You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


ĐỀ TÀI: Trình bày phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các
mặt đối lập. Lênin đã vận dụng phƣơng pháp này thể hiện trong “chính
sách kinh tế mới” – NEP nhƣ thế nào? Vận dụng mối quan hệ này vào
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay .
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN:
TS. TRẦN NGUYÊN KÍ

Sinh viên thực hiện: Cao Vũ Uyên Phi

MSSV: 31221024772

Mã lớp học phần: 23D1PHI51002338


I. LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trần Nguyên Kí – người
thầy không những đã giúp em tri nhận được rất nhiều kiến thức của bộ môn Triết học mà
còn tiếp thêm cho em nhiều nguồn cảm hứng về bộ môn mà ai cũng thường bảo là “khó
nuốt” này dưới nhiều góc nhìn vô cùng mới mẻ. Trong quá trình học tập và tìm hiểu Triết
học, em thật sự rất rất biết ơn vì đã nhận được sự quan tâm đầy tâm huyết, sự giúp đỡ đầy
tận tình của thầy. Đối với bản thân em, đọng lại sau cùng của môn học này không những
là kiến thức, là tri nhận, là tích lũy thêm rất nhiều điều trong cuộc sống mà hơn hết là em
dần nhận ra rằng khi đối diện và đứng trước nhiều vấn đề bản thân mình cũng dần có cái
nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn cũng như thấu đáo hơn. Sau mỗi bài học, mỗi phần kiến
thức mà thầy truyền tải, em dần trả lời được những câu hỏi về cuộc sống, dần có cho
mình lời giải về những thắc mắc, những trăn trở về cuộc đời, về thế giới con người thông
qua Tư tưởng triết học Mác-Lênin. Đến với bài tiểu luận này, em xin phép được trình bày
lại những gì mà bản thân đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề nhân sinh quan
trong tư tưởng Mác-Lênin để gửi đến thầy. Dẫu biết rằng kiến thức là vô hạn và sự tiếp
nhận kiến thức ấy của bản thân mỗi người là không bao giờ có một quy chuẩn nhất định.
Nhưng sau cùng, “qua một giọt nước biển cũng có thể cảm nhận được vị mặn mòi của đại
dương thì em hy vọng rằng qua bài tiểu luận nhỏ này thầy có thể thấy được sự cố gắng
cũng như nổ lực tìm hiểu về bộ môn này của bản thân em”. Và trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận em nghĩ rằng bản thân sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhưng em rất
mong sẽ nhận được những góp ý từ thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện nhất.
Cuối cùng, em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy. Một lần nữa, em xin chân thành cảm on.
II. BÀI LÀM

1/ Trình bày phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập.
"Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết
hợp giữa các mặt đối lập đã được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích
cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập." Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống
nhất khách quan, từ những quan điểm chung vốn có giữa các mặt đối lập, đồng thời cũng
xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của mình, con người có thể chủ động tiến
hành kết hợp các yếu tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những
mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người. "Có thể nói, khi đề
cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng, người ta
có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:

-Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự
thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở đây mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra
với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh, là sự thống nhất tương đối, thống nhất trong
sự khác biệt, kể cả sự đối lập.

-Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở góc độ
này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của con
người. Nhiệm vụ của chủ thể là phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại, ẩn náu
bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh.

-Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ này,
trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các
mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt
đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt.

Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được tiến
hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng không nên hiểu
việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy,thậm chí là tùy tiện, vô
nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, với tư cách là hoạt
động tích cực của nhân tố chủ quan, phải dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những
đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể
tiến hành việc kết hợp này.

Đồng thời, việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải thể hiện được
tính định hướng rõ ràng.
Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa
các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự
tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc
giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù
hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội. Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã
hội, không giống như ở giới tự nhiên, những mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện
thông qua thái độ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể
mâu thuẫn xã hội thường biểu hiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát
triển xã hội, còn mặt kia đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự
phát triển xã hội, cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen
nhau, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển xã
hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi vì, bản
thân cái cũ, dù là nhân tố,về cơ bản, kìm hãm sự phát triển, song không vì thể mà không
còn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển xã hội. Do đó, việc kết
hợp các mặt đối lập –giữa cái cũ và cái mới – với tính cách là một hoạt động tích cực chủ
quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội khách quan không thể không tiến hành và hơn
nữa, không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật
khách quan." Lý luận Mác Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan
và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm ta khuynh, nóng vội, chủ quan, duy ý
chícũng như sự bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động thực tiễn. Ở đây, hoạt động của
con người chủ tự do trong giới hạn nhận thức và làm theo tất yếu khách quan.

