You are on page 1of 18

QUAN ĐIỂM TRAO QUYỀN VÀ BIỆN HỘ TRONG

CTXH

MỤC LỤC
A: THUYẾT TRAO QUYỀN ....................................................................................2
I.Lịch sử hình thành ...................................................................................................2
II. Nội dung thuyết tiếp cận trao quyền. ....................................................................2
III. Các dạng trao quyền.............................................................................................6
IV. Nguyên tắc quản lý trong trao quyền...................................................................6
V. Ứng dụng trong công tác xã hội ............................................................................7
B. BIỆN HỘ ...............................................................................................................7
I.Giới thiệu tổng quan về biện hộ ..............................................................................7
II.Khái niệm “Biện hộ” ..............................................................................................8
III. Một số quan điểm về biện hộ: ..............................................................................8
IV. Các hình thức biện hộ ........................................................................................14
VI. Các nguyên tắc biện hộ: ....................................................................................15
VII. Quy trình biện hộ ..............................................................................................16
VIII . Vai trò của người biện hộ...............................................................................17
IX. Các vai trò của người biện hộ ...........................................................................18

1
A: THUYẾT TRAO QUYỀN

I.Lịch sử hình thành


Quá trình trao quyền mạnh mẽ và các luận điểm biện hộ được bắt

nguồn từ năm 1980 1990.

Năm 1987 Furlong xem xét trao quyền là mục đích quan trọng trong

công tác xã hội

Năm 1986 Russel Elrich cho rằng việc thúc đẩy trao quyền ở cộng

đồng đang chịu áp bức là một sự phản ứng quan trọng đối với các xu

hướng áp đặt kinh tế và chính trị

II. Nội dung thuyết tiếp cận trao quyền.


1. Khái niệm

Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân,

nhóm, cộng đồng để bản thân họ tự đưa ra quyết định và chuyển hóa các

quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể.

2. Nội dung của thuyết tiếp cận trao quyền

Để hiểu được thế nào là trao quyền trước tiên ta phải làm rõ một số ý sau:

Nội dung thuyết tiếp cận trao quyền.

* Trao quyền là một quá trình mang tính xã hội.

Ta hiểu một cộng đồng có cấu trúc hoạt động không thể giống như

một cá nhân được. Việc tiếp xúc với một cá nhân là rất dễ nhưng cộng

đồng là một mô hình khoa học phức tạp vì vậy đôi khi chúng ta nhân tính

hóa một cộng đồng nhưng thực ra là một tổ hợp xã hội. Để có thể trao

2
quyền thành công cho cộng đồng, điều quan trọng là ta phải hiểu được

bản chất một tổ chức xã hội cũng như mối quan hệ giữa cá nhân hay cá

nhân với cộng đồng và với xã hội.

* Tại sao lại có sự tham gia?

Trao quyền không phải là công việc mà bạn có thể làm thay cộng

đồng. Bởi vì quá trình trao quyền hay tăng cường năng lực là một quá trình

biến đổi xã hội mà tự thân cộng đồng có thể trải qua. Một cá nhân không

thể làm được nếu không có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.

Phương thức chúng ta thúc đẩy cộng đồng hành động. Chúng ta thường

gọi các hành động đó là các dự án và muốn thực hiện được dự án thì cần

có sự nhất trí của cộng đồng ấy. Đôi khi người ngoài cộng đồng không

thể quyết định được gì, vai trò giám sát dự án có vai trò quan trọng nhưng

bị xem nhẹ. Cộng đồng không lên phó thác cho những người ngoài cuộc

mà phải tham gia giám sát để đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

* Phát triển quốc gia

Trong những năm 1950 và 1960 thế giới chấm dứt tình trạng thuộc địa

của nhiều quốc gia. Và người ta đã kì vọng răng đó cũng là sự chấm hết

cho đói nghèo để các quốc gia trở lên tự chủ và mạnh hơn. Nhưng sự thực

không như vậy đói nghèo vẫn tăng lên. Mỗi người trong chúng ta đều có

cách nghĩ và lý giải riêng cho mình. Là người động viên cộng đồng, chúng

ta không thể trực tiếp thay đổi 1 quốc gia, nhưng ta có thể giúp từng cộng

đồng trở lên mạnh hơn. Nếu chúng ta truyền đạt lại những phương pháp

3
và cách thức cho người khác và có thể tác động lên chính sách và lập pháp

của một quốc gia để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các cộng

đồng tự chủ. Các cộng đồng càng mạnh, quốc gia sẽ càng thịnh vượng và

độc lập.

* Tìm thế mạnh và phát huy nó.

Mỗi cộng đồng đều có thế mạnh riêng của mình. Là tác viên cộng

đồng bạn phải tìm ra được các nguồn lực trong và ngoài để giúp đõ cộng

đồng đó giải quyết vấn đề đang gặp phải.

* Tại sao phải dùng thuật ngữ trao quyền cho cộng đồng?

Tại vì muốn thực hiện được trao quyền trước tiên chúng ta phải làm

cho cộng đồng có : “ Quyền lực” và “Năng lực”. Nhưng nó khó có thể

thực hiện được vì trong mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ của riêng mình luôn

muốn lợi ích thuộc về mình và mình hơn người khác.

Thực hiện trao quyền là thực hiện dân chủ hóa cộng đồng đó tức trao

quyền cho tất cả mọi người trong cộng đồng để từ đó giúp họ trở lên ít

phụ thuộc vào viện trợ hơn, tự chủ hơn và có khả năng duy trì sự phát

triển mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài.

* Trở nên mạnh hơn qua hành động:

Là một nhân viên xã hội bạn cần giúp họ trở nên tự chủ và tìm ra điều

họ cần nhất “ thông qua ý kiến” và sau đó bạn chỉ cho các thành viên cộng

đồng làm thế nào để đạt được nó. Đó chính là nỗ lực rèn luyện để tăng

cường sức mạnh cộng đồng.

4
Ví dụ : Một huấn luyện viên không thể trống đẩy thay cho học viên được

mà thông qua cách hướng dẫn, phương pháp mà huấn luyện viên đó dạy,

để từ đó học viên muốn trở nên có năng lực thì anh ta phải tự mình rèn

luyện. Còn huấn luyện viên mà làm thay thì học viên đó không bao giờ trở

nên mạnh được.

*Tại sao phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?

Mục đích thúc đẩy cộng đồng là tăng quyền lực, năng lực và sự giàu có của
cộng đồng. tại sao chúng ta phải lựa chọn cộng đồng. Để phát huy giá trị tối đa của
một con ngưới, bạn cần đánh giá không chỉ đánh giá những mặt yếu mà cần công
nhận những mặt mạnh và thành quả của họ và cho họ biết rằng bạn mong đợi
những điều quan trọng nhất họ có thể làm được. Phát huy sức mạnh, đừng tập
trung vào điểm yếu. Từ những câu hiểu và các câu hỏi được đặt ra ở trên ta có thể
thấy rằng nội dung của trao quyền là: Các hành động nhằm xây dựng năng lực của
cá nhân, nhóm, cộng đồng để bản than họ tự đưa ra quyết định, và chuyển hóa các
quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể. Trao quyền hướng đến
giúp thân chủ đạt được quyền đưa ra quyết định và hành động thông qua cuộc sống
của họ bằng việc giảm những tác động về những hạn chế của cá nhân hoặc xã hội
việc thực hiện quyền lực hạn hữu, qua việc tăng khả năng và sự tự tin nhằm sử
dụng quyền lực và chuyển đổi quyền lực từ môi trường đến viới thân chủ. Mục
đích của trao quyền là việc thực hiện công bằng xã hội và gắn liền viới biện hộ. Về
mục đích của trao quyền: Chính là công bằng xã hội, tạo cho cá nhân có sự công
bằng về xã hội. Khái niệm về “công bằng” được xem xét trên nhiều khía cạnh từ
kinh tế, chính trị, xã hội và chia nhỏ ra nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao
thông… Xét về mặt xã hội, mỗi con người có các điều kiện về xã hội khác nhau:
như về khả năng lao động, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện gia đình, thừa kế tài sản
4 khác nhau và họ phải chụi những rủi ro khác nhau (bệnh tật, thiên tai, mất
mùa…) từ đó xuất hiện những cá nhân yếu thế hơn so với các các nhân khác và
những cá nhân yếu thế đó ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội hơn.

5
Ví dụ: như nhóm người nghèo thì họ kéo theo một loạt các yếu tố khó khăn hơn
như: nghèo về vật chất, tinh thần, kiến thức, trí tuệ, vốn hiểu biết xã hội, nghèo về
cả người thân.. Vì thế họ phải được tạo điều kiện, cơ hội, sự giúp đỡ, chia sẻ khác
hơn so với những người không nghèo, tức là giảm bớt khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Đây
chính là mục đích của trao quyền gắn với biện hộ. Ví dụ như sau khi nhóm phụ nữ
nghèo sau được học nghề nhưng lại không có sự giúp đỡ đề tìm được việc làm
hoặc việc làm không đúng với nghề họ đào tạo thì vấn đề của đối tượng vẫn chưa
được giải quyết mà phải có sự quan tâm của nhà tham vấn giúp họ có được việc
làm, tăng thu nhập từ đó mới thoát nghèo bền vững.

III. Các dạng trao quyền.


a. Trao quyền giữa lãnh đạo và nhân viên: tức là lãnh đạo thể hiện tín nhiệm
và giao nhiệm vụ, trọng trách cho nhân viên.

b. Trao quyền giữa nhân viên với nhân viên: Thể hiện sự tôn trọng, công
bằng và giúp đỡ nhau trong công việc.

c. Trao quyền nhân viên với cộng đồng: Tức Nhân viên xã hội giúp cộng
đồng kết nối các nguồn lực trong và ngoài để giải quyết vấn đề. Nhưng người
quyết định cuối cùng là cộng đồng.

IV. Nguyên tắc quản lý trong trao quyền


 Đánh giá cao cộng đồng đó
 Chia sẻ với cộng đồng về những mong muốn của mình
 Chia sẻ mục tiêu và giúp cộng đồng hiểu được các chính sách pháp luật có
liên quan
 Tin tưởng vào cộng đồng
 Cung cấp đầy đủ thông tin để cộng đồng đưa ra quyết định
 Giao quyền bên canh trách nhiệm cho cộng đồng
 Thường xuyên đưa ra phản hồi
 Cùng cộng đồng giải quyết vấn đề
6
 Lắng nghe để học hỏi và đặt câu hỏi để đưa ra sự hướng dẫn
 Công nhận sự tích cực của các thành viên trong cộng đồng và có những khen
thưởng thỏa đáng

V. Ứng dụng trong công tác xã hội


Trao quyền gắn liền với biện hộ và nó là từ khóa quan trọng trong CTXH

Biện hộ là hướng đến những người không có quyền lực cá nhân so với cá
nhân có quyền lực. Trao quyền và biện hộ là hai xứ mệnh quan trọng trong nghề
CTXH giao phó cho những nhà thực hành CTXH. Hai nhiệm vụ này độc lập xong
lại hỗ trợ nhau. Trao quyền giúp người yếu thế phát huy nguồn sức mạnh nội lực
thông qua tăng năng lực cho họ. Đồng thời trao quyền dựa vào biện hộ để huy
động nguồn lực ngoài cộng đồng.

Nó giúp vận dụng trong tiến trình làm việc của công tác cá nhân, nhóm, cộng
đồng

Là nguyên tắc thực hiện trong quá trình làm việc của Nhân viên xã hội

Là kim chỉ nam trong việc triển khai tiến trình trong CTXH.

B. BIỆN HỘ

I.Giới thiệu tổng quan về biện hộ


Hiện nay, công tác biện hộ được thực hiện gần như hàng ngày và tiến hành ở
nhiều cấp độ, qui mô khác nhau, với sự nhận thức cũng rất khác nhau, tuy nhiên
công tác biện hộ chưa nhận được sự quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó
trong công tác phát triển, trong những họat động xã hội, điều này dẫn đến những
kết quả hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tài liệu cung cấp những
hiểu biết cơ bản về khái niệm biện hộ, các hình thức, các nguyên tắc, quy trình
biện hộ, đồng thời cũng trang bị một số kỹ năng cần thiết để giúp nhân viên công
tác xã hội (NVCTXH) thực hiệnbiện hộ cho thân chủ một cách hiệu quả.Từ biện
hộbắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là "trao tiếng nói cho". Ở Việt nam, khái

7
niệm vận động, biện hộ có nội dung tương tự nhau và người ta thường dùng
chung2 từ này để chỉ một hay nhiều hoạt động được thực hiện nhằm thay đổi tình
trạng hiện tại, chưa tốt theo hướngcó lợi cho đối tượng thiệt thòi, yếu thế. Trong tài
liệu này, từ biện hộ sẽ được sử dụng xuyên suốt qua các bài để tham dự viên dễ
theo dõi.

II.Khái niệm “Biện hộ”


Theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo
vệ quyền con người, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt
là những người yếu thế trong cộng đồng.

III. Một số quan điểm về biện hộ:


Rojek (1986) cho rằng mặc dù có quan hệ chặt chẽ với các quan điểm Mác
xít và cấp tiến, các chiến lược biện hộ và trao quyền cũng có những mục đích khác
nhau. Chúng mang tính cấp tiến về mặt bản chất, đánh giá được sự biến đổi trong
môi trường theo mong muốn của thân chủ là có khả năng xảy ra. Các cách tiếp cận
cấp tiến mang tính duy vật và cho rằng hệ thống xã hội cần thay đổi trên bình diện
rộng trước khi có sự trao quyền thực.

Một khía cạnh khác biệt về biện hộ không những mang tính lưỡng phân mà
còn có những ý nghĩa liên quan về sự “đại diện”. Theo ý nghĩa về hành động và
bàn luận về lợi ích của thân chủ, biện hộ có chức năng đại diện. Nhưng Philp
(1979) cũng sử dụng sự biện hộ nhằm hàm ý được khía cạnh CTXH mà “đại diện”
được theo ý nghĩa của việc lí giải hay trình bày được giá trị của các thân chủ đối
với các nhóm quyền lực trong xã hội. Do đó, sự biện hộ có thể tạo được ý nghĩa về
một dịch vụ, điều này cũng đánh giá quan điểm của thân chủ về những nhu cầu,
một hệ thống các kỹ năng hoặc kỹ thuật để thực hiện điều đó và lí giải những cá
nhân không có quyền lực với những nhóm có quyền lực.

Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, biện hộ cũng được nhìn nhận như một
dịch vụ đối với các thân chủ. Biện hộ trường hợp được các hoạt động chuyên gia
cung cấp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của họ đối với hình thức cung cấp

8
được thiết lập nhằm đem lại lợi ích cho họ. Biện hộ nguyên nhân cũng hướng đến
thúc đẩy sự biến đổi xã hội vì lợi ích của các nhóm xã hội mà các thân chủ đến từ
đó. Một trào lưu quan tọng khác của thực hành cũng nằm trong các quyền về phúc
lợi, có liên quan đến việc đảm bảo được việc các thân chủ thu được lợi ích từ
những dịch vụ phúc lợi khác nhằm đạt được quyền uy của chúng đối với những
hình thức cung cấp phúc lợi khác. Ban đầu, thuật ngữ này nhấn mạnh đến những
lợi ích về an sinh xã hội, nhưng đên bây giờ nó cũng có được sự đáp ứng rộng rãi
hơn. Nó cũng liên quan đến các quyền bởi vì không giống như các dịch vụ phúc lợi
khác, các lợi ích này thường được phát hiện dựa trên các quyền về pháp lí. Cũng có
những tranh luận về việc khi nào những nghiên cứu như vậy hòa nhập vào CTXH.
Điều này cũng vì nó phụ thuộc vào việc phân tích các quyền pháp lí và tán thành
hoặc theo phán xét của tòa án hơn là sử dụng những kĩ năng quan hệ liên cá nhân
với các mục tiêu về trị liệu. Mặc dù vậy các ranh giới lại trở nên không rõ ràng khi
đó chúng ta cần các kĩ năng về quan hệ để thực hiện cùng với các thân chủ để hiểu
được những quan điểm pháp lí về họ. Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần những kĩ năng
biện hộ để hành động thay mặt cho các thân chủ theo các hình thức khác về CTXH.
Đảm bảo được việc các thân chủ nhận được mọi quyền đói với các dịch vụ khác là
một phần quan trọng trong mọi hình thức của CTXH. Nghèo đói và phúc lợi kinh
tế lại là những khía cạnh quan trọng về nhiều vấn đề của thân chủ. Một hình thức
phản hồi hiệu quả đến những vấn đề nafycunxg được hòa nhập vào hầu hết CTXH,
do đó những đánh giá xã hội đặc biệt và sự biện hộ có lẽ cũng đòi hỏi có sự đánh
giá ở trong một nơi nào đó thông qua các cán sự không mang tính chuyên môn hóa.
Bateman (1995) cũng đã phát triển một cách đánh giá về các kĩ năng cần thiết cho
những công việc như vậy theo những cách thức mà có thể được ứng dụng rộng rãi
trong CTXH. Ông cũng gọi nó như là “biện hộ theo nguyên tắc”, sử dụng thuật
ngữ của người Anh về chính sách cũng như từ hệ thống an sinh xã hội đối với các
thân chủ nếu có thể, mà không cần thông đồng với những khía cạnh áp đặt của nó.
Điều này cũng bao gồm một trọng tâm về các hình thức cụ thể của việc phỏng vấn,
các nguyên tắc giá trị tương tự với những vấn đề như vậy của CTXH, trừ việc các
công việc biện hộ chỉ dành cho những mong muốn và hướng dẫn của thân chủ. Các
kĩ năng như đánh giá và thỏa hiệp là rất quan trọng.
9
Một hình thức khác về các hoạt động biện hộ cũng xuất hiện trong những
năm 1980. Nó bắt đầu như một tiến trình tăng cường khả năng của các cá nhân có
bệnh về tâm thần và các khó khăn về học tập trong việc quản lí cuộc sống riêng
của họ. Một phong trào được hiện ra nhằm giúp đỡ họ đạt được những quyền dân
sự của mình trong các thiết chế xã hội, và rời bỏ các thiết chế xã hội nào mà họ bị
ép buộc. Đánh giá sau đây được dựa trên quan điểm của Baranson (1995). Phong
trào này bắt đầu ở Scandinavia, phát triển mạnh ở Mỹ và lan đến Anh Quốc. Nhìn
chung, phong trào này rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự độc lập của các cá
nhân với các hình thức khuyết tật khác nhau . Một phạm vi về công việc được nằm
trong việc trợ giúp các gia đình của các cá nhân khuyết tật nhằm thể hiện ra được
những khó khăn cho cả những người khuyết tật và gia đình người khuyết tật đang
chăm sóc cho họ. Tự biện hộ chủ yếu là đối với những cá nhân có khuyết tật về
học tập, bao gồm cả việc giúp họ nói về bản thân họ. Điều này xảy ra trong quá
trình lập kế hoạch chính thức, như về các hội thảo trường hợp hoặc các buổi họp
mặt lập các chương trình đơn lẻ. Đó chính là hoạt động về nhóm, ở đó các cá nhân
cùng bình luận về tình huống của họ, sử dụng sự hỗ trợ này nhằm thể hiện được
những khó khăn của bản thân và mong muốn thực hiện trong bối cảnh này. Một tổ
chức quan trọng khác chính là “People First/Con người là trước hết” là một nhóm
biện hộ quốc tế. Biện hộ công dân bao gồm các cá nhân tình nguyện trong việc
phát triển các mối quan hệ với các thân chủ bị biệt lập, hiểu được và thể hiện được
những nhu cầu của các thân chủ. Biện hộ nhóm đồng đẳng có nguồn gốc từ các tổ
chức tự giúp, ở đó các cá nhân khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của họ
qua việc tiến hành thực hiện công việc cùng nhau nhằm thể hiện được những nhu
cầu cá nhân của họ. Trong bước đi ngắn từ những cách tiếp cận này đến những
chiến dịch chung về các lợi ích của nhóm được hiện diện ra.

