You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH


KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC


BÀI BÁO CÁO


Đề tài:

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT


PHÔ MAI MOZZARELLA

Giáo viên hướng dẫn: Như Xuân Thiện Chân


Nhóm thực hiện: 3 Lớp: BT2102
Sinh viên thực hiện :
Trần Hoàng Anh 2153013010
Trương Thị Mỹ Hằng 2153013046
Lưu Gia My 2153010220
Trần Nguyễn Như Phương 2153013139
Nguyễn Đức Tài 2153013155
Nguyễn Văn Tâm 2153013169
Hồ Nguyễn Minh Trí 2153013200
Lê Mai Thư 2153013177
Phan Thị Như Ý 2153013241

Năm học: 2022-2023


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Mở TP.HCM vì đã đạo
điều kiện, cơ sở vật chất với hệ thống thư viện, tài liệu, các loại sách giúp
ích cho chúng em trong quá trình tìm tài liệu, thông tin nghiên cứu.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - thầy Như Xuân Thiện Chân đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài báo
cáo.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về
kiến thức, trong bài tiểu luận có thể sẽ vướng mắc những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy/cô
để bài báo cáo được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc.

2
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung:..................................................................................4
1. Khái niệm và phân loại phô mai.......................................................4
2. Khái niệm phô mai Mozzarella.........................................................5
II. Các nguyên liệu trong quá trình sản xuất:............................................5
1. Sữa và chất béo:................................................................................5
2. Các tác nhân đông tụ sữa..................................................................6
3. Các giống vi sinh vật.........................................................................6
4. Phụ gia và một số nguyên liệu khác:................................................7
III. Quy trình sản xuất phô mai Mozzarella:...........................................8
1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phô mai Mozzarella:................8
2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất phô mai Mozzarella:...10
3. Tiêu chí đánh giá chất lượng phô mai Mozzarella:.........................14
IV. Tài liệu tham khảo:.........................................................................16

3
1. Giới thiệu chung:

1. Khái niệm và phân loại phô mai:


- Sữa là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có đầy đủ các chất
như protein, glucid, chất khoáng, vitamin… ngoài giá trị dinh dưỡng trong
sữa còn nhiều chất béo cần thiết cho cơ thể như axit amin không thay thế,
muối khoáng…
- Sữa và sản phẩm được chế biến từ sữa vẫn là mặt hàng có giá trị dinh dưỡng
cao, chứa đầy đủ các chất với tỉ lệ thích hợp cần thiết cho con người. Tiêu
biểu là phô mai là nguồn cung cấp chất đạm, canxi, photpho cao, rất bổ dưỡng
và tốt cho xương, giúp chống lại ung thư đường ruột hiệu quả và một số ung
thư khác ở hệ tiêu hóa.
- Phô mai (tên gọi khác là phô mác, phổ mách), đây là dạng thực phẩm được
chế biến và nén từ phần rắn được tách ra sau khi kết đông, lên men từ các sản
phẩm sữa, có thể là từ sữa bò, cừu, dê hoặc là các động vật có vú. Tùy vào
nguyên liệu, cách chế biến và qui trình sản xuất mà sẽ có nhiều loại phô mai
với hương vị và màu sắc khác nhau.
- Phân loại:
+ Dựa vào độ cứng của phô mai:
 Loại rất cứng (độ ẩm dưới 41%)
 Loại cứng (49 – 56 %)
 Loại bán cứng (54 – 63%)
 Loại bán mềm (61 – 69%)
 Loại mềm (> 67%)
+ Dựa vào lượng béo trong sản phẩm:
 Béo cao (độ béo > 60%)
 Đầy béo (45 – 60%)
 Béo vừa (25 – 45%)
 Béo thấp (10 – 25%)
 Loại không béo (< 10%)
+ Dựa vào phương thức sản xuất:
 Phô mai tươi
 Phô mai ủ chín
- Ngoài ra, còn một số loại phô mai đặc biệt là phô mai nấu chảy được sản xuất
từ các loại phô mai khác.

