You are on page 1of 6

NHÓM 9

Nguyễn Hà Khả Tú 2125401010270 10

Trần Quang Hưng 2222202010863 10

Nguyễn Thị Yến Ngân 2222202010719 10

Đặng Trịnh Duy Anh 2124801040004 10

Võ Xuân Tiến 2125106051072 8

Trần Nhật Hào 2223102050336 10

Ngô Thị Anh Thư 2128501010025 8

Hồ Quang Phước 2223120250153 10

Lê Minh Hậu 2125106050814 8

Đỗ Thị Thủy Tiên 2125106010120 10

CHỦ ĐỀ 15 + 16

Chủ đề 15:

Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập vào quá trình học tập hoặc các hoạt động khác của bản
thân.

Chủ đề 16:

Lấy ví dụ cụ thể làm rõ nội dung quy luật lượng - chất, quy luật phủ
định của phủ định. Từ đó rút ra ý nghĩa cho bản thân.

Bài làm
Chủ đề 15: Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập vào quá trình học tập hoặc các hoạt động khác
của bản thân.

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính... có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan
trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên
hệ giữa chúng.
Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có
đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng.

Ví dụ: người kinh doanh và người tiêu dùng (bản thân). Người kinh
doanh thì mong muốn bán được giá cao để thu được nhiều lợi nhuận còn
người tiêu dùng thì mong muốn có giá thành rẻ và hợp lý. Hai lợi ích của
hai đối tượng này đối lập với nhau giúp điều chỉnh thị trường và quá trình
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Ví dụ: sự đối lập về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao
động (bản thân). Người lao động thì mong muốn mức lương cao hơn cho
công sức của mình làm việc. Còn người lao động lại ít muốn trả tiền
lương thấp cho người lao động. Hai lợi ích đối lập này đã có sự tác động,
đấu tranh lẫn nhau.

Ví dụ: Trong học tập mình luôn mong muốn mình đạt được điểm cao
hơn so với bạn bè của khác, bạn mình cũng muốn điểm cao hơn mình.
Ví dụ: Chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể con người và
sinh vật.

Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh
tranh là các mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn,
nhưng có những lúc hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như vậy hoạt
động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.

Rút ra bài học bản thân:


Trong sự nghiệp học tập của mình, chúng em đã vận dụng quy luật
này như sau:
- Tôn trọng mâu thuẫn trong học tập chính là phải tìm hiểu đầy đủ các
thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình học của mình. Chẳng hạn để
chuẩn bị trở thành một sinh viên năm ba, em đã tìm hiểu đầy đủ chương
trình học của mình, xác định định hướng và mục tiêu của bản thân để
chọn ra những môn học phù hợp, vạch ra kế hoạch học tập, rèn luyện cho
những năm đại học của mình và thực hiện kế hoạch đó để đạt được đích
đến mà bản thân đề ra.
- Khi gặp bất cứ vấn đề nào, sợ hãi và lẩn trốn sẽ không giúp được gì
cho chúng ta, vậy nên ta không thể tránh né mâu thuẫn mà phải xem xét,
phân tích cụ thể nó để tìm ra phương án giải quyết. Từ đó ta mới có thể
có thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân.
- Nhận thức được kho tàng kiến thức không chỉ nằm trong những bài
giảng của thầy cô, trong giáo trình mình học mà còn liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên em không cho phép mình ngủ
quên trên một vài kiến thức nhất định nào mà thay vào đó em phải đi tìm
tòi, học hỏi thêm những điều mới. Sau khi học xong trên lớp, em phải
xem lại bài hôm đó và tìm thêm những bài tập có liên quan để tiếp thu
thêm những điều không được dạy.
Chủ đề 16: Lấy ví dụ cụ thể làm rõ nội dung quy luật lượng - chất,
quy luật phủ định của phủ định. Từ đó rút ra ý nghĩa cho bản thân.

+ Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các
yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà
không phải sự vật, hiện tượng khác và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện
tượng khác.

+ Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số
lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp
điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: nếu ở cấp 3, một môn học kéo dài một năm thì ở đại học, một
môn học sẽ chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng. Rõ ràng, lượng kiến thức
tăng lên đáng kể sẽ mang đến những khó khăn cho tân sinh viên. Không
chỉ chênh lệch về lượng kiến thức mà còn có sự đa dạng về kiến thức ở
bậc đại học và trung học phổ thông.

Ví dụ: một học sinh mới chuyển lên cấp 2, được bầu làm tổ trưởng,
sau khi cậu học sinh đó làm tổ trưởng đến năm lớp 9 cậu ấy được phân
công làm lớp trưởng. Như vậy theo ví dụ trên ta thấy sau khi trở thành 1
cậu học sinh lớp 6, cậu ấy dần dần phát triển lên làm lớp trưởng. Đó là
quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Khi đó bạn học sinh phát triển bản thân từ tổ trưởng lên lớp trưởng.
Ví dụ: nước ở 0 độ C chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, nước ở 100 độ
C chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi).

+ Độ: là khái niệm dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi
về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.

Rút ra bài học bản thân:


+ Học hỏi phát triển bản thân để tiến hành quy trình lượng - chất sẽ
giúp cho bản thân mình có sự phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp.
+ Thay đổi cách học, rèn luyện ý thức học tập của mình, phải thay đổi
thích nghi và thay đổi nếp sống sao cho phù hợp với môi trường đại học
đại học để đạt được những thành tích cao trong quá trình học tập và
nghiên cứu của mình.

+ Ngoài ra, việc thường xuyên đọc sách cũng khiến em mở mang đầu
óc và nâng cao tính sáng tạo của mình hơn.
Quy luật phủ định của phủ định:

Ví dụ: Quy luật phủ định, ba (1m65) mẹ (1m60) là phủ định thứ nhất
sinh ra bạn A (1m72) là phủ định thứ 2. Như thế bạn A đã vượt trội hơn
ba mẹ mình. Từ đó ta rút ra bài học từ quy luật phủ định rằng khi kết hợp
lại sẽ hình thành theo hình xoắn ốc giúp cho con cái sau này sẽ cao hơn
ba mẹ của mình.

Ví dụ: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được
ấp) => phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => phủ định lần 2 (gà mái con
lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.

Ví dụ: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe
máy là sự phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.
Ví dụ: Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con
đã phủ định cha. Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc”
là ý như vậy.

Rút ra bài học bản thân:

+ Chúng ta không được nản chí, mà chúng ta cần phải lỗ lực nhiều
hơn , vì chúng ta có thể tích lũy từng thứ nhỏ và nó sẽ trở nên nhiều hơn.

+ Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ
sạch cãi cũ.

+ Chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới, biết sàng lọc, gạn
đục khơi trong, giữ lấy những gì còn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo
cái cũ cho phù hợp với những điều kiện mới.

+ Khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã hội.

You might also like