You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BTL HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ VÀO
PHÒNG, CHỐNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MXH LÊN GIỚI TRẺ
VIỆT NAM HIỆN NAY
Lớp DT01—Nhóm 13 – HK213
Thành viên 05 – Ngày nộp 11/8/2023
GVHD: Th.s. Cao Hồng Quân
Sinh viên thực hiện MSSV Xếp loại
Nguyễn Tự Tín 2213503
Bùi Nguyễn Nhật Tiến 2213444
Phạm Thị Mỹ Trâm 2213578
Trần Quốc Toàn 2213540
Lại Cao Trí 2213637
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2023

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀ VẬN DỤNG VÀO VẤN ĐỀ THỰC TẾ

1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả


1.2. Tính chất của mối quan hệ nhân – quả
1.3. Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả
1.3.1. Nguyên nhân luôn có trước kết quả
1.3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
1.3.3. Nguyên nhân – kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau
1.3.4. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể ra
đời từ rất nhiều nguyên nhân
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
1.4.1. Phương pháp luận là gì
1.4.2. Phân loại phương pháp luận
1.4.3. Ý nghĩa phương pháp luận
1.5. Mạng xã hội và các tác động của mạng xã hội
1.5.1. Khái niệm mạng xã hội
1.5.2. Các tác động của mạng xã hội
Tiểu kết
CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀO
GIẢI QUYẾT TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ
HIỆN NAY

2.1 Khái niệm chung về mạng xã hội và các yếu tố liên quan

3
2.2 Thực trạng về tác động của mạng xã hội đến người sử dụng nói chung và giới trẻ
nói riêng, lợi ích và tác hại mà mạng xã hội mang lại.
2.3 Nguyên nhân giới trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội và tác động của mạng
xã hội đến giới trẻ
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
2.3.2 Nguyên nhân khách quan
2.4 Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết, hạn chế những tác động tiêu cực của
mạng xã hội đến giới trẻ
Tiểu kết
KẾT LUẬN

4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc như hiện nay, mạng xã hội đã trở thành
một phần tất yếu trong đời sống của con người. Với sự phổ biến và sức lan tỏa mạnh mẽ,
mạng xã hội không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và chia sẻ thông tin,
mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, hành vi và giá trị của các thành viên trong xã hội.
Trong bối cảnh này, vấn đề về tác động tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ Việt Nam
đang trở thành một đề tài được quan tâm đặc biệt.

Một trong những phương pháp triết học được áp dụng để phân tích và hiểu vấn đề này là
cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả. Phạm trù này đã được nhà triết học Mác-Lênin phát
triển và vận dụng trong việc phân tích các vấn đề xã hội. Với nguyên lý rằng mọi hiện
tượng đều có nguyên nhân gốc rễ và đưa đến hậu quả cụ thể, việc áp dụng cặp phạm trù
này vào nghiên cứu về tác động tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ Việt Nam hiện nay
sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về vấn đề này.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân tạo ra tác
động tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ Việt Nam, bao gồm cả các yếu tố xã hội, kinh
tế và tâm lý. Đồng thời, nghiên cứu cũng đặt ra mục tiêu tìm hiểu các kết quả và hậu quả
tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, nhằm đề xuất các giải pháp phòng chống và ứng
phó hiệu quả với tác động tiêu cực này.

Qua việc nghiên cứu và phân tích sâu sắc về vấn đề trên, hy vọng rằng đề tài này sẽ góp
phần rõ ràng hơn trong việc hiểu và nhìn nhận các nguyên nhân và kết quả của tác động
tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
hướng đến việc tìm ra những giải pháp hiệu quả và khả thi để phòng chống và ứng phó
với tác động tiêu cực này, nhằm mang lại một môi trường văn hóa, tư duy và giá trị tích
cực hơn cho giới trẻ.

5
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀ VẬN DỤNG VÀO VẤN ĐỀ THỰC TẾ

1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả


Nguyên nhân1 là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất
định.

Kết quả2 là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương
tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

Ví dụ: Không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là
tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này là đối với dây tóc bóng đèn)
mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.

Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hòa toàn khác nhau. Chẳng
hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của
cuộc cách mạng vô sản…. Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến việc cho
rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng
đó và cuối cùng sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế
giới vật chất, tức là nằm ở thế giới tinh thần.

1
Trích trong giáo trình Triết học Mác-Lênin(không chuyên),trang 98
2
Trích trong giáo trình Triết học Mác-Lênin(không chuyên),trang 98
6
1.2. Tính chất của mối quan hệ nhân – quả
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ nhân quả
có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu12.

Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn
tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ
phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ
nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ
trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách
quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra
hoặc do cảm giác con người quy định.

Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra.Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có
điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề
nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó
trong hiện thực.

Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định,trong những điều kiện giống nhau sẽ
gây ra kết quả như nhau.Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong
những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ
nhân quả trên thực tế phải được hiểu là:Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và
hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy
nhiêu.