4
2. Khái niệm phô mai Mozzarella:
- Phô mai Mozzarella: có nguồn gốc từ nước Ý, nguyên liệu là từ sữa trâu nước
hoặc bò. Mozzaarella sẽ có màu trắng hơi ngả vàng, sẽ được dùng ngay sau
khi sản xuất. Bảo quản bằng cách để sản phẩm trong các túi hút chân không là
cách phổ biến hiện nay với hạn sử dụng là một vài tháng. Có thể dùng kèm
với mì Ý, salad…
2. Các nguyên liệu trong quá trình sản xuất:

1. Sữa và chất béo:


- Sữa: Nguyên liệu sử dụng để sản xuất pho mai thường sữa bò, tuy nhiên thì
sữa cừu hoặc dê vẫn sử dụng được. Và các loại sữa này thông thường phải
tách béo một phần.
- Yêu cầu sữa bò trong sản xuất phô mai:
+ Sữa được thu nhận từ những động vật khoẻ mạnh. Không chứa kháng
sinh hay vi sinh vật.
+ Không bị nhiễm bẩn từ các chất tẩy rửa, chất sát trùng từ dụng chứa, hoặc
đường ống vận chuyển.
+ Hàm lượng casein trong sữa cao thì hiệu suất thu hồi phô mai cao.
- Chất béo:
+ Chất béo là một trong những thành phần quan trọng nhất của sữa. Hàm
lượng chất béo của sữa thay đổi trong phạm vi khá rộng. Có loại sữa ít
béo, khoảng 3g trong 100ml sữa, có loại sữa nhiều chất béo khoảng 5-6g
trong 100ml sữa. Đối với sữa bò hàm lượng chất béo khoảng 3.9%.
+ Trong thành phần chất béo của sữa có tới 20 loại acid béo khác nhau,
2
trong đó là acid béo no và còn lại là acid béo chưa no. Trong số những
3
acid béo trong sữa có nhiều khả năng dễ hoà tan trong nước.
Ví dụ: acid caproic.
+ Chất béo của sữa cũng dễ xảy ra những quá trình phân huỷ làm thay đổi
thành phần và tính chất như quá trình thủy phân, quá trình oxy-hóa, làm
giảm chất lượng của sữa và nhiều khi làm hỏng sữa.
- Sử dụng thêm cream hoặc sữa bơ (buttermilk). Đảm bảo an toàn về mặt vi
sinh vật.

