You are on page 1of 7

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI


____________________

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ: II     NĂM HỌC: 2020-2021

    

Hà Nội, 2021
CÂU 1:
1. Phân tích cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép biện chứng
duy vật:
- Nguyên nhân: là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác, tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định. Nguyên nhân khác với điều kiện:
nguyên nhân không sinh ra kết quả còn điều kiện là những yếu tố giúp
nguyên nhân sinh ra kết quả (nhưng bản thân điều kiện không tự sinh ra kết
quả).
- Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động
lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng tạo nên, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan
Nguyên nhân và kết quả bao giờ cũng nằm trong cung một sự vật, hiện tượng
hoặc một quá trình
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Mối quan hệ nguyên nhân và kết quả có tính phức tạp, có sự tác động qua lại và
phụ thuộc vào nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Mối quan hệ này mang
tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân các sự vật,
nó diễn ra ngoài ý muốn của con người, nhưng không phụ thuộc vào việc người
ta có nhận thức được nó hay không.
Mối quan hệ nhân quả mang tính phổ biến vì tất cả mọi sự vật, hiện tựơng xuất
hiện đều phải có nguyên nhân, không có hiện tượng nào không có nguyên nhân,
không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại. Chỉ
có điều là con người đã biết hoặc chưa biết nguyên nhân đó mà thôi. Các nguyên
nhân này vẫn tồn tại một cách khách quan và sớm hay muộn con người sẽ phát
hiện ra nó.
- Nguyên nhân có trước kết quả, sinh ra ra kết quả, còn kết quả xuất hiện sau
nguyên nhân, do nguyên nhân sinh ra vì chỉ có tác động lẫn nhau mới gây ra
sự biến đổi. Nhưng nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau
theo hai ý nghĩa: Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân
nguyên nhân khi sinh ra kết quả đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân - quả
trước đó. Ngược lại, kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ một
nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng lại. Đến khi kết quả hình thành
như một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và nó
vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân. Trong mỗi sự
vật, hiện tượng có thể là nguyên nhân ở trong mối quan hệ này, nhưng đồng
thời cũng là kết quả ở trong mối quan hệ khác.
Ví dụ: Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm là hậu quả của những vị trí khác
nhau của trái đất so với hệ mặt trời trong vòng quay của trái đất xung quanh mặt
trời, chứ không phải mùa xuân sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu,…
- Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra.
Ví dụ: căn bệnh béo phì là kết quả của một số nguyên nhân gây ra như di truyền,
lối sống chưa hợp lí, lười vận động, chế độ dinh dưỡng chưa đúng cách, thực
phẩm, môi trường, tâm lí,...
- Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể
diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự
hình thành kết quả nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau, có nguyên
nhân trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài.
Ví dụ: Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện (nguyên nhân) như môi
trường, chế độ dinh dưỡng, trạng thái tinh thần,.. Nếu các điều kiện môi trường,
chế độ dinh dưỡng, trạng thái tinh thần tốt thì sức khỏe sẽ được cải thiện trở nên
tốt hơn, khỏe mạnh hơn và ngược lại.
- Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả, trong đó có kết quả
chính và phụ, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản,...
Ví dụ: nếu điều khiển giao thông trong tình trạng say bia rượu có thể gây ra tai
nạn giao thông cho bản thân, hoặc gây ra tai nạn cho người khác, hoặc gây gổ,
chửi tục, đánh nhau,....
- Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố rất quan trọng, đó là điều
kiện, điều này thể hiện tính tất yếu trong mối quan hệ nhân quả. Mỗi một
nguyên nhân nhất định, trong một điều kiện nhất định sẽ cho ra đời một kết
quả nhất định và ngược lại. Có thể cùng một nguyên nhân, cùng một khả
năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện khác nhau thì nó
đưa lại những hậu quả khác nhau và không phải cứ có sự tác động là có ngay
kết quả, phải ở trong những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả.
Hoặc vấn đề còn có thể trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng
tác động một lúc, khi đó kết quả ra sao tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các
nguyên nhân với nhau là như thế nào.

