You are on page 1of 17

Câu 1: Lý thuyết cấu trúc – chức năng:

- Thuyết CTCN xem xét xã hội là một chỉnh thể phức tạp bao gồm nhiều thành tố hợp
lại. Mỗi thành tố đều có chức năng riêng biệt đoàn kết với nhau thúc đẩy sự thống nhất và
duy trì ổn định trật tự xã hội.
Vd: Lý thuyết này xem xã hội giống như 1 chiếc đồng hồ, theo lý thuyết này thì tất cả
mọi người trong xã hội đều có một công việc và vai trò cụ thể và họ cần phải làm điều để
mọi thứ được vận hành và tất cả cá nhân sống trong xã hội này làm việc cùng nhau cho
dù họ có nhận ra điều đó hay không. Nó tương tự như chiếc đồng hồ, bên trong nó có kim
giờ, phim phút, pin, ốc vít, tất cả chúng đều có vai trò và chức năng riêng và đều phải làm
việc để chiếc đồng hồ hoạt động. Và nếu bạn tháo rời bất kỳ bộ phận nào ra thì các bộ
phận khác cũng không còn làm việc được nữa.
VD: Gia đình đóng góp cho xh qua việc tái sinh sản và chăm sóc những thành viên mới.
Nền kinh tế đóng góp bằng việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
Tôn giáo góp phần bằng việc giúp đỡ con người tập trung vào tín ngưỡng.
- Thuyết CTCN cho rằng, xã hội không thể có sự thay đổi nhanh chóng và nó sẽ làm
mọi thứ để ngăn chặn điều đó và khi thay đổi xảy ra trong xã hội, nó sẽ ở mức tối thiểu .
Vì vậy nếu chúng ta có một kẻ gây rối mới gia nhập xã hội thì phần còn lại của xã hội sẽ
chỉ thích ứng với nó theo những gì họ cần để giữ trạng thái cân bằng và sẽ không bao giờ
thấy những sự điều chỉnh thái quá. Điều này được lý giải bởi vì mọi người cần phải thực
hiện phần việc của mình để xã hội hoạt động bình thường.
Robert Merlon đưa ra một số khái niệm:
- Chức năng biểu hiện (Things that are put in place intentionally to keep society
moving forward: những thứ được đặt ra có chủ ý nhằm giữ cho xã hội tiến lên). Ví dụ:
Chức năng biểu hiện của trường học: dạy học cho học sinh
- Chức năng tiềm ẩn (Latent Functions: Unitended consequences from manifest
functions): là những hậu quả không mong muốn xảy ra từ chức năng biểu hiện. Vd: chức
năng biểu hiện của trường học là dạy học cho học sinh. Song, một chức năng tiềm ẩn của
trường học là trong môi trường học đường, bạn cũng có thể bắt gặp những nhóm bạn có
chung sở thích là làm tình nguyện giúp người vô gia cư vào buổi tối và bạn dành nhiều
thời gian để thực hiện các hoạt động xã hội vào đêm khuya thay vì ngủ và chuẩn bị cho
bài kiểm tra của bạn vào hôm sau. Một số chức năng tiềm ẩn có thể tốt, một số có thể xấu
(vd gặp một nhóm bạn sử dụng ma tuý). Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ hiểu và nắm
vững được điều này vì chúng sẽ luôn xuất hiện trong cuộc sống
- Theo thuyết CTCN xã hội đang hướng tới trạng thái cân bằng. Theo đó, xã hội được
tạo thành từ một loạt các cấu trúc được kết nối với nhau. Một cấu trúc là các thể chế
(Institutions), là những thứ được tạo ra để giúp đảm bảo rằng xã hội tiến lên và cũng để
đảm bảo rằng xã hội đó đã trải qua sự thay đổi căn bản để mọi thứ luôn tiến bộ. Mỗi thể
chế có những vai trò khác nhau trong xã hội . Vd: hệ thống giáo dục, tổ chức tài chính,
doanh nghiệp, luật pháp, y học, tôn giáo, chính phủ, quân đội, lực lượng cảnh sát, phương
tiện truyền thông đại chúng,… những tổ chức này đều phục vụ các nhiệm vụ khác nhau
trong xã hội và tất cả đều rất quan trọng để các hoạt động được diễn ra hết công suất nếu
chúng ta muốn có một xã hội thành công và hiệu quả. Hãy nhớ rằng, các chức năng biểu
hiện trong tất cả các thể chế này sẽ khác nhau vì tất cả chúng đều phục vụ cho các mục
tiêu khác nhau và chúng sẽ dẫn đến những chức năng tiềm ẩn (hậu quả) khác nhau.
- Bên cạnh đó, một cấu trúc khác gọi là sự thật xã hội (Social Facts) : là những thứ
độc đáo và chúng ta thường không nghĩ về chúng nhiều vì chúng không ảnh hưởng đến
chúng ta cho đến khi chúng ta thật sự muốn chống lại chúng. Nói cách khác đây là những
thứ ảnh hưởng đến chúng ta mỗi ngày, xuất hiện xung quanh chúng ta mọi lúc nhưng bạn
thật sự không nhìn thấy chúng và lý do là vì bạn chỉ đang tập trung làm phần việc mà bạn
phải làm, bạn chỉ thật sự thấy những điều này khi đột nhiên bạn muốn làm một cái gì đó
khác với những gì bạn phải làm. Vd: luật pháp, đạo đức, đức tin tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ
tử,…)
Vd: Khi bạn nghĩ về luật thuế là khi bạn đang nghiên cứu về thuế hoặc là khi bạn đang
muốn trốn thuế.
Bạn thường không nghĩ đến những điều này mặc dù chúng có ảnh hưởng lớn đến hầu
như chúng ta với tư cách cá nhân và toàn xã hội. Vì vậy, sự thật xã hội là những lực
lượng vô hình tác động đến chúng ta và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mà
chúng ta không nhất thiết phải biết.