5
2. Các tác nhân đông tụ sữa
- Enzyme Rennet: trong quy trình sản xuất phô mai Rennet được bổ sung vào
với vai tròn là tác nhân enzyme đông tụ sữa. Nó là một protease có tính acid,
chủ yếu được chiết rút từ ngăn dạ dày bê dưới 5 tháng tuổi. Rennet là hỗn hợp
của chymosin và pepsin với đặc tính thủy phân casein của rennet phụ thuộc
vào rất nhiều vào pH.
- Rennet là một bộ enzyme phức tạp, là chất dùng để làm đông sữa mỗi khi làm
phô mai. mục đích của việc sử dụng rennet là loại hoặc hạn chế tác dụng của
κ-casein. Rennet với thành phần chủ chốt là chymosin, là các protease có khả
năng phân hủy hạn chế κ-casein trong sữa. Khi mất thành phần hiếu nước, các
hạt keo casein có thể liên kết với nhau và kết tủa.
3. Các giống vi sinh vật
- Trong sản xuất phô mai, tùy thuộc loại sản phẩm mà các nhà sản xuất có thể
sử dụng một loài hoặc tổ hợp nhiều loài vi sinh vật khác nhau.
- Phổ biến nhất trong sản xuất phô mai là vi khuẩn lactic. Người ta sử dụng
nhóm vi khuẩn lactic ưa ấm (Topt =25 ÷350C ) và ưa nhiệt (Topt =37 ÷450C)
như: Lactobacillus helveticus, Streptococcus thermophilus, Leuconotoc lactis,
Lactobacillus bulgaricum,…với cơ chế lên men lactic đồng hình hoặc dị hình.
Lên men lactic đồng hình hoặc dị hình tạo acid lactic làm casein đông tụ.
Chúng có chức năng tạo acid lactic trong quá trình lên men góp phần gây
đông tụ casein trong sữa , với nguyên lý là hạ pH, khi pH thấp thì protein
casein sẽ bị biến tính và đông tụ. Đồng thời tạo vị chua cho trong khối đông.
Ngoài ra vi khuẩn lactic còn tạo ra các sản phẩm phụ từ quá trình lên men như
CO2, acetaldehyde, diacetyl… Một số chủng vi khuẩn lactic tham gia vào quá
trình chuyển hóa acid citric, quá trình phân giải protein…để tạo nên giá trị
cảm quan và các chỉ tiêu hóa lý đặc trưng cho phô mai thành phẩm.
- Vi khuẩn propionic (giống Propionibacterium): Propionibacterium,
Bifidobacterium,… Nhóm vi khuẩn propionic (giống Propionibacterium)
được sử dụng trong giai đoạn ủ chín một số loại phô mai như Jarlsberg,
Grevé, Emmenthal, Maasdam…Chúng lên men đường hoặc chuyển hóa acid
lactic thành acid propionic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác. Góp phần
hình thành nên hương vị đặc trưng của sản phẩm.
- Các loài nấm mốc thuộc giống Propionibacterium freudenreichii, Penicillum
như P. camemberti, P. roqueforti… được sử dụng trong giai đoạn ủ chín một
số loại phô mai bán mềm và cứng. Nhóm vi sinh vật này có khả năng sinh
tổng hợp enzyme protease và lipase ngoại bào, xúc tác chuyển hóa protein và
lipid trong khối đông tạo nên mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.

6
4. Phụ gia và một số nguyên liệu khác:
- Axit xitric: Ngành công nghiệp phô mai sử dụng axit citric làm chất xúc tác
để nhanh chóng lên men sữa. Quá trình lên men nhanh giúp phô mai có thể
sản xuất quy mô lớn hơn.
- CaCl2: ion Ca2+ có vai trò quan trọng làm thời gian đông tụ diễn ra nhanh hơn
vì nó tác động đến cấu trúc phân tử làm các protein casein nhanh kết tụ cũng
như độ bền của nó. Ngoài ra bổ sung Ca2+ dưới dạng muối CaCl2 để hiệu
chỉnh thời gian động tụ và cấu trúc, độ cứng của khối đông.
- CO2:
+ Làm giảm nhẹ pH của sữa
+ Rút ngắn thời gian đông tụ casein.
+ Tiết kiệm được lượng chymosin cần sử dụng.
- NaNO3 hoặc KNO3
+ Sử dụng như một tác nhân ức chế và kìm hãm các vi sinh vật gây hư hỏng
nhiễm trong sữa.
+ Hàm lượng tối đa cho phép là 30g/100kg sữa.
+ Nhưng nếu sử dụng muối nitrit quả nhiều sẽ gây vị không tốt cho sản
phẩm và cũng có thể ức chế giống vi sinh vật sử dụng trong sản xuất phô
mai.
- Chất màu: tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người, đa phần màu được sử
dụng để kích thích sự hấp dẫn thị hiếu người dùng. Được sử dụng để ổn định
màu sắc cho phô mai, thường sử dụng các chất màu tự nhiên như: carotenoids
hoặc chlorophylle.
- Những nguyên liêu khác đường saccharose, nước ép trái cây, mặt ông... làm
da dạng hóa sản phẩm phô mai.