1.3. Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả

1
Trích trong giáo trình Triết học Mác-Lênin(không chuyên),trang 99
2
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_gi%E1%BB%AFa_nguy%C3%AAn_nh
%C3%A2n_v%C3%A0_k%E1%BA%BFt_qu%E1%BA%A3
7
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối
quan hệ qua lại như sau:
1.3.1. Nguyên nhân luôn có trước kết quả
“Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết
quả”1. Vì lẽ đó mà kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và
bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện
tượng đều biểu hiện mối quan hệ nhân – quả. Ở đây cần phân biệt được không phải một
sự vật nào có trước sự vật thứ hai thì tác động của chính nó được xem là nguyên nhân của
sự việc thứ hai. Ví dụ: sau mùa Đông sẽ là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là
nguyên nhân của mùa Xuân mà nguyên nhân của hai mùa là do sự vận chuyển của Trái
Đất xung quanh Mặt Trời, tương tự thì ban đêm không phải là nguyên nhân của ban ngày,
mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè,… Cái phân biệt quan hệ nhân quả với
quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra
nhau.
Sự kế tiếp của nguyên nhân và kết quả trong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa
là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác
động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi là bắt đầu, cho đến khi kết quả đã
hình thành như một sự vật hiện tượng thì nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, như
vậy nó vẫn đang tiếp tục biến đổi do các tác động của nguyên nhân.

Do đó, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả một cách đứt đoạn, mà là trong
sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các
hiện tượng sự vật. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa đó
là điều kiện nghĩa là không phải cứ có nguyên nhân là sẽ có kết quả mà phải có một điều
kiện nhất định thì mới có kết quả. Ví dụ: một cây xanh có thể phát triển tươi tốt nhưng
nếu không đủ ánh sáng, nước,… thì cũng không tươi tốt được. Điều kiện rất quan trọng
nó có thể làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào. Có thể cùng một nguyên nhân

1
Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn Triết học Mác-
Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 83.
8
nhưng nếu ở điều kiện khác nhau thì sẽ cho các kết quả khác nhau. Ví dụ: trong quá trình
sinh hóa, nếu ta gieo hạt ban đầu đều có khả năng phát triển như nhau ở những điều kiện
khác nhau thì khả năng nảy mầm và thời gian nảy mầm, chất lượng,… sẽ khác nhau. Vấn
đề này còn phức tạp khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động lên một lúc thì khi đó kết
quả ra sao còn phụ thuộc ở mối quan hệ giữa các nguyên nhân đó như thế nào. Nếu nhiều
nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh
hưởng cùng chiều đến quá trình hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn.
Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau thì sẽ
cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau lên sự vật đó, điều này sẽ
ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

1.3.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
“Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện kết quả có ảnh hưởng
trở lại đối với nguyên nhân”1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nhưng nó không thụ động
sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động với nguyên nhân mà nó sẽ có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực ngược trở lại với nguyên nhân. Ví dụ: nhúng một thanh sắt
vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội thì nhiệt độ của nước trong chạu sẽ tăng lên, sau
đó nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt; Trình độ
dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra nếu không đủ đầu tư vào việc nâng cao
dân trí cho người dân, đầu tư giáo dục không đầy đủ. Ngay bản thân nhân dân dân trí thấp
với tư cách là kết quả sẽ tác động trở lại với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, làm cho kinh tế kém phát triển và dân trí tiếp tục đi xuống. Ngược lại, trình độ dân
trí cao vốn là kết quả của sự phát triển xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa,… làm cho nền
giáo dục quốc dâm cũng phát triển thì khi đó sẽ đem lại một kết quả là có một tầng lớp tri
thức và một đội ngũ lao động với tay nghề cao thì khi đó chắc chắn nền kinh tế quốc dân
sẽ ngày càng phát triển.

1
Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn Triết học Mác-
Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 84.
9
Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có ý nghĩa rất quan trọng
trong thực tiễn. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậu quả chẳng hạn
như hậu quả của một chính sách xã hội. Điều này được áp dụng vào việc tính toán hậu
quả sau khi đầu tư một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như người ta đầu tư vào một ngành mũi
nhọn nào đó thì khoảng thời gian sau sẽ phải xem xét kết quả của nó có kéo theo ngành
nào phát triển hơn hay không và ngành nào đang bị tụt lùi để từ đó điều chỉnh cho phù
hợp và ngày càng có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc hơn.
1.3.3. Nguyên nhân kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau
“Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Một sự vật, hiện tượng nào
đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại”1. Điều này có nghĩa là một sự vật hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Ăng – ghen nhận
xét rằng: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và
kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng
ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế
giới, thòi những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại
một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi
nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy
được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác điịnh cụ thể” 2.
Ông cũng khẳng định: “Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghũa là
nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khí
ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối quan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì
nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ

1
Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn Triết học Mác-
Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 84.
2
Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2006), Bộ giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, trang 107.
10
biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cáo ở đây hay bây giờ là
nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại”12.
Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau theo hai ý nghĩa: Thứ nhất
nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng bản thân nguyên nhân đã là kết quả ở một mối quan
hệ nhân quả trước đó, ngược lại kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ nguyên
nhân nhưng bản thân nó không dừng lại, nó sẽ tiếp tục tác động và sự tác động của nó lại
gây ra những kết quả khác. Thứ hai, kết quả sẽ tác động trở lại với nguyên nhân thì lúc
này kết quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không là kết quả nữa.
1.3.4. Một nguyên nhân có thể sinh ra từ nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có
thể được ra đời từ rất nhiều nguyên nhân
“Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân trong
những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau” 3. Cùng một
nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác
động riêng lẻ hoặc cùng một lúc. Ví dụ: tình trạng chặt phá rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn
có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau như gây nên sự thay đổi cân bằng sinh học ở vùng
đó; các trận lụt, lũ quét, sạt lở,...; làm xáo trộn đời sống của các cư dân; tổn hại ngân sách
quốc gia do phải chi trả sửa chữa, cứu hộ,...
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
1.4.1. Phương pháp luận là gì
“Phương pháp luận” 4 là tập hợp các phương pháp đồng bộ, nhất quán, là hệ thống
các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo hướng đích để giúp nâng cao nhận thức và giải
quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Có thể vắn tắt, phương pháp luận là
1
C. Mác – Ph. Ăng – ghen (2005), Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản tiến bộ Matcova, trang 22.
2
Ph. Ăng – ghen (1971), Chống Duyring, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, trang 36.
3
Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn Triết học Mác-
Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 83.
4
Wikipedia Bách khoa toàn thư mở (tháng 11/2016), Phương pháp luận. Truy cập từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_lu%E1%BA%ADn.
11
một chỉnh thể các phương pháp lý thuyết mang tính hướng đích, phương thức tiếp cận,
các công cụ tác nghiệp để thực hiện nhiệm vụ thực tế đặt ra.
1.4.3. Phân loại phương pháp luận
Phương pháp luận được phân chia thành các cấp độ khác nhau gồm phương pháp
luận bộ môn, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp
luận triết học). Các hình thức phương pháp luận vừa độc lập tương đối với nhau, vừa bổ
sung, xâm nhập vào nhau, do đó, phải biết vận dụng tổng hợp các hình thức phương pháp
luận trong các hoạt động.
“Phương pháp luận biện chứng duy vật” 1 là hệ thống các nguyên tắc, các phương
pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng chính
là học thuyết về hệ thống đó; là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
của các khoa học chuyên ngành.
Phương pháp luận biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất, là sự thống
nhất biện chứng giữa các phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận chung đã được cụ
thể hoá trong các lĩnh vực của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1.4.3. Ý nghĩa phương pháp luận
“Thứ nhất, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải bắt đầu từ việc đi tìm
những nguyên nhân xuất hiện hay biến đổi sự vật, hiện tượng. Phải tìm nguyên
nhân trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng chứ không phải
trong đầu óc con người. Thứ hai, cần phải phân loại nguyên nhân để có những biện
pháp giải quyết đúng đắn. Cũng cần nhận thức được chiều hướng tác động của các
nguyên nhân nhằm tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực và hạn chế
hoạt động của các nguyên nhân có tác động tiêu cực. Thứ ba, cần tận dụng các kết

1
Hoàng Lê Khánh Linh (9/8/2021), Phân tích về nội dung phương pháp và phương pháp luận;
Vấn đề lôgích biện chứng. Truy cập từ:
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-ve-noi-dung-phuong-phap-va-phuong-phap-luan;-van-de-
logich-bien-chung.aspx
12
quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân tác dụng, nhằm đạt mục
đích đã đề ra”1.
Phương pháp luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó được ví như “kim chỉ nam”,
là cơ sở nền tảng, cấu trúc lô-gic để tiến hành nghiên cứu khoa học và đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong hiệu quả của các công trình khoa học. Phương pháp luận
cung cấp định hướng, cấu trúc và luôn có mặt trong hầu hết các giai đoạn nghiên
cứu để cho các nhà nghiên cứu xác định được hướng đi và các bước tiến hành.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn đề cao vai trò của phương pháp
luận. Tuy nhiên chúng ta không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp
luận. Nếu không đề cao vai trò của phương pháp luận sẽ rơi vào tình trạng mò
mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo trong quá trình nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp
luận sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Do đó, nắm vững
được phương pháp luận là gì, các phân loại của phương pháp luận và ý nghĩa của
phương pháp luận sẽ giúp mọi người tránh được những sai lầm do chủ quan, và tư
duy máy móc, dập khuôn.
1.5. Mạng xã hội và các tác động của mạng xã hội
1.5.1. Khái niệm mạng xã hội
“Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người
sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi
thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn
(forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức
dịch vụ tương tự khác”2. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống (mạng
lưới) giúp con người kết nối với những người khác. Thông qua mạng xã hội, mọi
người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh… tìm kiếm bạn bè, kết nối với
những người khác…
1
Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn Triết học Mác-
Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 84.
2
Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Khoản 22 Điều 3.
13
1.5.2. Các tác động của mạng xã hội
Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có thể kết
nối, giao lưu, chia sẻ những thông tin hữu ích trên nền tảng Internet, bên cạnh đó
nó còn tạo ra một cộng đồng có giá trị, nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong
việc xây dựng các mối quan hệ. Với những mục tiêu đó thì mạng xã hội đã và đang
mang lại cho con người rất nhiều lợi ích trong cuộc sống như giúp con người cập
nhật tin tức, kết nối các mối quan hệ, kinh doanh, quảng cáo, các ứng dụng giúp
giải trí,… Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển rộng rãi của mạng xã hội đó thì sẽ
không tránh khỏi những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến bản thân người
sử dụng như mất ngủ, giảm sức khỏe, suy nghĩ tiêu cực,… Sử dụng mạng xã hội
không đúng cách sẽ dễ bị các tác động tiêu cực của mạng xã hội làm ảnh hưởng.
Trong các lứa tuổi sử dụng mạng xã hội thì giới trẻ là lứa tuổi sử dụng mạng xã hội
với tần suất cao nhất do đó ảnh hưởng từ mạng xã hội đem đến họ là không nhỏ.
Vì thế chúng ta cần tìm ra nguyên nhân do đâu để giải quyết vấn đề này tránh việc
mạng xã hội có tác động tiêu cực lên giới trẻ.