Đó là sự khác biệt giữa thể chế (thấy rõ được tác động) và sự thật xã hội (không thấy rõ
được chúng luôn tác động đến bạn) nhưng cả 2 điều này cùng nhau đảm bảo rằng xã hội
luôn tiến lên và đó là sự cân bằng hành động.
- Nhà XHH liên quan
o Emile Durkheim – “ông tổ”, đại diện cho trường phái cấu trúc chức
năng
o Herbert Spencer, coi sự vận hành của tổ chức xã hội là dựa trên sự
phối hợp các bộ phận chuyên môn hóa tương tự như cơ chế của cơ thể
hữu cơ.
* Hạn chế của thuyết CTCN:
- Một trong những hạn chế lớn nhất của thuyết CTCN đó là ít đề cập đến sự biến đổi
xã hội.
Vd: Khi chúng ta nhìn xã hội dưới lăng kín của thuyết CTCN chúng ta thấy: nhiệm vụ
của những người nông dân trong xã hội là làm ruộng và cung cấp lương thực cho xã hội.
Những ng nông dân này thường không có đủ thời gian để dạy con cái và may quần áo
cũng như sản xuất điện thoại và họ càng không có thời gian quản lý đất nước. Chính vì
họ ko có thời gian như vậy nên họ chỉ cần tập trung vào công việc sản xuất lương thực, sẽ
có những người làm giáo viên có thời gian để dạy học cho con của người nông dân, chính
phủ có thời gian thực hiện công việc quản lý đất nước và tất cả họ đã trở nên kết nối với
nhau, dựa vào người khác để thực hiện một nhiệm vụ khác mà họ cần và họ không có
thời gian để tự làm việc đó và đây là lý do tại sao thuyết CTCN phải vật lộn với sự thay
đổi nếu tất cả những người nông dân quyết định rằng họ không muốn làm nông dân nữa,
xã hội sẽ bắt đầu sụp đổ, chúng ta cần họ trở thành nông dân, giống như họ cần chúng ta
dạy dỗ con cái họ và họ cần chúng ta sản xuất quần áo cho họ. Mọi người đều có 1 nhiệm
vụ nhất định vì vậy đây là thách thức lớn đối với thuyết CTCN đó là “Thích nghi và có
thể nhìn thấy những thay đổi xã hội to lớn”. Vì trong thuyết CTCN, một sự thay đổi đổi
với sản xuất phân phối phải buộc những người khác phải thích nghi để duy trì một xã hội
nhà nước ổn định. Biến đổi xã hội gây khó chịu, đảo lộn trạng thái cân bằng, và đe doạ sự
phụ thuộc lẫn nhau của con người trong xã hội đó. Các thể chế và cấu trúc xã hội chỉ
thích nghi vừa đủ để bù đắp cho sự thay đổi và duy trì sự ổn định của sự phụ thuộc lẫn
nhau.
Hạn chế thứ 2: đó là sự bất bình đẵng. Nhìn vào một kiểu gia đình cũ “đàn ông là trụ
cột kinh tế gia đình, người phụ nữ chăm sóc con cái, những đứa trẻ im lặng tập trung vào
trường học và giúp đỡ xung quanh nhà”. Mỗi người đều có một nhiệm vụ nhất định và
mọi người đều làm những gì họ cần để gia đình thành công. Điều này khiến cho thuyết
CTCN như xác nhận một số bất bình đẳng, rằng họ thừa nhận một số người phù hợp để
làm một số nhiệm vụ định hơn những người khác và sự bất bình đẳng đó cần phải xảy ra,
ko phải mọi người sẽ bình đẳng với nhau, mọi người sẽ làm một số nhiệm vụ nhất định
để đảm bảo rằng họ có thể mang lại lợi ích cho gia đình họ, cho xã hội của họ bất kể nó
có thể là gì.
Câu 3: Thuyết xung đột xã hội – C.Mác
C.Mác tin rằng, xã hội luôn tồn tại 2 nhóm: nhóm những người bị áp bức và nhóm
những kẻ áp bức và 2 nhóm này luôn mâu thuẫn với nhau (1 nhóm lên nắm quyền, một
nhóm khác sau đó bị mất quyền lực) C.Mác cũng đưa ra chu kỳ của mâu thuẫn:
1. Nhóm áp bức đàn áp nhóm bị áp bức
2. Nhóm bị áp bức bắt đầu phàn nàn và mâu thuẫn xuất hiện (nhóm bị áp bức phía dưới
sẽ dần dần bắt đầu phàn nàn, bắt đầu trở nên to tiếng hơn, cuối cùng nổi dậy, ).
3. Xung đột được giải quyết (nhóm bị áp bức sẽ đạt được một số nguồn tài nguyên mới
hoặc thứ gì đó và quy mô sẽ bắt đầu thay đổi)
4. Xuất hiện 1 nhóm áp bức mới và nhóm bị áp bức mới
5. Lặp lại từ bước 1
Thuyết xung đột tin rằng sẽ không có điểm cân bằng và chu kỳ này sẽ tiếp tục lặp lại vì
chúng ta có sự bất bình đẵng trong xã hội, nó sẽ không bao giờ được cân bằng.
VD: Trong môi trường trường đại học, giữa 2 nhóm (tầng lớp giàu có thượng lưu và
trung lưu (nhóm áp bức) với tầng lớp thu nhập thấp hoặc lao động dưới quyền (nhóm bị
áp bức)). Lý thuyết xung đột nói rằng môi trường giáo dục đại học không công bằng,
người giàu có nhiều cơ hội vào đại học hơn so với những người nghèo vì họ không đủ
khả năng học đại học. Lúc này, người giàu sẽ nói rằng, bạn có thể kiếm học bổng, hoặc
nếu làm việc chăm chỉ bạn có thể học đại học được, hoặc nếu bạn không tham gia các
băng đảng, ko sử dụng ma tuý hoặc mang thai sớm thì bạn có thể học đại học được và đó
là những quyết định trong cuộc sống của bạn và tôi đã làm việc chăm chỉ vì thế tôi xứng
đáng với điều này và việc bạn không đi học đại học không phải do lỗi của tôi. Trong khi
phía bên kia chiếc cân sẽ nói rằng, tôi không có đủ nguồn lực, tôi không có một ngôi
trường chất lượng để chuẩn bị cho tôi vào đại học, tôi không có một gia đình có tiền để
giúp tôi trong vài năm đầu tiên hoặc tôi không quen biết ai từng học đại học nên một số
học bổng không được trao cho tôi hoặc thậm chí tôi có thể không biết cách tìm những học
bổng này vì tôi không có quyền tiếp cận với những người có thể dạy tôi cách làm điều đó.