Mullender và Ward: Công tác xã hội nhóm tự định hướng

Đánh giá của Mullender và Ward (1991) về công tác xã hội nhóm tự định
hướng thường đưa ta một quan điểm rõ ràng về lý thuyết trao quyền có nhấn mạnh
đến môi trường và tiến trình công tác xã hội nhóm. Các tác giả này cũng đưa ra
một cách đánh giá như là vấn đề nền tảng cho một hình thức rộng hơn về hành

10
động xã hội. Họ cho rằng hành động trao quyền phải được tự định hướng (nghĩa là
qua nhữn người sử dụng dịch vụ) nhưng cũng phải đưa ra những quan điểm áp lực
đối lập. Điều này cũng được xác định như một trạng thái về các mối quan hệ, ở đó
có đánh giá giả định về việc thực hiện theo các nhóm nổi bất làm tăng cường và sai
lệch đi những mối quan hệ trong xã hội do đó mọi thiết chế xã hội cũng bị ảnh
hưởng. Điều này cũng bao gồm các tiến trình mà qua đó điều này cũng xảy ra, do
đó cũng làm hạn chế các cơ hội của cuộc sống và những trải nghiệm của cá nhân
không được thể hiện trong những nhóm nổi bật. Những quan điểm như vậy cũng
bao hàm được việc trao quyền phải thực hiện theo bản chất của quyền lực. Nó phải
thực hiện như vậy trong cả các hoạt động thực hành trực tiếp và theo các mà quan
điểm đó tồn tại và phản đối lại trong các cấu trúc xã hội, đem lại lợi ích cho các
nhóm nổi bật khi mà các cấu trúc này có được những sự thừa nhận để quay trở lại
những ảnh hưởng của họ. Điều này cũng rất quan trọng và có thể áp dụng rộng rãi
hơn là các lý thuyết cấp tiến của nhà nước và giai cấp. Mặc dù vậy, có nhiều quan
điểm từ các công trình nữ quyền và phân chủng học lại phù hợp với các công việc
tự định hướng . Công việc này phải bao gồm cả cách phan tích về tình huống và
các hành động cần giải quyết. Điều này được thực hiện tốt hơn trong các nhóm bởi
vì trong công tác xã hội với cá nhâm và gia đình, cá nhân hoá các vấn đề tư cũng
quá mạnh mẽ để thúc đẩy những phản hồi chung, những phản hồi của xã hội. Các
nhóm cho phép các cá nhân chia sẻ các nguồn lực và hoạt động khởi xướng và cả
những thực hiện với các hành động cùng nhau

Mô hình thực hành có 5 giai đoạn như sau:

1. Tiến lập kế hoạch: phát hiện ra được nhóm cùng hành động, hỗ trợ tham vấn
và cùng đồng ý thực hiện theo các nguyên tắc về trao quyền.

2. Xuất phát: tham gia cùng với những người sử dụng được xem như những đối
tác và lập kế hoạch cho nhóm tham gia thông qua việc lập kế hoach mở.

3. Chuẩn bị nhóm cho hành động: là cách giúp nhóm khám phá được những
vấn đề nào cần được giải quyết, tại sao những vấn đề này tồn tại và chúng ta có thể
tạo nên sự biến đổi như thế nào.

11
4. Thực hiện hành động, các thành viên của nhóm thực hiện các hành động
chung

5. Vượt qua: các cán sự bắt đầu rút lui khỏi, và nhóm xem xét lại những gì đã
đạt được, xem xét các mối quan hệ giữa những điều đạt được là gì, tại sao, và như
thế nào. Sau đó cũng xác định những vấn đề mới, xem xét những mối quan hệ giữa
các vấn đè và có được những quyết định hành động nào cần được thực hiện. Tiến
trình này sau đó tiếp tục được thực hiện thông qua đời sống của nhóm.

Cùng hành động công việc cũng được đề cao bởi vì nó đưa ra một kinh
nghiệm tốt hơn dối với những người sử dụng dịch vụ và tạo nên được nhiều sự trợ
giúp đối với họ. Việc tư vấn cũng cần được đặt ra câu hỏi và thách thức các cán sự
trong việc giúp họ có được luận điểm phản đối lại sự áp đặt. Năm nguyên tắc về
thực hành trao quyền rất quan trọng, bao gồm:

1. Mọi người đều có những kỹ năng, hiểu được và có khả năng sử dụng được.
Chúng ta phải thừa nhân những điều này nhiều hơn là viêc gắn nhãn tiêu cực.

2. Mọi người đều có quyền, đặc biệt là quyền được lắng nghe, kiểm soát cuộc
sống của riền họ, lựa chọn việc tham gia hay không tham gia vào việc xác định các
vấn đề và thực hiện các hành động.

3. Các vấn đề của các nhân cũng thường phản ánh được các vấn đề về sự áp
đặt, về chính sách, kinh tế và quyền lực cũng như những vấn đề hiếu hụt của cá
nhân.