Tiểu kết

Nguyên nhân và kết quả là hai phạm trù quan trọng để hiểu các hiện tượng và quá
trình. Mối quan hệ nhân - quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu, quy định
bởi các quy luật phát triển và tồn tại trong thế giới. Ngoài ra, qua các mối quan hệ nhân -
quả cũng áp dụng được vào trong lịch sử và xã hội, do tác động của các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hóa. Qua hai cặp phạm trù này mà khi giải quyết các vấn đề ta sẽ
biết nên đi tìm nguyên nhân, chọn lọc nguyên nhân nào nên có để tạo nên tác động tích
cực cho kết quả và nguyên nhân có tác động cản trở cho kết quả để từ đó đưa ra các lựa
chọn phù hợp. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận cũng giúp rèn luyện cho bản thân
chúng ta rất nhiều mặt cụ thể như: rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn; rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử cụ thể
trong nhận thức và hành động; rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu
phương pháp luận rút ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (nguyên
14
nhân và kết quả, cái riêng và cái chung,...);… Mạng xã hội không còn xa lạ gì với chúng
ta, nó đem lại rất nhiều lợi ích và tác hại cho mỗi người đang sử dụng nó. Để giải quyết
các tác hại đó ta có thể dựa vào các mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả và vận
dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả vào phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã
hội lêm giới trẻ Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀO
GIẢI QUYẾT TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIỚI TRẺ
HIỆN NAY

2.1 Khái niệm chung về mạng xã hội và các yếu tố liên quan
Ngày nay, với thời kì công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, khái niệm “mạng xã hội”
có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta. Theo tổng hợp trên Wikipedia, mạng xã hội với
cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” hay “trang mạng xã hội”, là nền tảng trực tuyến,
cho phép mọi người có thể liên kết với nhau thông qua Internet và có những tính năng
như chat, email, phim ảnh, voice, chia sẻ file, blog, web và xã luận. Các dịch vụ này có
nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tượng: dựa theo group (ví dụ
như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail, screen
name, facebook…), hoặc dựa trên sở thích, mục đích (như thể thao, phim ảnh, sách báo,
hoặc ca nhạc…), lĩnh vực xã hội (kinh doanh, mua bán,…).
Có thể nói mạng xã hội đã làm thay đổi cách tiếp cận thế giới của chúng ta. Mạng
xã hội đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống, chúng ta khai thác thông tin,
tài nguyên từ mạng xã hội và ngược lại, mạng xã hội cũng “nắm giữ” những thông tin của

15
chúng ta. Mạng xã hội sinh ra để giải quyết nhu cầu giải trí, liên kết thế giới, hay các lợi
ích về kinh tế, thông tin đại chúng. Vì vậy, sẽ xuất hiện những mặt khách quan – chủ
quan.
-“Khách quan” 1 là nói đến tất cả những gì tồn tại độc lập, bên ngoài và không
lệ thuộc vào chủ thể hoạt động, bao gồm những điều kiện, khả năng và quy luật
khách quan. Hay nói cách khác, mặt khách quan là tất cả những tác động kể cả
tích cực lẫn tiêu cực mà mạng xã hội mang lại.
-“Chủ quan” 2 bao gồm tất cả những gì cấu thành và phẩm chất và năng lực của
một chủ thể nhất định, là tất cả những cấu thành phẩm chất và năng lực của chủ
thể trong hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể. Hay mặt chủ quan chính là
cách thức mà chúng ta tiếp xúc, thu nhận thông tin. Khả năng chọn lọc, xử lý
những nội dung nhận được từ môi trường mạng xã hội.

2.2 Thực trạng về tác động của mạng xã hội đến người sử dụng nói chung và giới
trẻ nói riêng
Kỉ nguyên công nghệ số phát triển đi kèm với sự bùng nổ Internet và mạng xã hội
như Facebook, Instagram,Youtube,…với một số lượng người tham gia sử dụng tăng
nhanh chóng mặt. Mạng xã hội như một “liều thuốc tinh thần” đem lại nhiều sự tích cực
cho người sử dụng như: cập nhật kiến thức, tin tức và xu thế, cải thiện kiến thức; kết nối
các mối quan hệ; liên kết với thế giới; chia sẻ bày tỏ cảm xúc; phát huy tài năng; và đặc

1
Tô Thị Phương Dung (2022), Vận dụng ý nghĩa mối quan hệ khách quan và chủ quan trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta ngày nay. Truy cập từ : https://luatminhkhue.vn/su-van-dung-y-nghia-moi-quan-
he-giua-khach-quan-va-chu-quan-trong-su-nghiep-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx#1-khai-niem-khach-
quan-va-chu-quan-
2
Tô Thị Phương Dung (2022), Vận dụng ý nghĩa mối quan hệ khách quan và chủ quan trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta ngày nay. Truy cập từ : https://luatminhkhue.vn/su-van-dung-y-nghia-moi-quan-
he-giua-khach-quan-va-chu-quan-trong-su-nghiep-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx#1-khai-niem-khach-
quan-va-chu-quan-