Lý thuyết xung đột sẽ nói rằng, điều này giải thích cho việc chúng ta bắt đầu thấy trong
xh ngày càng có nhiều người thúc đẩy đại học miễn phí vì họ cho rằng họ có ít hơn cơ hội
và không thể vào đại học. Ở phía bên kia, chúng ta sẽ thấy sự phản đối của những người
nói rằng, đại học miễn phí thật lố bịch vì chẳng có gì trong cuộc sống này là miễn phí cả.
VD khác về sự thay đổi cấu trúc gia đình giữa đàn ông và phụ nữ
- Các trường phái xã hội học thiên về chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận mâu thuẫn lợi
ích là nguyên nhân sâu sa và trực tiếp của xung đột. Sự lệch chuẩn của cá nhân hay sự sai
lệch chức năng của 1 bộ phận xã hội nào đó chưa thể là nguyên nhân của xung đột, nếu
nó không đụng chạm, hay mâu thuẫn, đối lập lợi ích hoặc quan điểm của cá nhân hay bộ
phận khác. Quan sát mâu thuẫn dẫn tới xung đột người ta thường thấy có 2 dạng chính,
đó là mâu thuẫn về lợi ích và mâu thuẫn về giá trị, hay quan điểm.
- Các nhà xhh cho rằng: xung đột xã hội là những tranh chấp giữa 2 hay nhiều cá nhân
hay nhóm xã hội (tổ chức, quốc gia,…) và họ đồng ý nguyên nhân dẫn đến xung đột là
do:
+ Xung đột quyền lợi, đó là những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành các nguồn lực
hiếm hoi như quyền lực, địa vị,…
+ Xung đột giá trị, (là sự không đồng thuận về tính ưu tiên trong trật tự thứ hạng các giá
trị) cũng như dựa trên cơ sở tính mâu thuẫn trong các đánh giá của các đối thủ xung đột
trong quá trình đánh giá. Mâu thuẫn này xuất hiện khi các bên khác nhau có sự đối lập
trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý đối với những giá trị nào đó. (mâu thuẫn giữa
việc bảo vệ, phá bỏ hay kìm hãm một giá trị nào đó (xung đột tôn giáo, xung đột tộc
người).
Nhiều ý kiến cho rằng, so với xung đột lợi ích thì xung đột giá trị, xung đột bản sắc
khó thương lượng và tìm lối thoát hơn nhiều. Bởi vì quyền lợi vật chất dù sao vẫn có
thể điều hoà được, đặc biệt là khi 2 bên nhận thấy nguy cơ đe doạ lợi ích do xung đột
mang lại. Khi đó, người ta có thể thương lượng để đi đến sự thoả thuận về phân chia lợi
ích sao cho 2 bên cùng có lợi. Nếu không, có thể cả 2 bên cùng bị thiệt hại. Mâu thuẫn về
tôn giáo, sắc tộc không thuộc loại này. Người ta không thể dễ gì từ bỏ các giá trị thiêng
liêng của mình, đặc biệt là khi từ bỏ nó thì họ không còn là họ nữa. Đây là cuộc đấu tranh
để chứng tỏ, để khẳng định mình của các tập đoàn xã hội rộng lớn.
Cuộc đấu tranh xung đột càng kéo dài, càng kéo dài, càng khốc liệt thì dường như giá trị
càng trở nên bền vững hơn. Thực tế, các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử, hay xung
đột sắc tộc ở khu vực Trung Đông hiện nay đã cho thấy điều đó. Mặt khác trong các kiểu
kết cục của xung đột xã hội, có thể một tập đoàn này đánh đổ tập đoàn khác, giai cấp này
lên cầm quyền thay giai cấp khác. Nhưng, những kết thúc tương tự như thế không thấy
trong các xung đột tôn giáo hay dân tộc. Xung đột chi góp phần đẻ thêm tôn giáo mới, và
cũng ko làm cho dân tộc nào hoàn toàn bị tiêu vong. Vì vậy, có thể nói, xung đột giá trị là
thứ xung đột thường chứa đựng nguy cơ đẻ thêm xung đột mới, rất khó điều hoà và giải
quyết. Nhưng trong thực tế, hầu hết các cuộc xung đột xã hội đều hàm chứa trong đó cả 2
dạng mâu thuẫn lợi ích và giá trị.
Một số hình thức xung đột:
- Xung đột vai trò: xảy ra khi các kỳ vọng trái ngược nhau xuất hiện từ 2 hay nhiều địa
vị mà một người đồng thời đang nắm giữ. Mà việc thực hiện các vai trò của địa vị thứ
nhất có thể vi phạm đến các vai trò của địa vị thứ 2. Vd: người cha làm cảnh sát, con của
người cảnh sát lại vi phạm pháp luật. Người cha sẽ thực hiện vai trò như thế nào: bắt con
theo luật hay bỏ qua?
- Xung đột giữa các cặp vợ chồng: xem xét xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng cho
thấy những cấp độ khác nhau trong sự phát triển xung đột:
+ Mức độ 1: là mức độ thấp nhất của sự phát triển xung đột. Với sự không hài lòng, khó
chịu nhất thời nảy sinh từ những hiểu lầm, thiếu thông tin trong đời sống vợ chồng hàng
ngày. Biểu hiện: sự trách cứ, giận dỗi, xích mích,…
+ Mức độ 2: những biểu hiện trên có tính hệ thống, sự không hài lòng kéo dài, sự cãi cọ,
xô xát, va chạm, xuất phát từ sự thiếu tương hợp trong tính cách vợ chồng, chưa tìm được
sự dung hoà.