Theo tinh thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn
biện chứng mácxít nói chung, đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là quá trình tự
giải quyết. Thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội
cụ thể nào đó diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối với một lực lượng xã
hội nhất định. Con người không thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội, cũng như thủ tiêu quá
trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc
đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và
làm theo tính tất yếu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con
người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiện mối quan
hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quantrong đời sống xã hội, trong sự phát triển xã
hội. "Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã
hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ
quan cho phép". Tuyệt đối đây không phải là một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực
hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện.
Thứ nhất, về mặt khách quan; việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trongcác
trường hợp cụ thể sau:

"1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập
củanhan phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp
trongmột giới hạn nhất định. Trong trường hợp này, chủ thể hoạt động có thể thực
hiệnviệc kết hợp các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó,
nhằmhướng sự giải quyết mâu thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể. Việc kết
hợpcác mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đây không phải là hành động xóa
bỏnguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu tranh
giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức cụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi.Trong
trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng,mâu
thuẫn xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thựchiện một
cách đúng đắn và đem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể.

2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội
thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và quốc tế).

Cụ thể đó phải là những điềukiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết
hợp theo mong muốn. Thậm chí đó còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất
yếu khách quan, buộc chủ thể phải tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết
hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sự phát triển như vũ
bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… là những điều kiện khách
quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập.

Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả
mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu
cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu
cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lời của việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết
hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữahai mặt đối lập trong
mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể. "

Vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.Việc
kết hợp các mặt đối lập là hành động cụ thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan, cho nên, đương nhiên quá trình này ngay từ đầu đã thể hiện và cần phải thể
hiện tính định hướng của nó. Nghĩa là, việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành
nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của chủ thể hoạt động. Song đồng thời, để việc kết hợp
này không rơi vào tình trạng là biểu hiện của hoạt động chủ quan thuần túy, không còn
tồn tại với tư cách là sự phản ảnh tính tất yếu khách quan, lại đòi hỏi việc kết hợp phải
được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với bản chất của các mặt đối lập. Cụ thể là
việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập phải đảm bảo sao cho các mặt đối lập vẫn thực
hiện được cuộc đấu tranh của chung mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của chủ thể. Việc kết
hợp các mặt với tư cách hoạt động chủ quan vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa
các mặt đối lập chứ không phải kết hợp đi tới sự thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng. Đây
chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động kết hợp các mặt đối lập một cách đúng
đắn, có tính khoa học, với những hoạt động kết hợp phi khoa học, kết hợp sai lầm chủ
quan.Nếu xét về hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm ba loại:

"Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn. Đây là sự kết hợp có nguyên
tắc, đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự phản ánh này phản ánh đúng
đắn tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu
tranh.

Thứ hai, đó là sự kết hợp mang tính chiết trung. Sự kết hợp này được thực hiện mộtcách
tùy tiện, vô nguyên tắc. Chủ thể kết hợp đã thực hiện sự kết hợp hoàn toàn dựa vào ý chí
chủ quan, kết hợp bất cứ cái gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Đây là sự kết hợp
được tiến hành không dựa trên cơ sở thống nhất khách quan giữa mặt đối lập. Sự kết hợp
chiết trung không đem lại những giá trị đích thực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương. Đây là sự kết hợp các mặt đối lậpkhông
đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau. Sự kết hợp này thể hiệnsự
nhượng bộ, thỏa vô điều kiện, sự thiếu bản lĩnh của chủ thể để có thể đưa sự kếthợp tới
kết quả mong muốn. Kết quả tất yếu của sự kết hợp này là sự thất bại của chủthể hành
động." Như vậy, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội
dung, tính chất của một mối quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như tùy vào điều kiện
hoàn cảnh khách quan (trong nước và ngoài nước), năng lực của chủ thể hoạt động…có
thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ
thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể."Từ sự phân tích tư tưởng biện
chứng mácxít về sự kết hợp các mặt đối lập ở trên cho phép rút ra kết luận sau đây: Kết
hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá
trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ
quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp
những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa
trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này,
đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng."

2/Lênin đã vận dụng phƣơng pháp này thể hiện trong “chính sách kinh tế mới” –
NEP nhƣ thế nào?
Lý luận về sự kết hợp các mặt đối lập được V.I.Lênin vận dụng để giải quyết các mâu
thuẫn xã hội, nhất là trong thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. Sự kết hợp các mặt đối
lậpkhông phải là xóa bỏ mâu thuẫn,cũng không phải là điều hòa mâu thuẫn một cách vô
nguyên tắc, mà đó là sự mềm dẻo trong chính sách của Nhà nước Xôviết trong việc tìm
bạn đồng minh để đấu tranh chống kẻ thù chung, trong việc sử dụng một loạt những nhân
tố tích cực của cái cũ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong việc giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng CNXH, như kết hợp chính sách dàn
đều với chính sách có trọng điểm, nhiệt tình cộng sản với hạch toán kinh tế, dân chủ với
tập trung, thuyết phục với cưỡng bức, động viên tư tưởng với khuyến khích vật chất...
bằng cách không phải thủ tiêu một trong hai mặt đối lập, mà kết hợp chúng lại trong một
thể thống nhất biện chứng, vừa đấu tranh với nhau, vừa thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập được các nhà khoa học ở Liên Xô
trước đây và ở nước ta coi là một trong những phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong
thời kỳ quá độ và trong công cuộc xây dựng CNXH.