16
biệt là giải trí và kinh doanh, quảng cáo. Bên cạnh đó cũng tồn tại những tác hại song
hành với những lợi ích như: tốn nhiều thời gian, tâm trí vào mạng xã hội; xa rời thực tế
chìm đắm vào thế giới ảo; là nơi mà những thông tin sai lệch tự do đăng tải tràn lan; môi
trường cho các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi; thay đổi tư duy giới trẻ theo cả hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực

 Theo báo cáo của tổ chức UNICEF, 83% trẻ em từ 12 – 13 tuổi sử dụng Internet. Con
số này tăng lên 93% ở độ tuổi 14-15 tuổi.
 Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trẻ em sử dụng mạng xã hội
từ 5 – 7 giờ/ngày; chỉ 36% trẻ em, hầu hết ở độ tuổi 16 -17 được dạy về việc bảo đảm
an toàn trên mạng.
 Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội, có 31% học sinh THCS và THPT bị bắt nạt trực tuyến.
 Năm 2022, trên thế giới, nhiều trào lưu độc hại đã lan truyền trên không gian mạng như
ăn cắp đồ trong trường học, đánh lén giáo viên…
Tất cả những thống kê trên trích từ bài báo : Trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày
càng nhiều 1

2.3 Nguyên nhân giới trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội và tác động của
mạng xã hội đến giới trẻ
Mạng xã hội đang bị lạm dụng, sử dụng sai cách, lệch lạc trong lối sống, là nơi mà
khái niệm “sống ảo” tồn tại. Mạng xã hội là nền tảng tốt giúp lưu trữ, đăng tải, chia sẻ
những kỉ niệm, khoảnh khắc đẹp, niềm vui lan tỏa tới mọi người. Nhưng một số thành
phần đăng tải một cách thái quá những hình ảnh đó lên, họ xem lượt like, bình luận là
động lực để họ tiếp tục sống ảo, đi xa với thực tại. Cố tạo dựng một con người, một khung

1
Báo điện tử VTV (2023) – Trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Truy cập
từ :https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/tre-em-viet-nam-su-dung-mang-xa-hoi-ngay-cang-nhieu-
20230202120512126.htm
17
cảnh sống ảo để họ được chú ý hơn. Bên cạnh việc “sống ảo” về bản thân, họ còn lấy
những sự kiện giật gân, tin hot, để đăng tải, kéo cộng đồng mạng về phía họ.

Trước đây, khi mạng xã hội mới phát triển, những người muốn nổi tiếng thì họ phải
thực sự có tài năng trong một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó, hay một gương mặt xinh xắn,
một nội dung giải trí hoặc một hoạt động nào đó có ích trong cộng đồng. Hay nói cách
khác họ nổi tiếng, gây tầm ảnh hưởng bằng chính thực lực của họ.
Còn hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội FaceBook, Tiktok, Instagram,
Twitter, Telegram,… người nổi tiếng dần dần xuất hiện nhiều khi họ chẳng có gì ngoài
một gương mặt xinh xắn, một thân hình nóng bỏng, và biết cách dùng các thủ đoạn để
mong có nhiều lượt xem, lượt yêu thích.Họ mong muốn được nhiều người yêu thích và
khen ngợi trên cái mạng xã hội ảo. Và họ có thể kiếm được tiền từ những trang mạng xã
hội tiếng của mình chính vì thế họ tạo dựng nhiều những chiêu trò chỉ được nổi tiếng. Và
một yếu tố nữa đó là họ mong muốn những người khác khao khát cuộc sống xa hoa, lộng
lẫy của họ. Hoặc là họ bị xu hướng mà ta có thể gọi là “ xu hướng lây lan” khi các bạn bè
của mình có những cuộc sống cao sang, sung sướng thì mình lại không có khiến cho bản
thân cảm thấy không được bằng bạn bè nên họ đã chụp những bức ảnh “sống ảo” để
đăng lên cho bạn bè thấy cuộc sống của họ cũng xa xỉ như vậy. Đây là lúc mà lằn ranh
thực-ảo đã bị phá vỡ. Nguyên nhân cũng bắt đầu từ đây, chúng ta hãy đi sâu vào nguyên
nhân khách quan và chủ quan.
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
a/ Nội dung trên các nền tảng chưa được quản lý triệt để
Mặc dù hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram…đã có
những chế độ, quy định giới hạn nội dung đăng tải nhưng vẫn có vô số những nội dung
độc hại trá hình dưới hình thức link, group nhóm kín,… chứa nội dung 18+, phân biệt
chủng tộc, phân biệt vùng miền, công kích cá nhân, phản động, buôn bán hàng cấm (thuốc
lá điện tử, súng đạn, tiền giả…)Bên cạnh đó thì một số nền tảng như Twitter,
Telegram,Redit,…vẫn không giới hạn nội dung đăng tải. Đây là điều kiện để những đối
tượng xấu lợi dụng để truyền tải thông tin độc hại.