+ Mức độ 3: sự khó chịu, không hài lòng rõ rệt, bầu không khí tâm lý nặng nề, căng
thẳng giữa 2 vợ chồng, khiến họ hay to tiếng, gây gỗ, với những phản ứng bộc phát, khó
kiềm chế.
+ Mức độ 4: xung đột bùng nổ thật sự, hai vợ chồng hành hạ nhau cả về thể xác lẫn tinh
thần, xúc phạm nhau.
 Xung đột giới: : phong traøo phuï nöõ coá gaéng thay ñoåi söï
caân baèng quyeàn löïc giöõa hai giôùi. Khi phong traøo tieáp
tuïc tieán trieån, chuùng ta seõ thaáy coù moät tyû leä töông
ñoái cao phuï nöõ trong nhöõng ngheà nghieäp quan troïng. Hoï
quyeát ñònh
hoaëc coù aûnh höôûng ñeán nhöõng quyeát ñònh trong kinh
doanh, chính trò, y teá, luaät phaùp. Vai troø giôùi trong
truyeàn thoáng cuõng thay ñoåi baèng nhieàu caùch khaùc
nhau. Nhieàu phuï nöõ seõ choïn soáng ñoäc thaân, hoaëc keát
hoân muoän hoaëc coù
ít con hôn hoaëc khoâng con, phaân chia coâng vieäc gia ñình
vôùi choàng. Nhöõng thay ñoåi naøy ngaøy caøng dieãn ra
maïnh meõ hôn, ngay caû ôû caùc nöôùc Chaâu AÙ. ÔÛ Vieät
Nam, söï thay ñoåi vai troø giôùi trong lónh vöïc saûn xuaát,
taùi saûn xuaát vaø sinh hoaït coäng ñoàng cuõng dieãn ra
maïnh meõ, ñaëc bieät ôû caùc ñoâ thò.

Xung đột môi trường: xhh quan niệm rằng, xung đột môi trường là một dạng xung đột
xã hội liên quan đến sự tranh chấp môi trường giữa các nhóm xã hội: nhóm gây hại môi
trường với nhóm bị hại môi trường, ví dụ: xí nghiệp/bệnh viện với cộng đồng dân cư
hoặc giữa những hộ sản xuất với cộng đồng dân cư trong các làng nghề. Căn cứ vào
nguyên nhân xung đột, trong nghiên cứu môi trường người ta phân biệt những dạng xung
đột sau:
+ Xung đột nhận thức: là dạng xung đột có căn nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong
hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.
+ Xung đột mục tiêu: trong hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột : người trồng rau
phun thuốc sâu dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của ng tiêu dùng.
+ Xung đột lợi ích: xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên : cơ sở
sx xả chất thải hoá học vào ruộng lợi ích của nông dân.
+ Xung đột quyền lực: nhóm có quyền lực mạnh hơn, lất át nhóm khác, chiếm lợi thế
của nhóm khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ bắt nguồn từ một hoặc một số
loại xung đột, song cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ
của một nhóm, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại.
Thuyết xung đột giúp chúng ta nhận diện và giải thích được sự bất ổn trong quá
trình phát triển xã hội, để từ đó điều chỉnh và kiểm soát các hiện tượng xã hội
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vì con người.
Câu 3: Thuyết tương tác biểu tượng
- Thuyết tương tác biểu tượng nhấn mạnh sự tương tác của con người qua biểu tượng
đó. Biểu tượng là một cái gì đó thay thế cho, hoặc đại diện cho một cái gì đó. Các biểu
tượng có thể mang rất nhiều hình thức, kể cả lời nói, khái niệm, âm thanh hay những biểu
hiện nét mặt, và điệu bộ cơ thể. Các biểu tượng không được xác định bằng những sự vật
mà chúng thể hiện, chúng được xác định bởi những người tạo ra và sử dụng chúng.
- Thuyết TTBT có một cái nhìn quy mô nhỏ về xã hội. Nó tập trung vào góc nhìn quy
mô nhỏ về sự tương tác giữa các cá nhân, VD: như khi bạn đi chơi với một người bạn,
thay vì xem xét các cấu trúc quy mô lớn như giáo dục hoặc luật pháp. Bằng cách nhìn vào
quy mô nhỏ, thuyết TTBT giải thích cá nhân trong một xã hội và sự tương tác của họ với
những người khác. Và thông qua đó nó có thể giải thích trật tự xã hội và sự thay đổi.
- Thuyết TTBT cho rằng, sự phát triển của cá nhân là một quá trình xã hội, cũng như ý
nghĩa mà cá nhân gán cho sự vật. Mọi người thay đổi dựa trên sự tương tác của họ với
các đối tượng, sự kiện, ý tưởng, người khác và họ gán ý nghĩa cho mọi thứ để quyết định
cách hành động.
Vd: Nếu tôi đã ngồi dưới bóng cây từ nhỏ đến lớn, và hôm nay tôi đang đi dạo và phát
hiện một cái cây lớn, tôi có thể muốn ngồi dưới gốc cây đó. Tức là, cây đồng nghĩa với
bóng mát vào một ngày nóng đối với tôi.
- Về sau, Herbert Bloomer tiếp tục kế thừa công việc của Meet và thật sự đặt ra thuật
ngữ tương tác biểu tượng để mô tả lý thuyết xã hội này. Ông đưa ra 3 giả định để giải
thích thuyết TTBT.
Giả sử hôm nay, tôi quyết định ngồi dưới gốc cây đó trong chuyến đi bộ của mình, tôi
tiến lại gần và ngồi dựa mình vào thân cây. Giả định đầu tiên được phát biểu rằng:
“Chúng ta hành động dựa trên ý nghĩa mà chúng ta đã đưa ra cho một điều gì đó”. Vì tôi
coi cái cây là nơi nghỉ ngơi, nên tôi sẽ dựa vào nó.
Tiếp theo, khi tôi đang ngồi đó, bổng có một người khác dừng lại và cảnh báo tôi rằng,
tất cả các cây ở đây đều bị bọ phá hoại rồi. Giả định thứ 2 cho rằng, “Chúng ta mang lại ý
nghĩa cho mọi thứ dựa trên các tương tác xã hội của chúng ta”. Cùng một biểu tượng có
thể có một ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau . Đối với người đang nói
chuyện với tôi, cái cây là nơi sinh sản của những con bọ đáng sợ và họ sẽ tránh nó.
Nhưng tôi khá hài lòng với chổ ngồi của mình trong bóng râm và tôi không bị con bọ nào
làm phiền. Vì thế, tôi lại lòng khi ngồi ở đó. Chúng ta có những quan điểm khác nhau về
cái cây, và vì vậy chúng ta hành động khác nhau. Khi tôi đang ngồi nói chuyện với người
bạn dễ thương này, tôi cảm thấy có gì đó nhột nhột ở vai, và đột nhiên tôi nhảy dựng lên
vì có thứ gì đó cắn vào lưng tôi. Hoá ra cái cây bị bọ phá hoại. Bây giờ tôi đã bị cắn dưới
gốc cây, tôi sẽ không tiếp tục ngồi dưới gốc cây vì nó có thể cũng bị bọ phá hoại.
Giả định thứ 3 của Blumer là “Ý nghĩa mà chúng ta gán cho một thứ gì đó không phải
là vĩnh viễn. Nó có thể thay đổi do cuộc sống hằng ngày”. Ý nghĩa mà tôi đã dành cho cái
cây đã thay đổi sau khi tôi tương tác với cái cây bị nhiễm bọ. Một cái cây lớn bây giờ với
tôi có nghĩa là bóng mát vào một ngày nắng nóng nhưng với khả năng bị bọ cắn.
Tóm tắt 3 giả định của thuyết TTBT lại đó là:
+ Chúng ta hành động phụ thuộc vào ý nghĩa
+ Những người khác nhau sẽ gán cho sự vật những ý nghĩa khác nhau
+ Ý nghĩa của một thứ gì đó có thể thay đổi
Thuyết TTBT có khả năng giải thích các khía cạnh của xã hội có thể thay đổi như thế
nào khi chúng được tạo ra và tái tạo bởi các tương tác xã hội. Nó xem xét xã hội trên quy
mô nhỏ và xem cá nhân có cùng tầm quan trọng như toàn xã hội và là một quan điểm cần
thiết khi nghiên cứu xã hội.
Câu 4: Xã hội hoá
1. Định nghĩa: Một số nhà xhh đưa ra một số định nghĩa về xã hội hoá như sau
Neil Smelser định nghĩa “Xã hội hoá là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức
hành động tương ứng với vai trò của mình để thực hiện tốt cho các mô hình hành vi
tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”.
Fichter định nghĩa “Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người
khác, kết quả là một sự chấp nhận khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những
khuôn mẫu”.
Mỗi chúng ta đều được bao quanh bởi mọi người, và những người đó trở thành một
phần trong cách chúng ta hành động và những gì chúng ta coi trọng. Điều này được gọi là
xh hoá.
Cả 2 định nghĩa này đều xem xã hội hoá là một quá trình, tức là có bắt đầu, có diễn biến
và có kết thúc. Vì vậy, chúng ta có thể định nghĩa rằng “Xã hội hoá là một quá trình xã
hội mà thông qua đó chúng ta phát triển nhân cách và tiềm năng con người cũng như tìm
hiểu về xã hội và văn hoá của chúng ta”.
* Các gia đoạn của quá trình xã hội hoá: Có 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn xã hội hoá của đứa trẻ ban đầu trong gia đình.
+ Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường.
+ Giai đoạn con người thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò mà hai giai đoạn trước
đã được chuẩn bị đầy đủ.
* Môi trường xã hội hoá: là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội
của mình, nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Có 3 môi trường xã hội
hoá chính: gia đình, trường học và xã hội.
Các bạn hình dùng môi trường xh hoá giống như là chúng ta đang nói về CÁCH mà
chúng ta tìm hiểu về thế giới xã hội, thì câu trả lời dường như đó là chúng ta được xã
hội hoá bằng cách tương tác với những người khác. Nhưng là những người nào,
những người nào và những tổ chức nào đã tạo nên bạn như ngày hôm nay, thì đó
chính là: gia đình, trường học và xã hội.
- Gia đình: Đây là môi trường xh hoá quan trọng bậc nhất của 1 cá nhân, bởi vì hầu hết
cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình. Xh hoá là 1 quá trình lâu dài và nó bắt đầu trong
gia đình chúng ta. Bố mẹ, ông bà, anh chị em, bất cứ ai mà bạn sống cùng gần như là toàn
bộ thế giới xã hội của bạn khi bạn còn rất nhỏ. Và điều đó rất quan trọng, bởi vì gia đình
của bạn là nguồn gốc của cái được gọi là xã hội hoá sơ cấp – “Những trải nghiệm đầu
tiên của bạn về ngôn ngữ, giá trị, niềm tin, hành vi và chuẩn mực của xã hội”. Bố mẹ và
người giám hộ là những người thầy đầu tiên của bạn về mọi thứ từ những điều nhỏ nhặt
như cách đánh răng cho đến những điều lớn lao như giới tính, tôn giáo, luật pháp và
chính trị.
VD: Về việc 2 đứa trẻ giàu nghèo đặt câu hỏi cho bsi “sử dụng quyền lực” – “chịu “ .