7
3. Quy trình sản xuất phô mai Mozzarella:

1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phô mai Mozzarella:

Nguyên liệu: sữa bò

Xử lý nguyên liệu

Thanh trùng
Vi khuẩn Lactic

Cấy giống và lên men


Nhân giống

Đông tụ Lên men

Cắt chất đông

Nấu chín (38oC) và loại


bỏ nước whey

Tạo hình

Ngâm muối

Làm khô bề mặt

Đóng gói

8
- Quá trình sản xuất phô mai Mozzarella gồm 4 giai đoạn chính là:
+ Giai đoạn 1: Cấy giống và lên men
+ Giai đoạn 2: Đông tụ
+ Giai đoạn 3: Tạo hình
+ Giai đoạn 4: Ngâm muối

9
2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất phô mai Mozzarella:
- Giai đoạn thu nhận nguồn nguyên liệu từ bò sữa sau đó đem về nhà máy xử
lý, kiểm tra các chất có trong sữa, sau khi đạt chuẩn thì đến bước thanh trùng
sữa đến nhiệt độ từ 74 - 76 độ C, bằng máy thanh trùng dạng tấm bản mỏng,
quá trình này được thực hiện ở ngăn thứ nhất của máy nhờ cơ chế trao đổi
nhiệt với nước nóng, nhằm mục đích tiêu diệt các vi sinh vật không cần thiết,
làm cho sữa có môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển.

Thiết bị thanh trùng dạng tấm bản mỏng

- Giai đoạn 1: Cấy giống và lên men


+ Giai đoạn cấy giống:
 Vi khuẩn lactic thường được nhân giống hoặc hoạt hóa trên môi trường
sữa tái chế với hàm lượng chất khô 10 – 11%. Chế độ tiệt trùng môi
trường là 110 – 115 độ C trong 10 phút. Quá trình nhân giống thường
được thực hiện ở 22 độ C. Giống vi khuẩn lactic được cấy vào sữa theo
tỉ lệ 1- 3% ( v/v)

10
Hệ thống thiết bị lên men vi sinh

+ Giai đoạn lên men:


 Ở giai đoạn này, sau khi cấy giống vi khuẩn lactic và cho enzyme đông
tụ sữa vào sữa ở nhiệt độ 30 độ C hoặc cao hơn một chút, quá trình lên
men lactic do vi khuẩn lactic gây nên xảy ra làm cho sữa bị đông tụ
 Đây là quá trình kết tủa những micell của casein thành cục đặc rắn chứa
huyết thanh sữa bên trong. Khoảng ¾ số vi sinh vật nằm trong phần đặc
rắn, còn ¼ trong huyết thanh.
 Vi khuẩn lactic hoạt động chuyển đường sữa thành acid lactic, trong
điều kiện này, enzyme đông tụ sữa hoạt động mạnh hơn, tác động làm
đông sữa nhanh hơn. Một phần enzyme thuỷ phân thành pepton, các
acid amin tự do,… Tập hợp lại trong cục sữa đông.
 Toàn bộ quá trình này được thực hiện trong thiết bị lên men có bộ đảo
trộn cơ học dạng sủi bọt

11
- Giai đoạn 2: Đông tụ
+ Là giai đoạn ép phô mai nhằm mục đích tách huyết thanh sữa khỏi khối
đông, thời gian ép kéo dài khoảng 20 - 24 tiếng ở 30 - 35 độ C.
+ Khi sữa đông đặc, nó tạo thành sữa đông và váng sữa. Các sữa đông là
phần rắn và whey là chất lỏng. Khi quá trình này hoàn thành, váng sữa sẽ
được rút đi, để lại phần sữa đông trở thành phô mai.
+ Trong lúc này, quá trình lên men vẫn tiếp tục. Phô mai lúc này cấu tạo
chủ yếu từ casein và lipid, còn huyết thanh bị loại bỏ khỏi lactose.
- Giai đoạn 3: Tạo hình
+ Ngay sau khi ép cục đông huyết thanh phô mai được ngâm vào bể nước
muối trong vài ngày để tạo sự đồng nhất của phô mai và tăng vị.
+ Casein trương lên nên tính đàn hồi tăng lên, muối còn có tác dụng ngăn
chặn các vi sinh vật có hại nhất là nhóm vi khuẩn trực tràng.
+ Kết quả của việc ngâm nước muối ở nồng độ cao là các chất ở bề mặt phô
mai như đường, sữa và các muối khoáng thoát ra ngoài, ngược lại muối
ăn thấm vào phô mai và lớp muối trên bề mặt phô mai tạo ra lớp bảo vệ
phô mai khỏi vi sinh vật có hại.
+ Hiện nay, trong sản xuất các loại phô mai nói chung, các quá trình tách
huyết thanh, xử lý, nghiền khối đông và ướp muối được thực hiện trên
cùng một thiết bị hoạt động liên tục:

12
+ Các khối đông từ bồn đông tụ sữa được đưa vào thiết bị qua rây để tách
huyết thanh sữa. Bên trong thiết bị có tất cả bốn băng tải, có thể chuyển
động với tốc độ hiệu chỉnh được. Nguyên liệu sẽ lần lượt đi qua bốn băng
tải này. Trên băng tải có đặt những cánh khuấy để cắt nhỏ khối đông.
Tiếp đó băng tải thứ ba đưa sản phẩm đến máy nghiền. Trên đường đi
được thiết bị số 7 rắc muối, sau đó được băng tải đưa đi sang thiết bị tạo
hình.
- Giai đoạn 4: Ngâm muối
+ Sau khi phô mai hoàn thành các công đoạn chế biến thành phẩm thì phải
thông qua kiểm tra và đánh giá chất lượng sau đó sẽ được đóng gói và
đem ra thị trường tiêu dùng.
+ Do hệ vi sinh vật trong phô mai tiếp tục thực hiện quá trình trao đổi chất
trong suốt thời gian bảo quản, nên bao bì gói phô mai phải có độ thấm khí
nhất định. Thông thường, người ta sử dụng bao bì có nguồn gốc cellulose.
Độ thấm nước của bao bì trung bình 160g/m2 trong 24 giờ.
+ Một số nhà máy còn sử dụng giấy nhôm để bao gói sản phẩm. Tuy nhiên,
giấy nhôm có độ thấm khí kém làm giảm chậm trọng lượng của sản phẩm
nhưng lại gây ngưng tụ nước trong sản phẩm thúc đẩy sự biến đổi sinh
học và hoá sinh trong phô mai. Hiện tượng này nhanh chóng làm thay đổi
mùi vị và cấu trúc sản phẩm.
+ Trong quá trình bảo quản, có sự thoát CO2 và hơi nước ra khỏi sản phẩm
do sự trao đổi chất của VSV. Hiện tượng này làm giảm khối lượng phô
mai. Nếu lượng CO2 và hơi nước thoát ra càng nhiều, độ ẩm của phô mai
giảm dần và làm chậm các biến đổi sinh học và sinh hóa trong sản phẩm.

Thiết bị đóng gói phô mai Mozzarella

13
3. Tiêu chí đánh giá chất lượng phô mai Mozzarella:
3.1 Tiêu chuẩn cảm quan:
- Tiêu chuẩn cảm quan của phô mai Mozzarella đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo chất lượng và trải nghiệm thưởng thức của người tiêu dùng.
Những yếu tố như hình dạng, màu sắc, mùi hương, cấu trúc và vị của phô mai
đều được xem xét trong quá trình đánh giá. Điều này giúp đảm bảo rằng sản
phẩm cuối cùng đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng và mang lại
sự hài lòng khi thưởng thức.
- Đây là một số tiêu chuẩn đánh giá cơ bản:
+ Hình dạng: Phô mai Mozzarella nên có hình dạng tròn hoặc oval, đồng
đều và không bị biến dạng. Điều này giúp phô mai có diện tích tiếp xúc
đồng đều với các bề mặt khác trong các món ăn.
+ Kết cấu: Phô mai nên có kết cấu mịn, nhẹ và mềm mượt, mà không bị nát
ra thành từng mảnh nhỏ. Điều này tạo ra cảm giác mượt mà và dễ dàng
khi thưởng thức.
+ Màu sắc: Phô mai Mozzarella chất lượng cao có màu sữa trắng tự nhiên,
không có màu vàng hay bất kỳ sắc tố nào khác. Màu sắc trắng tinh khiết
đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm mỹ hóa món ăn và tạo nên sự hấp
dẫn cho người tiêu dùng.
+ Hương vị: Phô mai Mozzarella nên có mùi nhẹ nhàng, thơm ngon, không
có mùi hôi hoặc mùi khó chịu. Nó cũng nên có vị đậm đà, ngọt nhẹ và
hòa quyện với hương vị tự nhiên của sữa. Không nên có vị chua, đắng
hoặc mặn quá mức. Hương vị hấp dẫn và cân bằng là yếu tố quan trọng để
tăng cường trải nghiệm thưởng thức của người tiêu dùng.
+ Độ đàn hồi: Khi kéo phô mai Mozzarella, nó nên có khả năng co giãn cao
và không bị vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Điều này cho thấy phô mai có độ
đàn hồi tốt và đáp ứng tốt trong quá trình chế biến và thưởng thức.
+ Độ tan chảy: Khi phô mai Mozzarella được nấu chảy, nó nên có khả năng
tan chảy đồng đều, tạo ra lớp màng phủ trên bề mặt thực phẩm. Độ tan
chảy tốt của phô mai là quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự ngon
miệng của các món ăn.
+ Khả năng giữ hình dạng: Phô mai Mozzarella nên giữ được hình dạng ban
đầu khi được sử dụng trong các món ăn nóng, không bị nhão hoặc biến
dạng quá nhiều. Điều này đảm bảo rằng phô mai giữ được tính thẩm mỹ
và cấu trúc tốt trong quá trình chế biến và trên đĩa thức ăn.