18
b/ Sự thiếu chuẩn mực của các phương tiện truyền thông
Để kéo về lượt tương tác, quan tâm từ cộng đồng mạng, cách fanpage, trang, báo
đài từ những thông tin dù mang tính quan trọng hay chỉ là một sự kiện bình thường cũng
bị thổi phồng lên bằng những tiêu đề hot, giật tít, bằng những giọng đọc nghiêm trọng hóa
vấn đề, thổi phồng thông tin hay khai thác đời tư người khác để thu về những lượt tương
tác. Thậm chí họ sẵn sàng đăng tải cả những tin giả, tin vịt để lôi kéo cộng đồng mạng,
gây hoang mang trong dư luận. Chính vì tính “hot” ảo mà các kênh social media tạo nên
đã đánh vào tâm lý tò mò của người dùng, từ đó để lợi dụng gắn link quảng cáo nén dưới
dạng link bài báo, hoặc đơn giản chỉ để tăng tương tác cho page mà bất chấp phương
thức.
Một trong số những kênh truyền thông gây nhiều tranh cãi là THEANH28
ENTERTAINMENT, đây có thể xem là kênh truyền thông hot, giật gân khá quen thuộc
với giới trẻ, chỉ với một sự việc đơn thuần không có gì tranh cãi nhưng bằng giọng đọc
nhấn nhá với thái độ nghiêm trọng, nó đã trở thành tin hot. Thậm chí có những sự việc cơ
quan chức năng chưa kịp can thiệp, báo đài chưa xác nhận thông tin thì ở nhưng trang
truyền thông trên mạng đã đăng tải nội dung, điển hình là vụ việc hai nữ sinh trường Đại
học Ngoại ngữ tin học.
c/ Sự dụ dỗ, lôi kéo, kích động từ người ngoài, từ những bình luận trên không gian
mạng
Hiện nay trẻ em sử dụng mạng xã hội, Internet ngày càng nhiều và ở độ tuổi rất
nhỏ. Nhận thức, hiểu biết của các em về mạng xã hội vẫn chưa được hình thành, vì thế
nên rất dễ bị ảnh hưởng, dụ dỗ, lôi kéo từ những người xấu trên không gian mạng. Các em
chính là đối tượng để các thành phần xấu lợi dụng trục lợi, tiếp tay chống phá chính
quyền và nặng nề nhất là tiêm nhiễm vào đầu các em nhỏ những suy nghĩ, quan điểm lệch
lạc với chuẩn mực xã hội. Khi đăng tải một bức ảnh, hay một video, một sự kiện, chắc
chắn trong đó sẽ tồn tại những bình luận tích cực và tiêu cực. Sự tiêu cực từ những bình
luận chê bai, phán xét, mang tính công kích như trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý

19
của người sử dụng. Thậm chí là xúi dục, làm bất chấp mọi thứ chỉ để câu like câu view
mua vui cho cộng động mạng.
d/ Mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin
Sự bùng nổ phát triển của công nghệ số giúp chúng ta tiến hóa xa hơn, nhưng cũng
đem lại những mặt trái trong xã hội. Google dường như đã thay thế hoàn toàn sách giấy
truyền thống, triệt tiêu đi thói quen, tư duy đọc sách của một bộ phận trẻ. Họ dần chìm
vào không gian ảo mà mạng xã hội tạo ra, quên đi thực tại. Một số nghiên cứu khoa học
chỉ ra rằng việc chơi game, sử dụng mạng xã hội quá nhiều trong một thời gian nhất định
có thể gây ảnh hưởng đến não, sức khỏe và sai lệch nhận thức. Họ chạy đua theo công
nghệ, xem việc sử dụng smartphone mới là sành điệu, mới hợp thời. Thậm chí những đứa
trẻ nhỏ xem smartphone để ăn còn dễ hơn là được mẹ chăm sóc. Tất nhiên ta không thể
phủ nhận những lợi ích khổng lồ mà mạng xã hội, Internet đem lại. Nhưng không phải ai
cũng thoát khỏi sự lệ thuộc của công nghệ. Mạng xã hội vô tình đẩy con người ra xa nhau.

