You are on page 1of 3

ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1: Bạn hiểu thế nào về kết hợp các mặt đối lập? quan hệ giữa thống nhất các mặt đối
lập với kết hợp các mặt đối lập
Câu 2: Trong thực tế, điều kiện nào cho phép kết hợp các mặt đối lập, còn điều kiện nào
thì không thể kết hợp mặt đối lập?
Câu 3: Hãy cho một ví dụ về kết hợp mặt đối lập trong cuộc sống bản thân.

LƯU Ý:
Viết ngắn gọn trong khuôn khổ một tờ giấy A4
Yêu cầu bài làm phải được viết tay (không chấp nhận bài in)
Phan Nguyễn Phương Ngân - 31231023009- IBF001
Câu 1: Em hiểu thế nào về kết hợp các mặt đối lập? Quan hệ giữa thống nhất các
mặt đối lập với kết hợp các mặt đối lập
Với em, kết hợp các mặt đối lập không chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập mà còn là
sự chấp nhận, giải quyết mâu thuẫn. Đầu tiên về sự thống nhất, tuy trong bất kì sự vật,
hiện tượng nào đều có các mặt đối lập, song các mặt nay “luôn thống nhất” bởi chúng
không tách rời, lấy nhau làm tiền đề và cùng nhau tồn tại để tạo nên một chỉnh thể hợp
nhất. Hơn nữa, giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau, hay là sự “đồng
nhất”. Ví dụ, trong mọi lớp học, tinh thần đoàn kết của tập thể và tinh thần cạnh tranh học
tập là hai mặt đối lập, dù ở mức độ nào, chúng vẫn luôn tồn tại song song thì mới tạo nên
một lớp học lành mạnh đúng nghĩa.
Thứ hai, kết hợp các mặt đối lập còn là sự chấp chận và giải quyết các mâu thuẫn. Trước
hết, không bác bỏ tồn tại song song của các mặt đối lập dù chúng có chiều hướng phát
triển đối nghịch nhau. Càng không được cực đoan thủ tiêu mặt kia để trở thành cái duy
nhất, cái tuyệt đối, như vậy là trái với quy luật tự nhiên. Từ việc biết thừa nhận sự hiện
hữu vốn có đó cho phép ta chấp nhận việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn được diễn ra.
Không ngăn chặn, cản trở bởi buộc phải có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì từ đó
mới có thể cùng nhau cải thiện cũng như phát triển cái mới
Quan hệ: thống nhất các mặt đối lập là một phần không thể tách rời của việc kết hợp các
mặt đối lập. Trước hêt, các mặt đối lập phải đảm bảo có sự “thống nhất”, có những điểm
phù hợp thì mới tạo thành một thể thống nhất. Ngoài ra, chúng phải tồn tại trạng thái tác
động ngang nhau. Ví dụ, hoạt động hấp thụ và bài tiết của con người, một mặt là hấp thụ
chất, mặt còn lại là thải chất không cần thiết nhưng đều có điểm chung là hoạt động trao
đổi chất thiết yếu, và chỉ khi cùng tồn tại thì mới có thể duy trì sự sống cho con người.
Nếu bất kì một trong hai yếu tố không được đảm bảo đều có thể gây nên sự mất cân bằng.
.
Câu 2: Trong thực tế, điều kiện nào cho phép kết hợp các mặt đối lập, còn điều kiện
nào thì không thể kết hợp mặt đối lập?
Hai điều kiện trong thực tế cho phép kết hợp các mặt đối lập là:
+ Giữa các mặt đối lập phải có điểm chung: tuy là các mặt đối lập có khuynh hướng trái
ngược nhưng vẫn có những điểm chung nhất định. Ví dụ như hoạt động trao đổi khí của
thực vật bao gồm hai quá trình trái ngược nhau: Quang hợp (diễn ra vào ban ngày,
nguyên liệu: CO2, sản phẩm: O2) và Hô hấp (diễn ra vào ban ngày, nguyên liệu: CO2,
sản phẩm: O2). Tuy nhiên, cả hai đều có điểm chung: đây đều là quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng; đồng thời có sự tham gia của các electron.
+ Sự kết hợp phải có lợi cho chủ thể: mọi sự kết hợp đều phải thúc đẩy lẫn nhau, cùng
nhau đi lên và từ đó tạo ra lợi ích cho chủ thể nói chung. Quay lại chu trình trao đổi khí
của thực vật. Nếu sự tồn tại , kết hợp của hai quá trình này không có lợi cho chủ thể, ở
đây là thực vật, thì chắc chắn trong quá trình tiến hóa đã bị loại bỏ.
Điều kiện không cho phép kết hợp các mặt đối lập:
+ Môi trường xung quanh (thời tiết, kinh tế, chính trị,...) không phù hợp. Ví dụ, phương
pháp học truyền thống (sách vở thông thường) và phương pháp mới ( máy chiếu, các thiết
bị thí nghiệm,...), nếu không đủ tiềm lực về kinh tế cũng như con người (giáo viên có
trình độ) thì không thể kết hợp để tạo nên phương pháp học hiểu quả nhất.
+ Bản thân chủ thể không đủ năng lực, tiềm lực: trong mỗi con người luôn tồn tại Thiện-
Ác, nếu người đó không đủ kiến thức cũng như năng lực tự kiềm chế bản thân để kết hợp,
cân bằng hai khía cạnh thì cái Ác sẽ lên ngôi.
Câu 3: Hãy cho một ví dụ về kết hợp mặt đối lập trong cuộc sống bản thân.
Việc chọn trường Đại học phù hợp với sở thích của bản thân và khả năng tài chính của
gia đình. Hai mặt đối lập ở đây là: nghành học ưa thích (học phí cao) và khả năng tài
chính hạn chế của gia đình. Đầu tiên, em chấp nhận sự tồn tại cả chúng, không chối bỏ,
né tránh sự thật rằng gia đình mình sẽ gặp gánh năng tài chính nếu em chọn học ISB.
Nhưng cũng không vì lí do kinh tế đó mà em tự dối lòng, phủ nhận niềm đam mê của bản
thân với nghành Kinh doanh quốc tế. Em cùng gia đình đã cùng bàn bạc và tìm ra
phương hướng để có thể kết hợp mặt đối lập: em lựa chọn chương trình tiếng anh toàn
phần (có mức học phí phù hợp) thay vì ISB để đỡ gánh nặng tài chính cho gia đình,
nhưng vẫn được học nghành mình yêu thích ở một môi trường lành mạnh. Đồng thời em
vẫn luôn cố gắng học tập và rèn luyện để dành được học bổng

You might also like