14
3.2 Tiêu chuẩn hóa lí:
Theo phương pháp kiểm định được công nhận bởi ISO/ IEC 17025, dưới đây là
kết quả kiểm định về chất lượng của phô mai Mozzarella được thực hiện bởi
Viện Năng Suất Chất Lượng DEMING:

Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thử nghiệm


Hàm lượng protein % 21,8
Hàm lượng Lipit % 17,6
Hàm lượng Gluxit % 4,29
Năng lượng Kcal/ 100g 248
Hàm lượng As mg/ kg Không phát hiện
Hàm lượng Cd mg/ kg Không phát hiện
Hàm lượng Pb mg/ kg Không phát hiện
Hàm lượng Hg mg/ kg Không phát hiện

3.3 Tiêu chuẩn vi sinh:


Theo Official Gazette No.78/2008, sự có mặt của các vi sinh vật gây hại trong
phô mai như sau:
Chủng vi sinh vật Giới hạn chấp nhận được
Salmonella Không được có trong sản phẩm
Listeria monocytogenes dưới 100 CFU/g
Escherichia coli (E. coli) dưới 10 CFU/g
Staphylococcus aureus dưới 100 CFU/g

15
4. Tài liệu tham khảo:

- Lê Văn Việt Mẫn, Công Nghệ Sản Xuất Các Sản Phẩm Từ Sữa, NXB Đại
Học Quốc Gia TPHCM, 2004
- Dairy Processing Handbook (chapter 14)
- Machine,Mozzarella Cheese Packing Machine,Shredded Cheese Packing
- Reference Manual for U.S. Cheese - ThinkUSAdairy.org
- https://cokhitanminh.vn/day-chuyen-san-xuat-pho-mai/
- https://luanvan.net.vn/luan-van/quuy-trinh-cong-nghe-san-xuat-pho-mai-
4516/
- https://halong123.wordpress.com/2013/06/04/quy-trinh-san-xuat-pho-mai-
tuoi/
- https://tailieuthamkhao.com/cong-nghe-len-men-thuc-pham-phan-2-truong-
cd-luong-thuc-thuc-pham-7-84695
- https://www.youtube.com/watch?v=YQGai2PVHBs
- https://toc.123docz.net/document/306958-chuong-4-cac-phuong-phap-kiem-
tra-va-danh-gia-chat-luong-san-pham-pho-mai.htm
- https://123docz.net/document/72654-quy-trinh-san-xuat-pho-mai.htm
- https://chatluongthucpham.com/quy-trinh-san-xuat-pho-mai/
- https://romanhords.com/quy-trinh-san-xuat-phomai/

16

You might also like