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan


a/ Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường
Ngày nay giáo dục đã phát triển và đã có nhiều sự quan tâm chú ý, khóa học tâm lý
đến giới trẻ. Tuy nhiên, một bộ phận cha mẹ chưa quan tâm, hoặc không có thời gian quan
tâm tới việc giáo dục con cái. Số liệu từ điều tra của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
năm 2012 cho biết chỉ có 46% cha mẹ trong mẫu điều tra thường xuyên nói chuyện trao
đổi với con, có tới 10,1% cha mẹ hoàn toàn không nói chuyện với con, 32,1% số cha mẹ
gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian dành cho con cái1
Lý do thiếu thời gian ở cha mẹ có thể bắt nguồn từ gánh nặng kinh tế và công việc khiến
cha mẹ có thể nắm được kết quả học tập của con, chứ không thể cùng con chia sẻ tâm tư
hay định hướng nhận thức. Khó khăn về thời gian của cha mẹ có quan hệ mật thiết với
trình độ học vấn và nghề nghiệp của họ. Nhóm cha mẹ có trình độ từ đại học trở lên thì
1
Phí Hải Nam (2017) – Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục
trẻ em. Truy cập từ: https://tapchicongsan.org.vn/van_hoa_xa_hoi/-/2018/45152/su-phoi-hop-giua-gia-
dinh%2C-nha-truong-va-xa-hoi-trong-cham-soc%2C-giao-duc-tre-em.aspx
20
việc bố trí thời gian cho con cái gặp nhiều khó khăn nhất, sau đó đến nhóm cán bộ công
nhân, viên chức nhà nước, tiếp đó là nhóm kinh doanh dịch vụ, và cuối cùng là nhóm cha
mẹ làm nông nghiệp. Nhóm cha mẹ ở nông thôn thường dành ít thời gian chăm sóc giáo
dục con cái hơn so với cha mẹ ở thành phố. Có thể thấy rằng, môi trường thành thị nhiều
nguy cơ, nhận thức của cha mẹ ở thành thị về vấn đề giáo dục con rõ rệt hơn khiến cho
việc nuôi dạy con cái được coi trọng hơn, và dù khó khăn, các gia đình thành thị vẫn phải
bố trí thời gian dành cho con cái nhiều hơn so với các gia đình nông thôn. Nhà trường
hiện nay cũng chưa có nhiều các buổi giáo dục về an ninh mạng, về đạo đức ứng xử hành
vi cho các em học sinh.
b/ Tư duy, khả năng nhận thức ở một bộ phận trẻ còn chưa đúng đắn
Một nguyên nhân khá quan trọng nữa đến từ tư duy , nhận thức xã hội của giới trẻ. Cha
mẹ cần rèn luyện tư duy, giáo dục trẻ nhỏ từ sớm, để trẻ tự nhận thức, tránh được các nội
dung độc hại trên mạng. Đồng thời đến từ tư duy vốn có của trẻ. Một đứa trẻ lớn lên với
một tư duy nhận thức đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống trong tương lai.
c/ Nhu cầu thể hiện bản thân và kết nối bạn bè
Thông qua việc chụp cộng hưởng từ MRI, các nhà khoa học khám phá ra rằng khi
con người tự nói về bản thân mình, não bộ của chúng ta cũng có cảm giác hài lòng và tạo
ra những trải nghiệm thú vị. Cảm giác được thỏa mãn bản thân, nhận được nhiều lời có
cánh, nhiều lượt like, tym, share trên mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu đó. Đó là một nhu
cầu chính đáng mà ai cũng có, những nó sẽ sai khi nó thái quá, đi quá đà với hiện thực.
Họ dựng nên những hình ảnh, câu chuyện không có tính xác thực, để nhận về mình những
lời khen, sự chú ý, sự quan tâm.
Chúng ta cũng có nhu cầu kết giao, ngay cả ở đời thực hay trên mạng. Nhưng trên mạng
xã hội lại là câu chuyện khác, không ai biết đối phương chính xác như thế nào, họ chỉ có
thể thấy một hình ảnh được dựng nên trên trang Facebook, Instagram của người kia.
Giống như một hình ảnh hoàn hảo của mình, họ sẽ có được sự tự tin mà vốn ngoài đời họ
không có. Từ đó mạng xã hội là nơi hình thành con người mà họ cho là hoàn hảo nhất.

21
2.4 Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết, hạn chế những tác động tiêu cực
của mạng xã hội đến giới trẻ
a/ Tăng cường giáo dục kĩ năng sống và trao dồi kiến thức, nhận thức
Để giúp cho thanh niên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành
mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và
lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho học
sinh hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ
động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học
tập. Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con
người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội. Làm cho
giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị cần phải
có sự hiểu biết cơ bản về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang mạng xã hội
với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh, không nên phê phán bừa
bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ.
b/ Mỗi người trẻ phải học tập, hình thành tư duy, lối sống, nhân cách tốt đẹp
Sự phối hợp giáo dục từ gia đình và nhà trường và một môi trường sống tốt là yếu
tố chủ chốt giúp trẻ hình thành nên nhân cách, nhận thức tốt. Gia đình đóng một vai trò
quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được đâu là đúng sai. Tham gia mạng xã hội một
cách văn minh và thông minh, tránh được bẫy lôi kéo dụ dỗ của các đối tượng xấu và
không đi theo những trào lưu độc hại vô nghĩa trên mạng. Thay vào đó hãy cắt giảm bớt
thời gian cho mạng xã hội, giành thời gian cho việc đọc sách, chơi thể thao, giao lưu với
bạn bè để học tập thêm kiến thức hoặc tự học cho mình một kĩ năng nào đó. Phát triển bản
thân theo chiều hướng tích cực, độc lập, chủ động, để không bị lôi kéo bởi mạng xã hội.
Hình thành một “sức đề kháng” với nội dung độc hại trên mạng.
c/ Các trang mạng xã hội, báo đài, phương tiện truyền thông cần có trách nhiệm hơn

22
Các trang thông tin đại chúng, trang mạng xã hội cần siết chặt quản lý thông tin,
nội dung đăng tải hơn. Tổ chức quản lý, xử lý triệt để các nguồn thông tin đăng tải sai sự
thật. Hoặc giới hạn nội dung có thể xem với những người dùng đăng kí chưa đủ 18 tuổi.
Phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng,
nhất là hệ thống truyền thanh nội bộ, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các loại hình văn
hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng… thông qua đó tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa
phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính trị, tạo niềm tin và nhiệt huyết
của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa xấu độc, âm mưu “xâm lăng văn hóa”,
tư tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình
cảm tốt đẹp, tâm hồn trong sáng vốn có của thanh niên hiện nay. 1

Tiểu kết
Hiện nay, đã có rất nhiều người biết đến tác hại của việc lạm dụng mạng xã hội, nhưng vì
bản thân bị phụ thuộc vào mạng xã hội thời gian dài nên không thể ngừng sử dụng. Cần
phải biết được lợi ích đi kèm với tác hại của mạng xã hội để có thể điều chỉnh hành vi
đúng đắn. Nhận thức của bản thân mới là yếu tố quyết định cách chúng ta sử dụng mạng
xã hội như thế nào, là công cụ hay làm nô lệ cho chúng, tránh mang lại những tác động
tiêu cực cho cuộc sống.