Vd này cho chúng ta thấy cách trẻ em được nuôi dạy, và thật sự cách chúng được nuôi
dạy ảnh hưởng đến cách chúng tương tác với người khác, trong trường hợp này là quyền
lực. Vì vậy, những đứa trẻ giàu được khuyến khích sử dụng quyền lực và suy nghĩ độc
lập trong khi những đứa trẻ ít giàu có hơn được dạy phải phục tùng quyền lực.
VD2: Câu chuyện: cái máng gỗ
- Trường học: là nơi trẻ em thu nhận những kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm xã
hội. Cũng tại đó, qua giao tiếp, chúng dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội. Trường
học là nơi các cá nhân thu nhận các kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội.
Những kiến thức này, sẽ phục vụ đắc lực cho việc thực hiện vai trò mà cá nhân cần phải
đóng trong tương lai (như họ sẽ trở thành giáo viên, bác sĩ,…).
Ngoài ra, các nhà xhh cũng chỉ ra rằng, trường học không chỉ cung cấp cho các cá nhân
các kiến thức tự nhiên và xã hội mà nó còn đi kèm với cái mà các nhà xhh gọi là chương
trình giảng dạy ẩn (không chính thức/ hidden curriculum) – đó là, một nền giáo dục về
các chuẩn mực, giá trị và niềm tin được truyền qua trường học.
VD: Ví dụ: Trường học dạy cho trẻ em đánh vần, mục tiêu của nó là dạy chữ và khuyến
khích trẻ em học cách đánh vần. Nhưng một thứ gì đó nghĩ là vô hại như học cách đánh
vần cũng có thể ẩn chứa nhiều bài học gắn bó với trẻ em. Chẳng hạn, nó dạy chúng rằng,
làm tốt hơn các bạn cùng trang lứa là điều đáng khen – và nó cũng cố ý tưởng rằng, thế
giới có kẻ thắng người thua. Một chương trình giảng dạy ẩn khác của trường học nói
chung là để trẻ em tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Khi mqh xã hội duy nhất của bạn
là gia đình, bạn chỉ có 1 góc nhìn về chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, chính trị,… Nhưng khi
bạn bước ra ngoài thế giới, bạn sẽ gặp nhiều người từ nhiều nguồn gốc khác nhau, dạy
bạn về chủng tộc, sắc tộc, tầng lớp xã hội, tình trạng khuyết tật, giới tính và tình dục,…
Trường học không chỉ trở thành lớp học cho các môn học, mà còn là nơi học hỏi về
những kiểu người khác nhau.
- Xã hội: đó là nhóm mà cá nhân là thành viên (nhóm sinh viên, nhóm cùng sở thích
trong nhà máy, tiểu đội trong quân đội, nhóm nghiên cứu,…) . Phần lớn quá trình xã hội
hoá lúc cá nhân trưởng thành là thông qua các chuẩn mực chính thức và không chính
thức, những chuẩn mực không chính thức này nằm trong nội bộ và nhóm.
Cùng một nhóm có cùng sở thích, thì họ có cách ăn mặc, cách giao tiếp giống nhau với
những chuẩn mực giao tiếp riêng của chúng. Những thành viên của nhóm, đều mong đợi
trong cá nhân tuân thủ những khuôn mẫu này, chừng nào còn muốn là thành viên của
nhóm đó. Sức ép của nhóm đòi hỏi các khuôn mẫu hành vi thường vượt lên những giá trị
bên ngoài đặt ra.
VD: Trong một nhóm buôn bán hàng lậu, họ phải tuân thủ các quy tắc chung của nhóm
và nếu rủi ro bị công an bắt giữ thì phải giữ bí mật những việc làm của nhóm và không
khai ra đồng bọn của mình. Do vậy, việc làm của anh ta được nhóm chấp nhận, nhưng
luật pháp trừng trị vì anh ta vi phạm pháp luật.
Câu 5: Nhóm xã hội
“Nếu tất cả bạn bè của con đều nhảy cầu, con có nhảy theo không?” Đó là lời than thở
của nhiều bậc cha mẹ đang bực tức, nhưng đó cũng là một dạng câu hỏi xã hội học sâu
sắc. Bởi vì, khi bạn nói chuyện với cha mẹ mình, câu trả lời luôn là không. Nhưng, với
nhóm bạn phù hợp, bạn có thể rất vui khi được lặn xuống nước. Vấn đề là, bạn là một
người khác khi bạn là thành viên của một nhóm và bạn là một người khác trong các nhóm
khác nhau. Một gia đình, một nhóm bạn đi chơi, một cuộc họp kinh doanh và một dàn
hợp xướng là các loại nhóm khác nhau. Và cùng một người có thể là thành viên của tất cả
các nhóm đó. Vì vậy, nếu chúng ta muốn hiểu những nhóm này như thế nào, các nhóm
khác nhau và thậm chí chúng giống nhau như thế nào, chúng ta cần nói về các nhóm xã
hội là gì và tại sao chúng lại quan trọng, đối với cả những người là một phần của họ và
những người không thuộc nhóm đó.
- Định nghĩa: Nhóm là một tập hợp người, mà trong đó các cá nhân quan hệ qua lại với
nhau theo cơ chế nào đó và trong đó tồn tại một cấu trúc nào đó, trong đó các thành viên
tham gia một cách tự nguyện. Để thành lập 1 nhóm, phải có ít nhất 2 tiêu chuẩn:
1. Trước hết là một số đông cá nhân
2. Hành động của mỗi cá nhân trong nhóm phải có ý nghĩa với phản ứng của những
người khác. Tức là hành vi của anh ta phải ảnh hưởng tới những phản ứng trước đó.
Thiếu 1 trong 2 yếu tố thì chỉ được gọi là đám đông, không được gọi là nhóm. Đám đông
là một tập hợp các cá nhân tình cờ ở cùng một nơi vào cùng một thời điểm.
Vd: Tất cả những người đi qua ga Sài Gòn vào lúc 17h00 chiều ngày hôm qua được gọi
là một đám đông. Họ không phải là 1 nhóm vì họ không chia sẻ cảm giác thân thuộc.