Ví dụ: Hai cái cây tốt như nhau, nhưng do các điều kiện tự nhiên ánh sáng, môi
trường, hay ở điều kiện chăm sóc khác nhau, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển
khác nhau
Trong sự vận động của thế giới vật chất không có nguyên nhân đầu tiên và kết
quả cuối cùng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này:
Mọi sự vật đều có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy có thể đã hoặc chưa được phát
hiện. Nhiệm vụ của nhận thức là đi tìm những nguyên nhân chưa được phát hiện
và tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính hiện tượng đó. Trong nhận
thức và thực tiễn cần phải tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả,
không được lấy ý muốn chủ quan để thay thế cho quan hệ nhân quả. Muốn tạo
ra kết quả tốt cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân tích cực, phù hợp.
Đồng thời đấu tranh loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực, không phù hợp tác
động, ảnh hưởng đến quá trình ra đời của kết quả. Một nguyên nhân có thể dẫn
đến một hoặc nhiều kết quả và ngược lại nên trong nhận thức thực tiễn cần phải
tuân thủ nguyên tắc toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận
dụng quan hệ nhân quả. Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên cần làm
tốt công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích
cực.
4. Liên hệ đại dịch covid:
Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay hiện vẫn đang diễn ra
phức tạp. Sự bùng phát dịch bệnh covid mang đến những thách thức chưa từng
có. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc
gia trên thế giới. Kết quả làm cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm
trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ. Đây là sự kế thừa của
một trong những mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả đó là
một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh
hưởng do đại dịch Covid trong đó: cục Hàng Không thiệt hại do toàn bộ đường
bay bị tạm dừng, cục Thuế có nhiều doanh nghiệp giải thế, thị trường du lịch
trong nước -quốc tế đóng băng, nhiều sàn bất động sản toàn quốc phải tạm dừng
hoạt động, tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây,... Xã hội bị
ảnh hưởng trong đó: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo căn cứ vào tình hình dịch bệnh
để kéo dài thời gian nghỉ và tổ chức hình thức học trực tuyến cho học sinh-sinh
viên, các giải đấu bị trì hoãn, nhiều chương trình phải thay đổi mô hình sản
xuất,... Nhìn vào các kết quả ta có thể thấy một nguyên nhân có thể sinh ra
nhiều kết quả, có kết quả chính, kết quả phụ, kết quả trực tiếp, gián tiếp, cơ bản
và không cơ bản,.. Do vậy trong hoạt động thực tiễn ta cần phải nắm rõ nguyên
nhân tác động để từ đó, tìm ra giải pháp, chính sách hợp lý, ngăn cản sự xuất
hiện của quá nhiều kết quả tệ hơn, để có thể bảo vệ, phục hồi và tiếp tục phát
triển đất nước.

CÂU 2:
- Tồn tại xã hội: là mối quan hệ vật chất, xã hội giữa con người với nhau/ với
tự nhiên, là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội, bao gồm:
+ Phương thức sản xuất (giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội): Là cách
thức con người làm ra của cái vật chất trong những giai đoạn nhất định
của lịch sử, bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, theo cách đó
con người có quan hệ với nhau trong sản xuất.
+ Môi trường tự nhiên (những điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên): Là điều kiện sinh sống tất yếu, thường xuyên của sự tồn tại và
phát triển của xã hội, có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con
người và sự tiến bộ của xã hội.
+ Điều kiện dân số: số lượng dân cư, tốc độ phát triển dân số của mỗi nước
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mọi mặt, là điều kiện tất yếu và
thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội vì mỗi quốc gia, dân
tộc đều cần có một số dân nhất định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ý thức xã hội: là quan hệ tinh thần giữa người với nhau, là mặt tinh thần
trong quá trình lịch sử, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm
những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền
thống,.. phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử
+ Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, quan niệm của con người
được hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động thực tiễn hàng
ngày, chưa được hệ thống, khái quát hóa.
+ Ý thức xã hội lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa,
khái quát hóa thành những học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng
khái niệm, phạm trù, quy luật, phản ánh hiện thực khách quan một cách
khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất giữa các
sự vật, hiện tượng
1. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định: theo
quan điểm thế giới duy vật: vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý
thức, nghĩa là các phương diện, điều kiện và đời sống sinh hoạt vật chất
quyết định ý thức xã hội, đời sống tinh thần. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý
thức xã hội sẽ như thế đó, nhưng khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội
cũng thay đổi theo. Tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, lý giải cho ý thức xã
hội. Vậy nên, ở những thời kì lịch sử khác nhau mà có những lý luận, quan
điểm, tư tưởng xã hội khác nhau, điều đó là do những điều kiện khác nhau
của đời sống vật chất quyết định.

