You are on page 1of 5

Câu hỏi 1: Tình huống: 1 cặp đôi bị “ bác sĩ bảo cưới”.

Vậy đứa con sinh ra là


nguyên nhân hay kết quả?
Trả lời: Nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ biện chứng tác động qua lại với
nhau vì nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả bởi nhiều khi kết quả của sự vật hiện
tượng này là nguyên nhân của hiện tương khác.
Câu hỏi 2: Vì sao nói: Không có nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết
quả cuối cùng?
Trả lời: Bởi nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau, luôn vận động
phát triển. Tuy nhiên nhiều khi dẫn tới chiều hướng tiêu cực
Câu hỏi 3: “ Đói nghèo” và “ Dốt nát”, hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện
tượng nào là kết quả?
Trả lời: Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoà toàn thu động, nó
vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân bởi đói nghèo là do nền kinh tế kém
phát triển gây ra, nếu không đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, giáo
dục không đầy đủ . “Dốt nát” là kết quả tác động trở lại với quá trình phát triển
kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế ngày 1 “đói nghèo”, dân trí sẽ lại
tiếp tục thấp xuống.
Ngược lại, nếu trình độ học vấn cao sẽ là kết quả của sự phát triển về xã hội, văn
hoá.. làm cho nền giáo dục quốc dân cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại 1
kết quả là tầng lớp trí thức và đội ngũ lao động với trình độ cao tay nghề vững…
Câu hỏi 4: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả có giống luật nhân quả không?
Trả lời: CÓ bởi nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Cònn
về luật nhân quả khi chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.
Câu hỏi 5: Vì sao kết quả có thể chuyển hoá thành nguyên nhân? Và có điều kiện
gì không?
Trả lời:  Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt khác, một nguyên
nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác
nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự
vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết
quả xuất hiện nhanh hơn. 
Câu 1. Sự khác nhau giữa nguyên nhân và nguyên cớ?
Trả lời:
Nguyên nhân Nguyên cớ
Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt Là một sự kiện xảy ra ngay trước kết
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự quả nhưng không sinh ra kết quả.
vật với nhau gây ra một hoặc hơn một Có liên hệ nhất định với kết quả nhưng
sự biến đổi nhất định, gọi là kết quả. đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản
chất

VD: Sự việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên
cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến
tranh này là sự mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.
Câu 2. Tại sao người ta không thể nhìn quan hệ nguyên nhân – kết quả như là
sự đứt đoạn?
Trả lời:
Quan hệ nguyên nhân – kết quả cần phải nhìn trong sự vận động biến đổi liên tục
của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
bởi sự kế tiếp nhau của nguyên nhân, kết quả.
Câu 3. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại, một kết
quả có thể được ra đời từ nhiều nguyên nhân hay không?
Trả lời:
 Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
 Ví dụ trường hợp chặt phá rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn có thể sinh ra
nhiều kết quả.
Làm thay đổi hệ sinh thái ở vùng đó khiến cho quỹ gien động vật và thực vật
bị biến đổi, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây ra sự thay đổi khí hậu ở
chính bản thân vùng rừng đầu nguồn.
Thứ hai, gây ra những trận lụt, những trận lũ quét từ đó dẫn đến rất nhiều
thiệt hại cho đời sống kinh tế – xã hội không chỉ ở vùng cao mà còn ở vùng
đồng bằng.
Thứ ba, để lại những hậu quả làm xáo trộn đời sống xã hội của cư dân, làm
ảnh hưởng đến tình hình xã hội chung của toàn quốc.
Thứ tư, làm cho ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng khi phải chi trả cho những
thiệt hại mà thiên nhiên và xã hội đã đưa đến.
 Như thế là một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
 Một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Ví dụ, thành công của công cuộc đổi mới ở trên đất nước ta bắt nguồn từ rất
nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng. Khi thực tiễn đã nảy
sinh những hiện tượng mới, khi cảm thấy nền kinh tế quốc dân đang bị trì
trệ, không còn lối thoát, chúng ta đã nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn và
đề ra chính sách đổi mới. Chính sách này còn được bắt nguồn từ những thúc
ép của đời sống xã hội, nền kinh tế với cơ chế hành chính quan liêu bao cấp
đã làm cho sức sản xuất của xã hội Việt Nam bị cản trở rất lớn, thậm chí có
những khi đẩy đất nước đến bờ vực thẳm, như tình trạng năm 1985.
Đồng thời, ngày đó chúng ta cũng thực hiện một công việc ở tầm vĩ mô rất
sai lầm, đó là liên tiếp thực hiện những cuộc đổi tiền làm cho nền tài chính
quốc gia bị đảo lộn, càng ngày càng mất cân bằng thu - chi, làm cho đồng
tiền Việt Nam ngày càng mất giá và sức sống của toàn bộ nền kinh tế bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đã dồn ép chúng ta và bắt buộc
chúng ta phải thay đổi một cách cơ bản đường lối kinh tế của đất nước.
 Kết quả là sự ra đời của đường lối đổi mới. Thành công của công cuộc
đổi mới còn bắt nguồn trực tiếp từ sự chỉ đạo tầm vĩ mô của Đảng và
Chính phủ rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là còn bắt nguồn từ những
hoạt động kinh tế của một cộng đồng cư dân sáu, bảy chục triệu người,
quyết tâm ra khỏi tình trạng khủng hoảng, quyết tâm thoát nghèo, thoát
đói, thoát nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 4. Có thể nói nguyên nhân phụ thuộc vào điều kiện hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Trong một số trường hợp, điều kiện là cần thiết để nguyên nhân gây ra kết
quá.
VD: Từ gạo muốn tạo thành rượu cần có chất xúc tác hay điều kiện là men để
làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
Câu 5. Từ nội dung mối quan hệ nguyên nhân kết quả, để đẩy nhanh hay kìm
hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó ta cần làm gì?
Trả lời:
Ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc
ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.
1 điều kiện thỏa mãn mối quan hệ nhân quả là gì
2 vì sao Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả
-mặc dù có mối liên hệ với kết quả và sảy ra trước nhưng nguyên cớ chỉ là mối
quan hệ bên ngoài không phải bản chất, không sảy ra những tác động để thành kết
quả
3 Mối liên kết giữa nguyên nhân và nguyên cớ
Nguyên cớ chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên bề ngoài xuất hiện cùng với nguyên
nhân, để đạt được động cơ nhất nhất nguyên cớ cung có thể ngụy trang và che lấp
nguyên nhân.
4 Đặc điểm của quan hệ nhân – quả là quan hệ sản sinh đúng hay sai?
Đúng, vì nguyên nhân phải tác động tạo nên sự biến đổi (kết quả), do đó, nguyên
nhân sản sinh ra KQ
5 Phân tích ,phân loại các nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
+ Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không
xảy ra .
+ Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết
định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng .
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài :
+ Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu
tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định .
+Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất
khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy .
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan :
+ Nguyên nhân khách quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với
ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng…
+ Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý
thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính
đảng… nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển… các quá trình xã hôi.
- Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều : 
+ Nguyên nhân tác động cùng chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên
sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành
kết quả .
+ Nguyên nhân tác động ngược chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên
sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm thì hoàn toàn triệt
tiêu tác dụng của nhau .

You might also like