4. Các cá nhân hành động vì tập thể có thể là có quyền lực và các hoạt động
thực hành có thể xây dựng trên đó.

5. Thực hành những điều mà bạn thuyết giáo bao gồm cả việc thúc đẩy, chứ
không dẫn dắt và thách thức biến đổi sự áp đặt.

Cách tiếp cận trao quyền cũng nhằm khởi động một nhóm cũng kéo theo các
cán sự thực hiện theo. Các cán sự phải nhận biết và gắn công việc với mottj nhóm
đang có về vấn đề của các thành viên. Một cách lựa chọn, họ có thể có được quan
điểm từ một hay một số thành viên và kiểm tra khi nào những cá nhân khác có thể
12
tham gia, sắp xếp cho các thành viên có thể thục hiện được các mục tiêu. Công tác
xã hội nhóm định hướng không phải chỉ là việc đáp ứng các mục tiêu của một cơ
sở xã hội hay như các dự án của cán sự xã hội. Mối quan hệ thành viên cũng không
cần được chọn lựa nhưng cũng có thể vượt qua từ một sự phát tán rộng rãi những
lời mời. Chúng ta có thể có được những bước đi cụ thể đề xác định những dấu hiệu
đối với những đối tượng bị áp đặt, như người da đen, người tàn tật hay người già
hay là người phụ nữ, điều đó có lẽ không bị áp đặt trong nhóm. Các cán sự có thể
chấp nhận được mối quan hệ cởi mở và tự nguyện sẽ giúp hướng đến làm thay đổi
quyền thành viên và cũng chẳng có mối quan hệ ở mức độ tối đa hay tối thiểu nào.
Địa điểm có thể dễ tìm được, và dễ cho cho những người khuyết tật về thể chất và
khuyết tật về giao tiếp và những ai quá quan tâm đến trách nhiệm có lẽ cũng không
cần tham dự. Đây có thể là khu vực dành riêng cho những ai có quyền thành viện
hoặc là nơi trung lập cho mọi người, và các thành viên có thể có những cách thức
hành động riêng hơn la cứ dựa vào sự dự đoán của cơ sở xã hội. Tranh luận và sự
thuận tiện của cac thành viên có thể quyết định được mức độ thường xuyên về mặt
thời gian và số lượng cuộc gặp gỡ. Các thành viên cũng phải đồng ý và duy trì các
nguyên tắc để tiến hành và ghi nhận lại các hệ thống trong nhóm. Vai trò của cán
sự cũng càn rõ ràng và được phân biệt từ những vai trò khác mà cán sự có trong
mối quan hệ đối với những người sử dụng dịch vụ. Công tác xã hội nhóm được
thực hiện dựa trên những vấn đề đã có sự đồng ý chứ không dựa trên những vấn đề
đơn lẻ của những cá nhân sử dụng dịch vụ.

Bản chất chính trị của việc trao quyền và biện hộ: Trao quyền và biện hộ là
những quan niệm mới. Dĩ nhiên, các quan niệm này cùng sẵn có trong công tác xã
hội, các quan niệm này không nằm ở trung tâm của cách tư duy. Simon (1995) cho
rằng trao quyền là một quan điểm lâu dài trong công tác xã hội Mỹ. Ezell (1994)
cho rằng quan niệm này là dành cho việc biện hộ. Mặc dù vậy, điều này có vẻ là
nhằm lí giải lại theo những thuật ngữ khoa học hiện đại có liên quan đến các quan
điểm lịch sử mà không bao hàm được cùng mục tiêu của biến đổi xã hội và biến
đổi chính trị. Thậm chí nghiên cứu của Ezell (1994) cũng phát hiện được hầu hết
các cán sự xã hội Mỹ hiểu được một số hình thức về biện hộ, chủ yếu là những mô

13
hình bên trong và có nền tảng về trường hợp đối với các cơ sở xã hội riêng của họ.
Biện hộ về nguyên nhân được thực hiện dựa trên nền tảng tự nguyện.

Biện hộ là một phần, một khía cạnh của việc trao quyền khi nó được sử dụng
để bàn luận về các nguồn lực hoặc sự thay đổi cách lí giải mà các nhóm có quyền
lực thực hiện đối với các thân chủ. Điều này cũng có một quá trình lịch sử lâu dài
như một khía cạnh về các công việc liên quan đến quyền phúc lợi và như là một
khía cạnh hòa nhập về các hoạt động của các cán sự thay mặt các tổ chức xã hội
khác. Các phong trào biện hộ gần đây cũng đôi khi hướng các cán sự đến việc từ
chối sự tham gia vào quá trình biện hộ, bởi vì họ tin rằng điều này chỉ có thể được
thực hiện thông qua chính các nhóm thân chủ, thông qua quá trình tự biện hộ hay
biện hộ nhóm đồng trang lứa. Mặc dù vậy, cũng như thực hiện vai trò chuyên môn
truyền thoongs trong việc thực hiện thay cho thân chủ, các cán sự có thể hành động
như các hình thức biện hộ chính thức, thông qua sự hướng dẫn của thân chủ.

IV. Các hình thức biện hộ


Các hình thức biện hộ: Có nhiều cách biện hộ khác nhau trong thực hành
công tác xã hội: nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) có thể tham gia vai trò biện
hộ ở cấp độ vĩ mô bằng cách vận động hành lang các cơ quan và những nhà lập
chính sách để có nhiềutài nguyên hơn; hay hoạt động ở cấp độ vi mô trong đời
sống của người dân bằng cách lắng nghe và liên tục đối thoại với thân chủ
(Schneider 2001).

Sau đây là một số dạng biện hộ chính; ở những dạng này NVCTXH thường không
làm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình biện hộ:

1. Tự biện hộ: Tự biện hộ là mục tiêu chính trong quá trình can thiệp biện hộ
trong công tác xã hội. Thông qua hình thức này, NVCTXH xây dựng năng lực và
sự tự tin cho thân chủ để họ không còn cần sự hỗ trợ bên ngoài mà tự giải quyết
các vấn đề liên quan đến cuộc đời mình. Họ có thể tự biện hộ cho mình hay biện
hộ với vai trò là thành viên của một nhóm. Tự biện hộ là một tiến trình bắt đầu
bằng cách xây dựng năng lực, học những phương pháp biện hộ vàdẫn đến sự tham
gia trọn vẹn trong những vấn đề chung và riêng. NVCTXHcó vai trò giúp đỡ thân
14
chủ phát triển kỹ năng, thu nhận thông tin và tiếp nhận tài nguyên để đảm bảo họ
nhận được các dịch vụ, các phúc lợi xã hội.

2. Biện hộ đồng cảnh: là khi người biện hộ đã trải qua những kinh nghiệm
và cảnh ngộ giống như người được biện hộ đang gặp phải. Chính sự tương đồng
này làm cho đôi bên hiểu và cảm thông nhau.Ví dụ, một người từng bệnh thần kinh
và nằm viện có thể trở thành người biện hộ đồng cảnh thích hợp cho một người
khác đang trải qua tình huống tương tự.

3. Biện hộ tập thể: diễn ra khi một nhóm người cùng nhau tham gia chiến
dịch vận động thay đổi ở cấp độ vĩ mô, tác động đến việc lập ra cácchính sách, các
khoản luật dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền như yêu cầu các phương tiện di
chuyển, cơ sở hạ tầng dễ tiếp cận hơn... Loại “biện hộcó mục tiêu chính đáng” này
tìm cách thúc đẩy những đổi thay có ích cho toàn xã hội.

VI. Các nguyên tắc biện hộ:


-Đảm bảo sự bình đẳng và công bằng: Một trong những mục tiêu quan trọng của
biện hộ là tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội. Do vậy,khi thực hiện hoạt động
biện hộ NVCTXH cần xem đây là kim chỉ nam cho hành động nhằm hướng tới
việc bảo vệ quyền lợi của thân chủ -những người yếu thế; giúp họ tiếp nhận được
các nguồn lực mà lẽ ra họ được hưởng nhưng lại chưa được hưởng. Ví dụ, một trẻ
nghèo cần được trợ giúp để được tới trường; Nhà nước có chính sách trợ giúp gia
đình nghèo nhưng vì một lý do nào đó họ không đựơc hưởng thì NVCTXHcó
nhiệm vụ đại diện cho gia đình nêu ý kiến với chính quyền để quyền lợi của họ
được đảm bảo.

1. Tập trung vào nhu cầu và quyền của thân chủ: Khi thực hiện biện hộ
cácquyền hay dịch vụ cho thân chủ, NVCTXH cần lấy lợi ích và nhu cầu của thân
chủ là yếu tố nền tảng để đàm phán thương thuyết với các cơ quan cung cấp dịch
vụ.

2. Đảm bảo sự tham gia của thân chủ và gia đình: Biện hộ không có nghĩa là
làm thay thân chủ mà cần thu hút họ vào hoạt động đàm phán, thương thuyết để có

15
được chính sách, dịch vụ. Thu hút sự tham gia của thân chủ ngay khi thu thập
thông tin, phân tích nhu cầu và đưa yêu cầu chocác cơ quan dịch vụ có chức năng.
Như vậy cần khích lệ thân chủ tham gia tích cực vào quá trình biện hộ vì quyền lợi
của chính họ. Nhân viên xã hộicần luôn ý thức rằng khi biện hộ họ sẽ đóng vai trò
hỗ trợ để thân chủ tự đứng lên biện hộ cho chính mình. Nguyên tắc này nhằm
hướng tới việc trao quyền. Khi đó NVCTXH là những người đứng bêncạnhđể ủng
hộ, hỗ trợ đối tượng tự giải quyết vấn đề của mình.

3. Tôn trọng các bên: Trước hết bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong khuôn
khổ của luậtpháp. Biện hộ là đại diện cho đối tượng, đứng về phía đối tượng,
nhưng cũng không chống đối lại các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm mà là tìm ra
một giải pháp hữu hiệu cho cả hai phía.

VII. Quy trình biện hộ


Theo tài liệu Dự án chính sách của USAID, các bước của quy trình biện hộ bao
gồm:

1. Nhận diện vấn đề: Biện hộ thường bắt đầu bằng cách tìm ra vấn đề cần
biện hộ nhằm thay đổi chính sách, tình hình theo chiều hướng tích cực. Vấn đề
được chọn để can thiệp phải nằm trong khả năng của người hay tổ chức biện hộ.

2. Phân tích vấn đề: Phân tích vấn đề nhận ra những khía cạnh tiêu cực của
thực trạng và thiết lập mối quan hệ nhân quả.

3. Lập kế hoạch hành động: Xây dựng kế hoạch sẽ tạo điều kiện cho những
người liên quan tham gia thống nhất mục tiêu, hoạt động. Kế hoạch cần xác định
rõ: kết quả cụ thể cần đạt được; nguồn lực đã có; nguồn lực cần có.

4. Thực hiện kế hoạch hành động: Sau khi hoàn tất kế hoạch và các nguồn
lực đã sẵn sàng, kế hoạch sẽ được thực hiện. Do môi trường biện hộ có thể thay đổi
nên cần có sự linh hoạt khi thực hiện kế hoạch hành động.-Giám sát và lượng giá:
Đây là bước cần thiết. Các tổ chức hoặc mạng lưới cần có kế hoạch giám sát và
lượng giá trong quy trình biện hộ để rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo.

16
Sau khi vấn đề đã được nêu ra, các nhu cầu, nguyện vọng được chuyển đến
những nơi cần đến, công việc của người biện hộ chưa dừng lại mà phải tiếp tục
nắm rõ các nhu cầu, các quyền củathân chủ đã được đáp ứng chưa, người biện hộ
cần phải có kế hoạch giám sát/theo dõi và lượng giá.Người biện hộ luôn thường
xuyên liên hệ với những nơi đã đề đạt yêu cầu để biết thêm thông tin và thông báo
cho thân chủ về tiến trình/kết quả của việc đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ. Ví
dụ như khi chúng ta đề đạt nguyện vọng củagia đình trẻ là cần được vay vốn để
đầu tư làm kinh tế gia đình để tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho trẻ và gia
đình thì NVCTXH phải biết được công việc đã được tiến hành như thế nào? Bao
giờ làm thủ tục? Bao giờ đượcvay vốn? Kết quả ra sao?

VIII . Vai trò của người biện hộ


Người biện hộ:

-Là người đại diện của thân chủ, có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính
đáng cho người bị thiệt thòi.

-Giúp cho thân chủ hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của họ, đặcbiệt là
những vấn đề liên quan đến chính sách và pháp luật của nhà nước, những vấn đề
liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân.

-Nâng cao năng lực cho thân chủ về các chính sách, luật pháp của nhà nước,
kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề,nguyện vọng của mình.

-Chuyển tiếng nói của người dân đến các cơ quan ban ngành có liên
quan.Các hình thức được người biện hộ sử dụng trong quá trình biện hộ: Trình bày
trong các buổi họp, tổchức diễn đàn cho người dân tham gia phát biểu, đối thoại,
viết bài đăng trên bản tin, báo, gởi kết quảnghiên cứu khảo sát đến các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết, tham gia giải quyết các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo
của người dân.

Người biện hộ thành công là người: có thể truyền cảm hứng và huy động
mọi người cùng hành động đối với các vấn đề của họ; hiểu và nêu ra một cách
chính xác các nhu cầu, ưu tiên và mối quan tâm của thân chủ, của cộng đồng; nhìn

17
thấy được cơ hội trong một thời điểm phù hợp, có kỹ năng thương lượng, hợp tác.
Đôi khi người biện hộ cũng cần có sự khôi hài trong các sự kiện biện hộ nhằm thu
hút sự quan tâm của công chúng.

IX. Các vai trò của người biện hộ


Trong một số tình huống, NVCTXH cần biện hộ cho thân chủ với nhiều vai
trò khác nhau:

-Chuyên gia: NVCTXH không sử dụng hình thức cưỡng ép hay đe doạ để
thay đổi hành vi của người hay cơ quan chức năng cung cấp dịch vụ. NVCTXH sử
dụng quyền lực xuất phát từ kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình như một
chuyên gia, từ các chức năng nghề nghiệp hợp pháp của cơ quan/tổ chức để tạo sự
thay đổi.

-Ngườilàm công tác vận động: Khi NVCTXH thực hiện các hoạt động như:
nói trước công chúng để thông tin về những dịch vụ có thể và thúc đẩy những dịch
vụ mới và biện hộ cho dịch vụ mới này,để họ được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu.
NVCTXH còn đóng vai trò như người hoạt động tìm kiếm sự thay đổi cơ chế, cấu
trúc, tạo quyền lực cho người yếu thế, trong đó có thân chủ, đang cần sự trợ giúp,
cần quan tâm tới sự mất công bằng, sự bị tước bỏ quyền con người. Họ cần thực
hiện cả các hoạt động như thương thuyết, thậm chí là đấu tranh và nhiều trường
hợp có những mâu thuẫn bất đồng. Tạo sức mạnh thông qua việc huy động sự hiểu
biết và đồng lòng của cộng đồng.

-Người giáo dục: NVCTXH thực hiện hoạt động tập huấn, huấn luyện để
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho thân chủ. Ví dụ: Tập huấn cho người có HIV, cho
cha mẹ trẻ có HIV về cách ứng xử, giảm kỳ thị với trẻ có H; tập huấn cho cha mẹ
trẻ có con khuyết tật để họ biết cách chăm sóc phù hợp cho đứaconkhuyết tật của
họ..

18

You might also like