Ví dụ: truyền thống yêu nước, đoàn kết, đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó của
người dân Việt Nam. Bắt nguồn từ phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước
còn nhỏ lẻ, lạc hậu từ đó nảy sinh tư tưởng đoàn kết, yêu nước. Và lịch sử của
Việt Nam là dựng nước đi cùng giữ nước nên truyền thống yêu nước là truyền
thống nổi bật nhất. Truyền thống yêu nước chính là ý thức xã hội, thuộc về đời
sống, tinh thần phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh phương diện sinh hoạt, sản
xuất vật chất với nền văn minh lúa nước.

- Ý thức xã hội có tính độc lập tượng đối: sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn
tại xã hội không phải lúc nào cũng diễn ra một cách trực tiếp vì ý thức xã hội
có tính độc lập được thể hiện ở việc ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có những bộ phận có tính bền vững, bảo thủ cao do thói quen
truyền thống, tập quán của một số hình thái xã hội nên thường biến đổi sau vì
chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội, còn tồn tại xã hội có sự tác động thường
xuyên, mạnh mẽ và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người
nên thường diễn ra với tốc độ rất nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản
ánh kịp và trở nên lạc hậu. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của những
nhóm, giai cấp nhất định trong xã hội. Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn
các quy luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển
của tồn tại xã hội và ngược lại nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch các quy
luật khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại
xã hội. Nhưng ý thức lạc hậu, tiêu cực không dễ dàng mất đi nên trong sự
nghiệp xây dựng xã hội cần tăng cường, phát huy những truyền thống tư
tưởng tốt đẹp.
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: vì trong những điều kiện nhất
định, con người có thể có những tư tưởng, khoa học tiên tiến vượt trước sự
phát triển của tồn tại xã hội, hoặc dự báo trước được tương lai.
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Chủ nghĩa duy vật lịch sử không
những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội,
mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế
phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ
ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những
điều kiện lịch sử cụ thể, và tính chất của các mối quan hệ kinh tế.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển: bởi không thể giải thích
được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có,
không chú ý đến các giai đoạn phát triển trước đó. Lịch sử phát triển đời sống
tinh thần của xã hội cho rằng những quan điểm lý luận của mỗi thời đại
không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa
những tài liệu lý luận của các thời đại trước đó. Đây là một trong những
nguyên nhân vì sao một nước có tư tưởng ở trình độ phát triển cao mà kinh tế
lại có trình độ phát triển thấp. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội
dung, ý thức khác nhau. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư tưởng
tiến bộ của xã hội cũ để lại và ngược lại các giai cấp lỗi thời thì tiếp thu và
khôi phục các tư tưởng phản tiến bộ của những thời kì trước.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển gây
ảnh hưởng tới tồn tại xã hội, làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất
không thể giải thích trực tiếp bằng tồn tại xã hội hoặc bằng các điều kiện vật
chất. Theo lịch sử phát triển của ý thức xã hội, thông thường ở mỗi thời đại,
tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà có những hình thái nào nổi bật và tác
động đến các hình thái ý thức khác. Ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan
trọng.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của
đời sống xã hội. Vì vậy trong công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội. Mặt
khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất
yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược
lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định
cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá,
phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình
phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác phải
tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây
dựng con người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống
tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh
hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương
thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.

You might also like