You are on page 1of 6

NHÓM 9

Nguyễn Hà Khả Tú 2125401010270 10

Trần Quang Hưng 2222202010863 8

Nguyễn Thị Yến Ngân 2222202010719 10

Đặng Trịnh Duy Anh 2124801040004 10

Võ Xuân Tiến 2125106051072 8

Trần Nhật Hào 2223102050336 10

Ngô Thị Anh Thư 2128501010025 8

Hồ Quang Phước 2223120250153 10

Lê Minh Hậu 2125106050814 8

Đỗ Thị Thủy Tiên 2125106010120 8

CHỦ ĐỀ 13 + 14

Chủ đề 13:
Cho ví dụ về các phạm trù triết học Mác – Lênin thông qua thực tiễn
đời sống xã hội.

Chủ đề 14:
Vận dụng các phạm trù triết học Mác - Lênin để giải thích một vấn
đề, một sự vật, một hiện tượng trong đời sống xã hội

Bài làm

Chủ đề 13: Cho ví dụ về các phạm trù triết học Mác – Lênin thông
qua thực tiễn đời sống xã hội.

1. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng:


-Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: khi khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số công ty,
doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các công ty,
doanh nghiệp trong nền kinh tế.

-Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất
định. (Cái riêng được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).

Ví dụ: mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều
có điểm chung như có đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của mình.
Có trái tim để cảm nhận thế giới xung quanh.

Ví dụ: Nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong
phú là những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi
những quy luật chung như quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

-Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc
điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện
tượng nào khác.

Ví dụ: mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và
xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của
tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại
có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách,
năng lực,... cụ thể khác nhau.

2. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả


-Nguyên nhân: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất
định nào đó.

-Kết quả: là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Ví dụ : ở hiền thì gặp lành, gieo bão thì gặp bão, làm việc phi pháp sự
ác đến ngay, ở hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc.

Ví dụ: lợi nhuận buôn bán ma túy là rất cao, cho nên những người
buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán
ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại,
hành động đó có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác
động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không
nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả.

Ví dụ: biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng
tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn
vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.

Kết luận: mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực.
Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên
cứu khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược
lại, cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân - quả này để phục vụ cho cuộc
sống của mình.

3. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:

Ví dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng
năng, chăm chỉ là điều tất nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì mắc vấn đề sức
khỏe nên làm bài thi kết quả thấp là điều ngẫu nhiên.
Ví dụ: Hàng ngày con người cần ăn, uống và nghỉ ngơi là điều tất
nhiên, bởi vì đó là nguyên nhân cơ bản trong cơ thể người quyết định .
Còn ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào lại là cái ngẫu nhiên, vì nó phụ thuộc
vào điều kiện sống của cá nhân con người.

4. Cặp phạm trù nội dung và hình thức:

Ví dụ: nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải
làm bìa như thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và
màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không
bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.

Ví dụ: nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng.
Hình thức ban đầucủa ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách…
Chủ nhà thu hẹp diện tíchphòng khách để có 03 phòng ngủ. Như vậy,
hình thức ngôi là đã thay đổi.

5. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng:

Ví dụ : sau cơn mưa thì cầu vồng xuất hiện.

Ví dụ: nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.

6. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực:

Ví dụ: chúng ta có thể đạt được điểm số cao hơn nếu như chúng ta ôn
bài thật tốt.

Ví dụ: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển
khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các
nguồn lực ở bên ngoài.
Chủ đề 14: Vận dụng các phạm trù triết học Mác - Lênin để giải
thích một vấn đề, một sự vật, một hiện tượng trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Thực trạng chơi game hiện nay ở giới trẻ

Phạm trù nguyên nhân và kết quả :

Game online thực ra là một chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc
thư giãn và thoải sau những giờ học và giờ làm và nhiều loại hình khác
nhau , nếu chỉ chơi để giải trí đó là hết sức bình thường nhưng hiện này
có rất nhiều bạn trẻ sa lầy mê mẩn quá nhiều váo thế giới game, dẫn đến
nhiều điều tai hại không chỉ cho bản thân ma còn cho gia đình xã hội.

Ví dụ: Hiện tượng bệnh thành tích

Phạm trù giữa cái riêng vài cái chung:

Để xóa bỏ bệnh thành tích của một trường nào đó thì ta phải giải
quyết các vấn đề chung như toàn bộ hệ thống giáo dục, từ thầy cô, nhà
trường, phụ huynh,…

Ví dụ: Bàn về vấn đề con gà có trước hay quả trứng có trước ?

- Phạm trù khả năng và hiện thực.

+ Trước mặt là 1 quả trứng là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra con gà.

+ Trước mặt là 1 con gà là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra trứng là
không.

- Phạm trù bản chất và hiện thực:

Bản chất của quả trứng và con gà đều được cấu tạo từ hàng tỷ các
nguyên tử và phân tử và khi cá nguyên tử, phân tử kết hợp lại sẽ hiện ra
hiện tượng.

Ví dụ: Bàn về hiện tượng Mưa:


- Xét trên cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.

+ Sự bốc hơi nước chính là nguyên nhân của sự ngưng tụ. Và mưa chính
là kết quả của sự ngưng tụ.

Ví dụ: Bàn về nước:

- Xét trên cặp phạm trù bản chất và hiện thực

+ Bản chất của nước là không có hình dạng nhất định.

+ Nếu nói nước là chất lỏng thì đúng (nó sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng).

+ Nếu nói nước là chất rắn thì vẫn đúng (nó sẽ thể hiện ra bằng hiện gọi
là băng).

+ Nếu nói nước là khí thì vẫn đúng ( nó sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng
khí.

You might also like