You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA

1. Em hiểu thế nào về kết hợp các mặt đối lập? quan hệ giữa thống nhất các mặt đối
lập với kết hợp các mặt đối lập
Theo em, Sự kết hợp các mặt đối lập, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập hợp thành mâu thuẫn. Bên cạnh đó nó có thể được tiếp
cận bởi nhiều góc cạnh khác nhau: khách quan và chủ quan.
+ theo khía cạnh khách quan: "Sự thống nhất" và "đấu tranh của các mặt đối lập" là
những khái niệm cơ bản của học thuyết mâu thuẫn biện chứng. Không có "thống nhất" thì
không có "đấu tranh", thống nhất là tiền đề của đấu tranh. mặt khác, đấu tranh với tư cách
là nguồn gốc, động lực của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành mâu
thuẫn.
+ khía cạnh chủ quan, tích cực: Sự kết hợp các mặt đối lập ở đây như là một hành
động tự giác, tích cực của chủ thể (xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể) trong quá
trình thực tiễn., đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người

Quan hệ: thống nhất các mặt đối lấp là một phần không thể tách rời của việc kết hợp các
mặt đối lập. đầu tiên, các mặt đối lập hợp thành mâu thuẫn phải thống nhất với nhau,
chúng có những điểm "phù hợp", "đồng nhất" với nhau và trong quá trình vận động của
mâu thuẫn, các mặt đối lập có tồn tại trạng thái "tác động ngang nhau". Ví dụ, hoạt động
hấp thụ và bài tiết của con người, một mặt là hấp thụ chất, mặt còn lại là thải chất không cần thiết
nhưng đều có điểm chung là hoạt động trao đổi chất thiết yếu, và chỉ khi cùng tồn tại thì mới có
thể duy trì sự sống cho con người. Thứ hai, bản thân mỗi mặt đối lập cũng không thuần
nhất, trong nó có những yếu tố, những khuynh hướng khác nhau, nhưng khi tồn tại với tư
cách một mặt đối lập, những yếu tố, những khuynh hướng khác nhau đó có thể "kết hợp"
với nhau, cùng đấu tranh chống lại phía đối lập; Thứ ba, trong xã hội có những mâu thuẫn
mà con người có thể loại bỏ hoặc chấp nhận, bằng cách thủ tiêu hay tạo ra những điều
kiện cho sự tồn tại.
2. Trong thực tế, điều kiện nào cho phép kết hợp các mặt đối lập, còn điều kiện
nào thì không thể kết hợp mặt đối lập?
việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có
thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép.
Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong các
trường hợp cụ thể sau:

Giữa các nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của
nhau phải có những điểm chung. Ví dụ, ở thực vật có hai hoạt động trao đổi khí trái
ngược nhau: quang hợp (xảy ra vào ban ngày ngày, thải O2, thu CO2) và hô hấp (xảy ra
vào ban đêm, thải CO2, thu O2) Tuy nhiên, cả hai đều có điểm chung. Đó là một quá
trình trao đổi vật chất và năng lượng. đồng thời có sự tham gia của các electron.
a. Việc kết hợp chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh thuận lợi. cụ thể là
phải có điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện. ví dụ như trong quá trình
thực vật hấp thụ nước và ion khoáng. Khi trời mưa sẽ là 1 điều kiện thuận

Thứ hai, về mặt chủ quan: đòi hỏi ở chủ thể thực hiện cần có năng lực, bản lĩnh
chính trị để đáp ứng được nhu cầu của sự kết hợp này. Có thể khẳng định, trong
chừng mực nào đó vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập là vai trò
có ý nghĩa quyết định.

Điều kiện không cho phép kết hợp các mặt đối lập:
các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn hay
hoàn toàn đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện một cách đúng dắn và mang
lại hiệu quả mong muốn.

+ Môi trường xung quanh (thời tiết, kinh tế, chính trị,...) không phù hợp. Ví dụ, phương
pháp học truyền thống (sách vở thông thường) và phương pháp mới ( máy chiếu, các
thiết bị thí nghiệm,...), nếu không đủ tiềm lực về kinh tế cũng như con người (giáo viên
có trình độ) thì không thể kết hợp để tạo nên phương pháp học hiểu quả nhất.
+ Bản thân chủ thể không đủ năng lực, tiềm lực, bản lĩnh chính trị: trong mỗi
con người luôn tồn tại Thiện-Ác, nếu người đó không đủ kiến thức cũng như năng lực
tự kiềm chế bản thân để kết hợp, cân bằng hai khía cạnh thì cái Ác sẽ lên ngôi.
3. Hãy cho một ví dụ về kết hợp mặt đối lập trong cuộc sống bản thân.
Một trong những mâu thuẫn thường thấy nhất là thói quen làm việc độc lập hay làm việc
nhóm. Mâu thuẫn này có thể xảy đến với nhiều bạn mới bắt đầu vào năm nhất đại học,
hai khía cạnh này được xem là đối lập nhau và cần được giải quyết.

Có thể thấy bằng cách làm việc cá nhân, em sẽ có thể tập trung mà không bị phân
tâm bởi những ý kiến khác. em có thể chủ động về thời gian học tập của mình mà
không cần phụ thuộc vào các thành viên khác. Khi làm việc với một nhóm, em có
thể xây dựng nhiều mối quan hệ và cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như EQ của
mình. Hơn nữa, bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới từ người khác, học
hỏi thêm nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn. Nhưng nếu làm việc nhóm quá nhiều,
em sẽ trở nên phụ thuộc vào người khác hơn, không thể đưa ra ý kiến của mình và
trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác, còn nếu tự thân vận động em sẽ xa
cách với người khác, khó hòa nhập trong cuộc sống sinh viên
Thứ nhất, em thấy rằng làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm đều có những
điểm chung và hòa hợp. Nghĩa là, cả hai đều là phương tiện trang bị cho em những
kỹ năng cần thiết để tiếp thu những kiến thức quan trọng trong đời sống học tập và
xã hội. Ngoài ra, cả hai đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực học tập trong một thời
gian dài và liên tục theo những cách khác nhau, phải biết dung hòa giữa cả 2 thứ
sẽ giúp em không bị phụ thuộc quá nhiều vào 1 trong 2

You might also like