Nói 1 cách khác “Một nhóm xã hội đơn giản là một tập hợp những người có những điểm
chung và những người tin rằng những điểm chung của họ là quan trọng”.
- Phân loại nhóm:
1. Nhóm sơ cấp (Primary Groups): Các nhóm sơ cấp nhỏ và có liên kết chặt chẽ với
nhau, được ràng buộc bởi một cảm giác thân thuộc rất mạnh mẽ. Gia đình và bạn bè là
những nhóm chính thuộc nhóm sơ cấp. Đó là nơi họ hỗ trợ lẫn nhau, nơi các thành viên
có thể tìm kiếm sự giúp đỡ về tình cảm, xã hội và tài chính. Và đối với các thành viên
trong nhóm, bản thân nhóm là mục tiêu cuối cùng. Nó tồn tại để trở thành một nhóm chứ
không vì bất kỳ mục đích nào khác.
2. Nhóm thứ cấp (Secondary Groups): Đây là những nhóm lớn và không có tính cá
nhân, các thành viên trong nhóm bị ràng buộc chủ yếu bởi một mục tiêu hoặc hoạt động
chung, hơn là bởi các mối quan hệ tình cảm mạnh mẽ.
Vd: Một công ty là một ví dụ điển hình về nhóm thứ cấp: Các nhân viên thường kết nối
với nhau một cách lỏng lẻo hoặc chính thức thông qua công việc của họ và họ có xu
hướng biết rất ít về nhau. Vì vậy, cũng có một cảm giác thân thuộc ở đó, nhưng nó bị hạn
chế hơn nhiều. Nói vậy, không có nghĩa là đồng nghiệp không bao giờ có quan hệ tình
cảm. Trên thực tế, các nhóm thứ cấp hoàn toàn có thể trở thành các nhóm sơ cấp theo
thời gian, khi một nhóm đồng nghiệp dành thời gian cho nhau và họ trở thành một nhóm
bạn chính.
3. Nhóm tự nguyện: nhóm được hình thành nhờ sự tham gia tự nguyện, được gọi là
nhóm tự nguyện. Các nhóm tự nguyện được chia làm 2 loại:
+ Nhóm tự nguyện mang tính công cụ : mục đích hành động của nhóm nhắm vào những
mục tiêu cụ thể (tổ chức đảng phái chính trị, các băng đảng tội phạm,…)
+ Nhóm tự nguyện tình cảm: là những nhóm được thành lập nhằm thoả mãn nhu cầu tình
cảm. Vd: hội những người yêu mèo, clb tình nguyện,…
Vd: các tù nhân trong nhà tù, những người lính nhập ngũ.
Câu 6: Di động xã hội
- Định nghĩa: Di động xã hội là sự dịch chuyển xã hội, là khái niệm dùng để chỉ sự
chuyển đổi của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã
hội. Thực chất, di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội, nó
liên quan đến việc các cá nhân thay đổi vị trí, địa vị xã hội.
- Có 2 dạng di động xã hội chính, đó là: Di động trong thế hệ (Intragenerational
Mobility) và dịch chuyển giữa các thế hệ (Intergenerational Mobility).
+ Di chuyển trong thế hệ là cách một người di chuyển lên hoặc xuống bậc thang xã hội
trong suốt cuộc đời họ.
Vd: Trong một gia đình gồm 3 người: Bố, mẹ, Long. Hiện tại, Long là một kế toán, vì
vậy anh ấy sẽ được xem là thuộc tầng lớp trung lưu, và nếu hình tam giác này đại diện
cho tầng lớp thượng lưu ở trên cùng, tầng lớp trung lưu ở giữa, và tầng lớp thấp hơn ở
dưới cùng. Long sẽ được xem là 1 kế toán thuộc tầng lớp trung lưu. Vậy điều gì sẽ xảy ra
nếu trong cuộc đời Long, anh ấy được thăng chức hàng loạt và cuối cùng trở thành 1
CEO của công ty kế toán quốc tế này. Cuối cùng, kiếm được một số lượng lớn tiền mỗi
tháng và thật sự đã gia nhập vào tầng lớp thượng lưu. Anh ấy đã thực sự “tiến lên” nếu
xét về địa vị xã hội của anh ấy. Ngược lại nếu anh ấy bị mất việc và thay thế vào đó bằng
1 công việc lao động chân tay khác. Anh ấy sẽ “đi xuống” và trong cuộc đời mình, có lẽ
Long sẽ tham gia vào tầng lớp lao động hoặc tầng lớp thấp hơn. Vì vậy, một trong những
điều quan trọng cần xem xét ở đây là điều gì đang xảy ra với Long, nó đang xảy ra với
anh ấy, trong cuộc đời của anh ấy, trong cuộc đời của chính anh ấy. Cho dù anh ấy “đi
lên” hay “đi xuống” thì tính di động xã hội mà anh ấy đang trải qua là một điều đang ảnh
hưởng đến anh ấy trong thế hệ của chính anh ấy, trong thời gian sống của anh ấy, và đây
là thứ mà xã hội học gọi là “Di động trong thế hệ”.
Vd 2: Điều khác biệt về sự di chuyển giữa các thế hệ là chúng ta thực sự cần xem xét
cha mẹ của Long. Bởi vì tính di động giữa các thế hệ thực sự xem xét họ ngoài anh ta.
