You are on page 1of 2

3.

3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào vấn đề nóng lên
toàn cầu.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Và quan niệm duy
vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tĩnh tại. Trong dòng
chảy của sự vận động, phát triển, nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Và về thực trạng nóng
lên toàn cầu hiện nay, như chúng ta có thể thấy, bởi vì hiệu ứng nhà kính và trái đất
đang dần nóng lên gây ảnh hưởng rất xấu đến sự tồn tại của con người. Tuy nhiên,
kết quả của sự nóng lên toàn cầu đó lại do rất nhiều nguyên nhân gây nên như do
con người, do sự gia tăng lớn hoạt động năng lượng mặt trời, do sự gia tăng hơi
nước,… Dù nhiều nguyên nhân nhưng chỉ một kết quả được gây ra, vì vậy muốn
đạt được một kết quả tích cực như mong muốn thì phải xử lí tốt trong việc phát
hiện nhiều nguyên nhân và cố gắng hạn chế khắc phục những tác động của nguyên
nhân tiêu cực , phát huy tạo điều kiện cho những nguyên nhân tích cực. Ví dụ như
trong một dự án bảo vệ môi trường, một số cán bộ trong quá trình thực hiện vì lợi
ích cá nhân mà tham nhũng của công đã khiến dự án không thể đi đúng hướng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội thì điều này cần được lên án và giải quyết
một cách triệt để không được phép tồn động những thành phần chỉ biết trục lợi cá
nhân mà đánh mất lợi ích xã hội như vậy. Chúng ta vừa tìm hiểu được một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, thì ngoài ra một nguyên nhân cũng có thể để
lại nhiều kết quả. Thật vậy, thực trạng trái đất đang dần nóng lên và gây ra rất
nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt, sạt lở, thiếu lương thực thực
phẩm, không khí ngày càng ô nhiễm,… Qua đó, ta rút ra được trong quá trình kiềm
hãm sự nóng lên toàn cầu, cải thiện môi trường sống, mọi người hãy cùng nhau
chung tay mỗi người một chút cùng nhau giảm thiểu rác thải, tiết kiệm năng lượng,
hạn chế sử dụng túi nilon hay trồng thêm cây để có thể loại bỏ dần dần những kết
quả tiêu cực góp phần bảo vệ trái đất và cũng là bảo vệ sự sống cho chúng ta.
Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả
không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở
lại nguyên nhân sinh ra nó. Thực tế như, bởi vì chúng ta muốn giảm thiểu thực
trạng nóng lên toàn cầu để cải thiện đời sống, hạn chế rủi ro đối với sức khỏe của
con người từ đó tạo nên chất lượng xã hội cả về tinh thần lẫn vật chất đều tốt hơn.
Thế nhưng cũng vì để có được một cuộc sống phù hợp với nhu cầu phát triển của
con người mà chúng ta đang phần nào phá hủy, làm tồi tệ đi môi trường sống của
chính mình. Chính vì lẽ đó, mỗi người phải nhận thức một cách đúng đắn về hành
động của bản thân, hãy suy nghĩ rồi hành động, xác định được hậu quả của việc
mình làm để hạn chế và khắc phục nó. Từ đây, có thể tốt nhất kìm hãm được sự
thúc đẩy tiêu cực mà kết quả mình tạo ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của nguyên
nhân.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên
nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện nhất
định. Điều đó có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngựơc lại. Chẳng hạn,
nếu con người ý thức được hành động, bảo vệ môi trường xung quanh thì sẽ dẫn
đến kết quả là môi trường trong sạch hơn, giảm bớt sự nóng lên trên trái đất thì đây
chính là nguyên nhân cho sự phát triển nền kinh tế thế giới, bảo vệ tốt hơn sức
khỏe mọi người. Và chắc chắn rằng phải có một nguồn lực kinh tế vững chắc, con
người khỏe mạnh thì mới cải thiện được đời sống vật chất. Vì vậy, muốn biết đâu
là nguyên nhân, đâu là kết quả ta phải đặt nó trong một môí quan hệ nhất định
Tóm lại, nguyên nhân kết quả luôn có mối liên hệ phổ biến và tác động qua lại lẫn
nhau, quy định sự thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng.

You might also like