Bối cảnh ra đời: NEP ra đời trong bối cảnh khắc phục hậu quả của việc kéo dài chính
sách cộng sản thời chiến và khôi phục đất nước sau nội chiến. Tháng 3 năm 1921, Đại hội
lần thứ X Đảng Cộng sản Nga, do V.I.Lênin lãnh đạo đã chuyển từ “Chính sách cộng sản
thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới viết tắt là NEP. Nó đã được thực hiện trong
quãng thời gian từ 1921-1927. Cần hiểu rằng NEP không chỉ là một chính sách mới để
quản lý vĩ mô về kinh tế mà còn là một cải cách có tính tổng thể về mô hình chủ nghĩa xã
hội, gồm nhiều nội dung.
Chính sách kinh tế mới và các biện pháp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. V.I Lê nin cho rằng,
để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô viết, cần tập trung vào các biện pháp
“khẳng định tính thiết yếu của việc thực hiện các hình thức “quá độ gián tiếp”, những
“biện pháp trung gian”, “quá độ đặc biệt” của Chính sách kinh tế mới. Cụ thể:
 Cần phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đối với một nước tiểu
nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những bất hợp lý của Chính sách
“cộng sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế độ “trưng thu lương thực thừa” được thay
bằng thuế lương thực với tư cách là khâu đầu tiên, là “liệu pháp cấp tốc, cương
quyết nhất, cấp thiết nhất” để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp; nông dân
được phép mua bán và trao đổi lương thực thừa của mình; lợi ích của người lao
động được quan tâm và thực hiện thông qua phát triển sản xuất, kinh tế hàng hóa;
việc trao đổi hàng hóa trên cơ sở của nguyên tắc thị trường được thừa nhân và
phục hồi…Thực hiện chế độ thuế, tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, sử dụng
quan hệ hàng - tiền trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là “đòn xeo” chủ yếu để
phát triển kinh tế, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ kinh tế giữa công nghiệp
với nền nông nghiệp hàng hoá, giữa thành thị với nông thôn. Thực hiện chủ
nghĩa tư bản nhà nước để xoá bỏ nền sản xuất nhỏ, chủ nghĩa quan liêu và phát
triển sản xuất quy mô lớn. “Có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân… để xúc tiến
Chủ nghĩa xã hội” có thể được xem là nhận thức đổi mới nhất. Phát triển “chủ
nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan trọng để xây dựng chủ nghĩa
xã hội”. V.I Lênin đặt câu hỏi: “Liệu có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp Nhà nước
Xô viết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không? Tất
nhiên là được. Người nhận định: “Kinh tế nông dân, với tư cách là một nền kinh tế
tiểu nông, không thể đứng vững được, nếu không có một sự tự do trao đổi nào đó,
và không có những quan hệ tư bản chủ nghĩa gắn liền với tự do trao đổi đó.” Tìm
cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của
CNTB - một sự phát triển không thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất
nhỏ, “chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng
nó”. Và thái độ đúng đắn là “Chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là
bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích
trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con
đường, phương pháp, phương thức để tăng cường lực lượng sản xuất lên.”
 Phải học tập và sử dụng những giá trị của chủ nghĩa tư bản; kiên quyết phản đối
việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội ”.
Theo V.I Lênin: “lùi một bước” và “thoả hiệp” bằng việc thu phục và trả lương cao
cho chuyên gia tư sản là giải pháp tốt nhất xúc tiến Chủ nghĩa xã hội. Người cho
rằng, không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa
xã hội được.
 Củng cố chính quyền xô viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ
hành chính, tổ chức và kinh tế là biện pháp tốt nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
“Cần thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm soát
việc sản xuất và phân phối sản phẩm” của nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã
hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên minh công nông về
chính trị.
Theo V.I.Lênin, để đảm bảo việc kết hợp dưới hình thức chủ nghĩa tư bản nhà
nước đem lại lợi ích cho CNXH thì phải có một tư bản nhà nước vô sản vững mạnh, có
khả năng kiểm kê, kiểm soát mọi hoạt động của chủ nghĩa tư bản nhà nước lẫn chủ nghĩa
tư bản tư nhân. Những quan niệm mới mẻ và đúng đắn về chủ nghĩa xã hội từ NEP đã
được cuộc sống chấp nhận. Đó là phát triển kinh tế hàng hóa, áp dụng cơ chế và quy luật
thị trường, tạo ra những đòn bẩy kinh tế để giải phóng lực lượng sản xuất, kích thích sản
xuất và tính tích cực của người lao động thông qua lợi ích. Ra sức vận dụng những thành
tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của chủ nghĩa tư bản, sử dụng
các chuyên gia tư sản có tài vì lợi ích lâu dài của chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát
triển nền dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát huy những “sáng kiến vĩ đại” của
quần chúng nhân dân…Bằng cách đó, NEP đã tạo ra nguồn lực và động lực mới cho sự
phát triển của chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.
Hiệu quả thực tế là, ở Liên Xô từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực
phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87 , công nghiệp đạt 75 sản lượng của năm
1913; thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương: tổng mức lưu chuyển
hàng hóa năm 1926 đã bằng 2 lần năm 1924; về ngoại thương nhà nước mở rộng quan hệ
buôn bán với hơn 40 nước); ngân sách nhà nước tăng lên gần 5 lần trong năm 1925 so
với năm 1922; đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, tình hình chính trị - xã hội ổn định, khối
liên minh công nông được củng cố, mối liên hệ thành thị nông thôn được khôi phục phát
triển…
3/ Vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay:
Đại hội XII đã nêu những mối quan hệ lớn cần phải được quán triệt và xử lý. Chúng ta
hiểu quán triệt nghĩa là hiểu thấu vai trò, lý do tồn tại của từng mặt và mối quan hệ tác
động, bổ sung lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau giữa chúng. Xử lý nghĩa là tìm ra phương
pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, bởi vì trong các mối quan hệ, có những
mặt không chỉ có tác động cùng chiều, bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau, mà còn có tác động
ngược chiều, nghĩa là mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp những mặt có mâu thuẫn
với nhau thì vấn đề không phải là xóa bỏ một mặt, giữ lại mặt kia mà là phải biết “kết
hợp các mặt đối lập”.
Ở đây, xin đề cập hai trong số các mối quan hệ lớn:
Một là, mối quan hệ “giữa việc tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa”
Đây là sự cụ thể hóa mối quan hệ có mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị - xã hộitrong
điều kiện xây dựng CNXH. Kinh tế và quan hệ sản xuất là lĩnh vực vật chấtcủa xã hội -
nó chỉ quan tâm đến “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, vấn đề tình cảm, lương tâm trở
thành thứ yếu. Còn mối quan tâm của lĩnh vực chính trị và xã hội lại là lợi ích cộng đồng,
trong đó sự giúp đỡ những người nghèo, bệnh tật, người già cô đơn không nơi nương
tựa... lại rất được coi trọng. Do vậy, tư tưởng cho rằng chỉ cần có kinh tế thị trường, kinh
tế thị trường phải được hoàn toàn tự do là rất phiến diện.
Nền kinh tế nước ta đang xây dựng là một nền kinh tế thị trường, điều này đã được xác
định từ khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Các quy luật của kinh tế thị
trường mà chúng ta phải tuân theo, đó là: quy luật giá tri và giá trị thặng dư, quy luật
cung cầu, cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp và thành phần kinh tế;
ngoài ra còn một số tiêu chí khác nữa... Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền kinh
tế thị trường hoạt động theo đúng các quy luật và tiêu chí của nó để được các nước trên
thế giới công nhận.
Hai là, mối quan hệ giữa “Nhà nước và thị trường”
Đây là mối quan hệ chủ quan và khách quan giữa vai trò quản lý của Nhà nước XHCN
với bảo đảm tự do trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, tự do. Nếu không có tự do trong sản xuất kinh
doanh thì không thể có kinh tế thị trường. Nhà kinh doanh sản xuất cái gì, số lượng bao
nhiêu, tổ chức dịch vụ gì, đặt cơ sở sản xuất và dịch vụ ở đâu, đầu tư bao nhiêu vốn, thuê
bao nhiêu nhân công là do họ hoàn toàn quyết định theo quy luật thị trường. Như vậy, tự
do là điều kiện không thể thiếu của thị trường.
Tuy nhiên, không thể để nhà doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh một cách hoàn
toàn tự do, không có sự kiểm soát. Bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước hoặc quản
lý lỏng lẻo, có thể dẫn đến tình trạng các nhà máy xả nước thải công nghiệp chưa xử lý ra
môi trường, nạn chặt cây, phá rừng làm tổn hại môi trường sinh thái... Một hiện tượng
khá phổ biến ở nước ta hiện nay là người sản xuất và cung cấp dịch vụ chỉ nghĩ đến lợi
ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, nên đã sử dụng hóa chất độc hại
trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm, thậm chí còn tổ chức tiêu thụ thực phẩm
bẩn, v.v.. Do vậy, nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thì người ta sẵn sàng
cung cấp những dịch vụ độc hại, đồi bại cho người có nhu cầu, làm băng hoại đạo lý của
xã hội.

You might also like