Thay vì chỉ nhìn vào những gì đang xảy ra với anh ấy, chúng ta phải thực sự xem xét vị
trí của họ trên nấc thang xã hội. Vì thế, chúng ta hãy có một cái nhìn với họ, nếu họ là
những người lao động chân tay, những người lao động thuộc tầng lớp lao động hoặc thấp
hơn và rồi Long trở thành CEO chẳng hạn thuộc tầng lớp thượng lưu. Chúng ta sẽ thấy
rằng qua các thế hệ đã có sự thay đổi trong nhóm xã hội của họ, từ tầng lớp thấp sang
tầng lớp thượng lưu. Vì vậy, thực sự một trong những khái niệm then chốt giữa cả hai
điều này là khi chúng ta xem xét tính di động trong thế hệ, chúng ta đang xem xét sự thay
đổi tính di động xã hội trong thời gian sống của chính một người. Trong khi xem xét tính
di động giữa các thế hệ, chúng ta đang xem xét tính di động xã hội thay đổi qua các thế
hệ
- Di động xã hội được xác định như sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội
từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Có một hình thức di động khác:
di động theo chiều ngang và di động theo chiều dọc.
+ Di động theo chiều ngang chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai
cấp xã hội tới một vị trí ngang bằng về mặt xã hội.
+ Di động theo chiều dọc chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp
xã hội tới vị trí xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Đó là sự thăng tiến, đề bạt, miễn
nhiệm, rút lui.
Câu 7: Lệch chuẩn và kiểm soát xã hội
- Định nghĩa lệch chuẩn: Trong xã hội, các chuẩn mực xã hội định vị hành vi của các
cá nhân. Nếu hành vi nào đi ngược lại với các chuẩn mực văn hoá sẽ được gọi là sự lệch
chuẩn. Sự khác biệt hay không mong đợi thường được mô tả là sự lệch chuẩn theo cách
nhìn của xã hội học. Lệch chuẩn là những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông,
hay vi phạm các chuẩn mực xã hội.
- Hệ quả của lệch chuẩn:
1. Lệch chuẩn góp phẩn củng cố, tăng cường giá trị, chuẩn mực xã hội.
Vd: Hành vi ăn mặc hở hang, không đứng đắn khi lên chùa của 1 người nổi tiếng là 1
hành vi lệch chuẩn, vi phạm thuần phong mỹ tục, điều này khiến cộng đồng bàn tán và
khiến cho họ ý thức hơn về vấn đề thuần phong mỹ tục cũng như cách ănmặc nơi đông
người.
- Khi 1 quy tắc bị vi phạm, nó được gọi là sự lệch chuẩn và mặc dù từ lệch chuẩn nghe
có vẻ tiêu cực, nhưng không phải vậy. Nó đơn giản có nghĩa là hành vi của một cá nhân
khác với những gì xã hội cho là hành vi bình thường. Nếu một người đi chệch khỏi các
chuẩn mực, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ đang làm điều gì đó xấu xa hoặc vô
đạo đức.
Vd: Hầu hết người Mỹ đều ăn thịt thường xuyên và họ cảm thấy rằng làm như vậy là
hành vi bình thường. Người không ăn thịt, người ăn chay, đều bị cho là không bình
thường. Hành vi của họ khác với những gì mà đa số coi là chấp nhận được và bình
thường. Và cũng như các chuẩn mực tương đối, sự sai lệch cũng là tương đối. Nó phụ
thuộc vào bối cảnh, nhóm cá nhân hoặc vị trí địa lý trên thế giới.
2. Lệch chuẩn giúp tăng cường tính đoàn kết hay tinh thần tập thể
- Lệch chuẩn xã hội giúp các thành viên trong một nhóm nhất định nhận thức rõ hơn sự
giống nhaugiữa họ và sự khác biệt của nhóm mình so với những nhóm khác, qua đó làm
tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Vd: Một nhóm thanh niên hư, bụi đời hành động trái với những quy tắc, giá trị văn hóa
chung, họ còn hành đông theo một giá trị riêng và lập ra những văn hóa nhóm được mọi
thành viên trong nhóm tán thành. Các quy tắc này của nhóm không phù hợp với các tiêu
chuẩn chung của xã hội tuy nhiên nó lại giúp tất cả các thành viên cảm thấy gắn kết hơn
khi có chung một niềm tin.
3. Lệch chuẩn là dấu hiệu và là nguồn gốc của sự biến đổi xã hội
- Các hành vi lệch chuẩn thường bị cộng đồng lên án, thậm chí trừng phạt. Tuy nhiên
một số lệch chuẩn lại có thể đem lại cho xã hội những thay đổi tích cực, cần thiết cho sự
phát triển.
VD: Những năm 1960, chính sách “Khoán Mười” của Bí thư Kim Ngọc tại tỉnh Vĩnh
Phúccó thể được xem như một lệch chuẩn nhưng chính sách này lại là tiền đề cho cuộc
Đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam sau này.
- Định nghĩa kiểm soát xã hội: là một phương thức nhằm điều chỉnh hành vi của các cá
nhân trong một xã hội nhất định thông qua những giá trị, chuẩn mực đã được thừa nhận,
được xem là phương tiện của nhóm xã hội nhằm thúc đẩy việc thực thi các chuẩn mực
của nhóm. Kiểm soát được thể hiện bởi các thiết chế xã hội: gia đình, nhà trường, tôn
giáo, chính trị, pháp luật...
- Một cách dễ hiểu, kiểm soát xã hội là những nổ lực của xã hội nhằm điều chỉnh suy
nghĩ và hành vi của mọi người theo những cách hạn chế hoặc trừng phạt những hành vi
lệch lạc.
- Phân loại chế tài: 2 loại chính, đó là: chế tài chính thức và chế tài phi chính thức.
+ Chế tài phi chính thức: chủ yếu dựa vào áp lực nhóm: phê phán, bàn tán, lạnh lùng, xa
lánh,…
Vd: Những người khác chế giễu sở thích ăn uống của bạn. Hoặc ai đó bàn tán ầm ỹ về
mái tóc 7 màu của bạn
+ Chế tài chính thức: xảy ra khi các quy tắc được hệ thống hoá thành luật và vi phạm
hầu như luôn dẫn đến các biện pháp trừng phạt tiêu cực từ hệ thống tư pháp hình sự. Vd:
cảnh sát, toà án, hệ thống nhà tù, phạt tiền, tra tấn,…

You might also like