You are on page 1of 5

Bài 1:

Tính tất yếu khách quan chỉ mối liên hệ khách quan, tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, quan hệ nhân quả tác động một cách độc lập, riêng biệt với con người, tồn tại
ngoài ý muốn của con người. Do đó, dựa trên ý thức của con người, họ không thể tạo ra quan hệ
nhân quả.Mỗi nguyên nhân của sự vật hiện tượng đều cho kết quá khác nhau, không thể cùng
duy nhất một kết quả. Dó đó, mối quan hệ nhân quả không đồng nhất khả năng dự đoán kết quả
dựa trên nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng.
Cụ thể trong đời sống, nếu bơm lốp xe quá lâu so với quy định, không bơm đúng áp suất tiêu
chuẩn, lốp sẽ dần căng phồng và dẫn đến kết quả nổ lốp.
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ có tính khách quan và bao hàm
cả tính tất yếu. Nguyên nhân chắc chắn sẽ sinh ra kết quả, không có nguyên nhẫn thì sẽ không có
kết quả. Điều này biểu thị mối quan hệ chặt chẽ giữa nguyên nhân và kết quả, mang tính gắn bó
rang buộc. Kết quả là sau một quá trình đúc kết từ nguyên nhân, do đó nguyên nhân luôn có
trước , kết quả có sau. Do mối liên hệ giữa 2 phạm trù nguyên nhân, kết quả có tính phổ biến
rộng nên mỗi nguyên nhân có thể xảy ra quá trình không tương tự nhau, dẫn đến kết quả tương
ứng khác nhau. Ngược lại, yếu tố khác nhau, quá trình, phương pháp khác nhau xuất phát từ
nguyên nhân nhưng cũng sẽ dẫn đến cùng một kết quả giống nhau. Một nguyên nhân có thể sản
sinh ra nhiều kết quả, trong đó bao gồm kết quả chính và kết quả phụ, cơ bản hoặc không cơ bản,
gián tiếp hoặc trực tiếp. Tóm lại, mối liên hệ phổ biển nguyên nhân kết quả có sự vật hiện tượng
tác động qua lại lẫn nhau trong cả quá trình, bổ sung và chuyển hóa lẫn nhau.

a) Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường có nhiều hình thức, loại nguyên nhân. Ô
nhiễm môi trường là thực trạng, vấn đề quan trọng của con người hiện nay, ô nhiễm đang
và đe dọa đến sự phát triển và sinh tồn của con người, loài vật. Những năm gần đây, để
bắt kịp xu thú phát triển kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp
hóa hiện đại hóa, nhưng đồng thời song song sự phát triển là những vấn đề, hệ lụy ô
nhiễm môi trường đi kèm.Ô nhiêm môi trường là kết quả tất yếu , đúc kết từ nhiều
nguyên nhân, nhiều yếu tố khách quan. Ô nhiễm phản ảnh sự tác động của con người lên
tự nhiên, từ đó tạo ra kết quả, sự biến đổi về môi trường. Đồng thời, nó phản ánh mẫu
thuân đối lập giữa sự đi lên của nền kinh tế và sụ tuột dốc của môi trường. Đầu tiên,
nguyên nhân chính là nguyên nhân từ tồn tại xã hội, cụ thể bao gồm phương thức sản
xuất, dân số, hoàn cảnh địa lý. Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Mọi vấn đề đều xuất phát chính từ con người, từ xa xưa, con người đã săn
bắn, phá hoại tạo hóa để duy trì sinh tồn. Nền sản xuất phải tác động lớn đến tài nguyên
thiên nhiên để có thể phát triển đáp ứng nhu cầu con người. Tuy nhiên, con người ngày
càng phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật hiện đại, mối đe dọa tới môi trường cũng
ngày càng lớn. Yếu tố độc nhất, cách mạng nhất là yếu tố lao động. Con người lao động
tạo ra của cải vật chất, mối quan hệ giữa với người trong sản xuất được biểu thị cho quan
hệ sản xuất. Bên cạnh đó, mối quan hệ còn liên quan đến sở hữu công cụ, tư liệu sản xuất,
cách phân phối sản phẩm. Công cụ lao động là máy móc hiện đại, sự phát triển công
nghiệp dẫn đến xả nguồn chất thải, khí thải , nước thải ra môi trường. Từ nguyên nhân
này, nó sinh ra nhiều kết quả, đó là ô nhiễm không khí và ô nhiêm nước, biển, đất. Chất
thải cũng được con người xả ra ngoài môi trường nước như sông, biển, hệ lụy tạo ra thiếu
nước sạch trầm trọng phục vụ sinh hoạt cho con người, đồng thời ô nhiêm sông biển gây
mất mĩ quan, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Sự tác động của một nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành nhiều kết quả , diễn ra theo chiều hướng thuận. Dân số đóng đóng góp
sức ép đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con người. Sức ép cụ thể khai thác tài nguyên quá
mức phục vụ sản xuất lương thực, xử lý rác thải sinh hoạt, khả năng phân hủy có hạn, sự
phát triển đô thị hóa ở vùng trung tâm, dẫn đến ô nhiêm không khí vì sự ùn tắc giao
thông, thiếu nguồn cung cấp nước sạch và chặt bỏ cây xanh để mở rộng đô thị. Hoàn
cảnh địa lý tác động lớn đến môi trường. Những thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn
ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như môi trường. Cụ thể Đồng bằng song Cửu Long đã
chịu tổn thất nặng nề bới xâm nhập mặn, hạn hán vào mùa khô, lũ lụt xảy ra triền miên ở
các tỉnh thành miền Trung. Biến đổi khí hậu xảy ra chính là kết quả của việc con người
can thiệp tạo hóa, phá hủy những tính đơn sơ vốn của tự nhiên. Tiếp đó, nguyên nhân
chính thứ hai là kiến trúc thượng tầng, bao gồm ý thức xã hội, thiết chế xã hội. “ Vật chất
quyết định ý thức và ý thức tác động ngược trở lại vất chất”. Ý thức con người là nguyên
nhân tác động dẫn đến ô nhiễm môi trường. Việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ
môi trường cho công dân Việt Nam là điều hoàn toàn thiết yếu hiện nay. Thiết chế xã hội
cũng là yếu tố tác động, cụ thể chính phủ chưa thể giải quyết triệt để vấn đề tồn đọng, vấn
đề mới nảy sinh trong môi trường. Luật ban hành vấn đề xử lý chất thải vẫn chưa đủ răn
đe các khu công nghiệp, khu chế xuất xả thải ra môi trường, cụ thể như Khu Công
Nghiệp Quang Phú xả thải có lượng chất ô nhiễm cao, vượt giới hạn quy định. Do đó,
hình thành nên kết quả ô nhiễm môi trường là tổng hợp từng yếu tổ nguyên nhân cụ thể,
tuy mỗi hình thức, quá trình diễn biến khác nhau nhưng đều dẫn đến kết luận ô nhiễm
môi trường duy nhất.

b) Để giải quyết tình trạng này, giải pháp đưa ra đó là thay đổi quan điểm phát triển duy
kinh tế, thước đo cho sự phát triển xã hội dựa trên chỉ tiêu kinh tế. Bên cạnh phát triển
kinh tế là trọng tâm, con người nên chú trọng phát triển lĩnh vực khác, tạo sự hài hòa, bền
vững. Thay đổi quan điểm duy nhân loại, chinh phục thiên nhiên là điều thiết yếu cho
giải pháp. Con người và tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau, tự nhiên cho con người sự
sống nhưng con người làm tổn hại đến thiên nhiên. Sức mạnh của thiên nhiên dần được
chứng minh qua thời kỳ bão lũ lụt, cho thấy con người hoàn toàn nhