành động ; 9. Rút kinh nghiệm – lượng giá các chương trình hành động và
sự phát triển của các nhóm ; 10. Kết thúc và chuyển giao.
Trình tự của các công việc trên cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
b. Các phương pháp định hướng trong thực hành công tác xã hội
- Quản trị ngành Công tác xã hội là một khoa học về quá trình tổ chức, quản lý, điều phối
các chính sách, nguồn lực và các dịch vụ xã hội giúp đỡ con người. Nó có tính thực tiễn và
ứng dụng cao trong hoạt động thực hành về công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm,
và tổ chức cộng đồng.
+ Phân theo nhiều cấp độ
* Cấp độ cá nhân
 Xét tới các khía cạnh mang tính thực hành, tác nghiệp của người nhân viên xã hội
về quản lý ca, điều phối các nguồn lực trong quá trình giúp đỡ trường hợp cụ thể.
 Cần có kỹ năng ghi chép phúc trình, quản lý lưu trữ hồ sơ theo đúng nguyên tắc
nghề nghiệp và biết tự bảo vệ bản thân, biết cách xử lý những căng thẳng thần kinh
do tính chất công việc luôn bị áp lực của nghề nghiệp gây ra.
* Cấp độ tổ chức
 Xét tới việc thực hiện chức năng quản trị của nhà quản trị ở vị trí người lãnh đạo,
quản lý tổ chức.
 Vai trò của nhà quản trị ở cấp độ tổ chức thực hiện chức năng quản trị nghiêng về
các khía cạnh liên quan đến vận hành hoạt động của tổ chức. bao gồm việc hoạch
định các chính sách và các khía cạnh liên quan đến cấu trúc của tổ chức, công tác quản trị
nhân lực, kiểm soát xung đột, kiểm huấn, tìm kiếm nguồn lực (nhân lực, tài chính) cũng
như điều phối nguồn lực (nhân lực, tài chính) trong tổ chức sao cho sử dụng các nguồn
lực đó có hiệu quả trong tổ chức do mình quản lý.
- Nghiên cứu trong công tác xã hội
+ Có ý nghĩa lớn trong việc mở rộng kiến thức, kỹ năng, phương pháp và nền tảng lý luận, thực
tiễn của ngành Công tác xã hội.
+ Đánh giá hiệu quả của các chương trình, chính sách xã hội và đồng thời hỗ trợ cho việc đề ra
các chính sách, chương trình, dự án mới.
+ Cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hành, thực nghiệm các phương pháp tiếp cận để cải
thiện việc cung cấp dịch vụ và chính sách công cộng.
-> Chính nhờ vai trò quan trọng này, nghiên cứu trong công tác xã hội được xem là một trong
ba nội dung chính trong các chương trình đào tạo công tác xã hội trên thế giới (nghiên cứu, lý
thuyết và thực hành

+ Nghiên cứu trong công tác xã hội bao gồm:


 Lựa chọn mô hình can thiệp
 Soạn thảo công cụ
 Thu thập, so sánh, phân tích thông tin
 Trình bày các kết quả nghiên cứu.
+ Thường hướng về các vấn đề: tâm lý xã hội; chính sách và an sinh xã hội; biện pháp phòng
ngừa và can thiệp.
Ví dụ:
- Đánh giá các phương pháp can thiệp và phòng ngừa về vấn đề sức khỏe tinh thần, bảo trợ cho
trẻ em, người cao tuổi, người nghiện ma túy, nghiện rượu, phát triển cộng đồng, nhà ở...
- Nghiên cứu đưa ra các minh chứng để nâng cao tính hiệu quả của các dịch vụ xã hội và các
chính sách công.
5. So sánh CTXH với phúc lợi xã hội
- Giống nhau:
+ Đều hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống và trợ giúp những người gặp khó khăn
trong xã hội.
+ Cả hai lĩnh vực đều tập trung vào việc xây dựng, thúc đẩy và duy trì sự phát triển của cộng
đồng và cá nhân
- Khác nhau:
CTXH Phúc lợi xã hội
Phạm vi hoạt Các hoạt động như tư vấn, hướng Tập trung vào việc cung cấp các
động dẫn, giáo dục, hỗ trợ tài chính và dịch vụ và chương trình hỗ trợ xã
pháp lý, xây dựng mạng lưới hỗ hội như chăm sóc sức khỏe, chăm
trợ xã hội và thúc đẩy quyền lợi xã sóc trẻ em, các dịch vụ về lão hóa và
hội. hỗ trợ người khuyết tật.
Phương pháp Công tác xã hội thường sử dụng Lĩnh vực phúc lợi xã hội thường
các phương pháp như tư vấn cá thực hiện các hoạt động như cung
nhân, xây dựng mạng lưới hỗ trợ cấp dịch vụ trực tiếp, xây dựng các
xã hội, tham gia vào quá trình chương trình và dự án, hỗ trợ tài
quyết định chính sách và thúc đẩy chính và pháp lý, và tham gia vào
quyền lợi xã hội. việc xây dựng chính sách phúc lợi
xã hội.
Đối tượng Công tác xã hội có thể hỗ trợ cho Tập trung vào việc hỗ trợ những
cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng nhóm đối tượng như người già, trẻ
và xã hội nói chung. em, người khuyết tật, người nghèo,
người vô gia cư và những người gặp
khó khăn khác.

6. So sánh CTXH với chính sách xã hội


- Giống nhau: Đảm bảo quyền lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
- Khác nhau:
CTXH Chính sách xã hội
Mục tiêu Tập trung vào việc cung cấp hỗ Hướng đến việc xây dựng và thực
trợ trực tiếp cho cá nhân và cộng thi các chương trình và quyết định
đồng, nhằm nâng cao chất lượng có tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với
cuộc sống và khắc phục các tình toàn bộ xã hội, nhằm đảm bảo sự
trạng khó khăn xã hội. công bằng, bình đẳng và phát triển
bền vững.
Phạm vi hoạt động Các hoạt động như tư vấn, hướng Việc thiết lập các quy tắc, quyền lợi
dẫn, giáo dục, hỗ trợ tài chính và và trợ giúp xã hội thông qua các
pháp lý, xây dựng mạng lưới hỗ chính sách và quyết định của chính
trợ xã hội và thúc đẩy quyền lợi phủ. Chính sách xã hội có thể liên
xã hội. quan đến nhiều lĩnh vực như chăm
sóc sức khỏe, giáo dục, lao động,
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và
phát triển kinh tế xã hội.
Phương pháp Công tác xã hội thường sử dụng Áp dụng các phương pháp như
các phương pháp như tư vấn cá nghiên cứu xã hội, thu thập dữ liệu,
nhân, xây dựng mạng lưới hỗ trợ đánh giá tác động và thiết lập các
xã hội, tham gia vào quá trình quy tắc và quyền lợi xã hội thông
quyết định chính sách và thúc đẩy qua các quyết định và chương trình
quyền lợi xã hội. chính sách.

- Công tác xã hội góp phần quan trọng vào sự thành công của một chính sách xã hội cụ thể,
giúp chính sách xã hội đến được với đối tượng và phát huy tác dụng cao nhất.
Trong quan hệ với chính sách xã hội và công tác xã hội mà cụ thể là thông qua nhân viên công
tác xã hội, họ là người trực tiếp làm việc với đối tượng, kết nối với các chính sách cụ thể để giúp
thân chủ có thêm nguồn lực cần thiết trong việc giải quyết vấn đề của mình.

You might also like