KẾT LUẬN
Dựa trên những nội dung đã được trình bày trong đề tài, chúng ta có thể rút ra một số kết
luận quan trọng về tác động tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Đầu tiên, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và chia sẻ thông tin
cho giới trẻ. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của mạng xã hội cũng không thể phủ nhận. Sự
1
Nguyễn Văn Chuộng (2016) - Ảnh hưởng của Internet và các trang mạng xã hội đến lối sống
thanh niên hiện nay. Truy cập từ: https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-45-thang-112016/news/anh-
huong-cua-internet-va-cac-trang-mang-xa-hoi-den-loi-song-cua-thanh-nien-hien.html
23
lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của thông tin trên mạng xã hội đã góp phần xây dựng
những định kiến sai lệch, tạo ra áp lực gia tăng và nguy cơ tạo ra các vấn đề tâm lý, xã
hội, và hành vi không lành mạnh cho giới trẻ.

Thứ hai, các nguyên nhân tác động tiêu cực của mạng xã hội lên giới trẻ là đa dạng và
phức tạp. Các yếu tố xã hội, kinh tế và tâm lý đều góp phần vào hiện tượng này. Bên cạnh
áp lực từ ngành công nghiệp truyền thông và quảng cáo, sự cạnh tranh và so kè trong môi
trường mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong tạo ra tác động tiêu cực lên giới
trẻ. Ngoài ra, yếu tố tâm lý như trầm cảm, tự ti và cảm giác không đủ hoàn hảo cũng được
xem là nguyên nhân tác động tiêu cực của mạng xã hội.

Cuối cùng, việc phòng chống và ứng phó với tác động tiêu cực của mạng xã hội là một
vấn đề cần được quan tâm và xử lý một cách cẩn thận. Chính phủ, gia đình và cộng đồng
cần hợp sức nhau để đưa ra các giải pháp hiệu quả. Đối với chính phủ, cần tạo ra các
chính sách và pháp luật hỗ trợ, kiểm soát và giám sát hoạt động trên mạng xã hội. Đối với
gia đình, cần xây dựng một môi trường gia đình khỏe mạnh, tạo điều kiện để giới trẻ có
thể thảo luận và chia sẻ vấn đề với người thân. Đối với cộng đồng, cần tăng cường vai trò
của giáo dục và xã hội hóa trong việc truyền đạt và nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội
của giới trẻ.

Trên cơ sở những kết quả và phân tích đã được trình bày, hy vọng rằng đề tài này sẽ góp
phần đáng kể vào việc hiểu và nhìn nhận sâu sắc hơn về tác động tiêu cực của mạng xã
hội lên giới trẻ Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp phòng chống và ứng phó hiệu quả với tác động
tiêu cực này, nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng cường giá trị cho giới trẻ Việt Nam.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chuộng (2016), Ảnh hưởng của Internet và các trang mạng xã hội
đến lối sống thanh niên hiện nay. Truy cập từ: https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-
tuong-so-45-thang-112016/news/anh-huong-cua-internet-va-cac-trang-mang-xa-
hoi-den-loi-song-cua-thanh-nien-hien.html
2. Phí Hải Nam (2017), Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm
sóc, giáo dục trẻ em. Truy cập từ:
https://tapchicongsan.org.vn/van_hoa_xa_hoi/-/2018/45152/su-phoi-hop-giua-gia-
dinh%2C-nha-truong-va-xa-hoi-trong-cham-soc%2C-giao-duc-tre-em.aspx
3. Báo điện tử VTV (2023), Trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều.
Truy cập từ :https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/tre-em-viet-nam-su-dung-mang-xa-hoi-
ngay-cang-nhieu-20230202120512126.htm
4. Tô Thị Phương Dung (2022), Vận dụng ý nghĩa mối quan hệ khách quan và chủ
quan trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày nay. Truy cập từ :
https://luatminhkhue.vn/su-van-dung-y-nghia-moi-quan-he-giua-khach-quan-va-
chu-quan-trong-su-nghiep-doi-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx#1-khai-niem-khach-
quan-va-chu-quan-
5. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở (tháng 11/2016), Phương pháp luận. Truy cập
từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_lu
%E1%BA%ADn.
6. Hoàng Lê Khánh Linh (9/8/2021), Phân tích về nội dung phương pháp và phương
pháp luận; Vấn đề lôgích biện chứng. Truy cập từ:
7. https://luatminhkhue.vn/phan-tich-ve-noi-dung-phuong-phap-va-phuong-phap-
luan;-van-de-logich-bien-chung.aspx
8. C. Mác – Ph. Ăng – ghen (2005), Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản tiến bộ Matcova.
9. Ph. Ăng – ghen (1971), Chống Duyring, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

25
10. Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên) & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn
Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 83.
11. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2006), Bộ giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

26

You might also like