You are on page 1of 2

17/06 – ôn bài

I. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả


1. Khái niệm
Nguyên nhân: là một phạm trù triết học dung để chỉ sự tác động qua lại giữa các
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật hiện tượng với
nhau gây nên sự biến đổi nhất định.
Kết quả: là một phạm trù triết học, dùng để chỉ sự biến đổi do sự tác động qua
lại giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ - nguyên cớ chỉ là những yếu tố ngẫu
nhiên, nguyên cớ không sinh ra kết quả
Điều kiện là các yếu tố thúc đẩy kết quả xảy ra
2. Mqh giữa nguyên nhân và kết quả
Một là, mối quan hệ nguyên nhân, kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm
tính tất yếu. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân có trước kết quả. Kết
quả do nguyên nhân sinh ra, có sau nguyên nhân. Tuy nhiên không phải sự nối
tiếp về thời gian nào cũng biểu hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Hai là, mối quan hệ nguyên nhân – kết quả biểu hiện rất phức tạp, cụ thể:
Một là, một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. VD: Chặt phá rừng có thể
gây ra ô nhiễm môi trường, gây lũ quét, hạn hán, biến đổi khí hậu…
Hai là, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. VD: Cây lúa cho năng
suất cao là kết quả của việc thời tiết thuận lợi, cây được cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng, được xử lý sâu bệnh…
Ba là, kết quả do nguyên nhân sinh ra không thụ động mà có khả năng tác động
trở lại nguyên nhân. VD: con người xả thải ra môi trường – gây ô nhiễm mỗi
trường – tác động trở lại con người gây ra các bệnh tật
Bốn là, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau. Trong mqh này sự
vật, hiện tượng có thể đóng vai trò là nguyên nhân nhưng ở trong mối quan hệ
khác thì lại đóng vai trò là kết quả. Vì vậy, chuỗi quan hệ nguyên nhân kết quả
là vô cùng vô tận. Không thể biết được đâu là nguyên nhân đầu tiên và đâu là
kết quả cuối cùng. VD: Không có pp học tập -> học tập không tốt -> chán nản ->
bỏ học -> sa vào các tệ nạn xã hội
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Một là, phải tôn trọng tính khách quan của mối quan hệ nguyên nhân kết quả,
không được áp đặt ý chí chủ quan vào trong mối quan hệ nhân quả. VD: Để tìm
ra nguyên nhân nền Kinh tế VN rơi vào khủng hoảng trước đổi mới thì cần phải
căn cứ vào mối quan hệ nhân quả trong thực tế chứ không thể áp đặt ý chí chủ
quan của con người.
Hai là, vì một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải
áp dụng nguyên tắc toàn diện, tức là xem xét đầy đủ toàn diện các nguyên nhân
tác động gây nên kết quả cũng như các kết quả
Ba là, vì nguyên nhân thì có rất nhiều loại. Nên cần phải phân biệt rõ vị trí vai
trò của từng nguyên nhân để có phương pháp tác động phù hợp. VD: học tập
kém do nhiều nguyên nhân như không có phương pháp học, không có các điều
kiện vật chất đáp ứng việc học, không chăm chỉ…
Bốn là, vì kết quả có thể tác động ngược trở lại nguyên nhân do đó phải làm tốt
công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự
vật phát triển. VD: thi đạt điểm cao – do nhiều nguyên nhân như có pp học tốt,
cần cù, chịu khó… từ đó nâng cao nhận thức về học tập áp dụng cho các môn
học khác
Năm là, vì nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau. Chuỗi nguyên
nhân kết quả là vô cùng vô tận nên cần áp dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể trong
quá trình nhận thức và thực tiễn.

You might also like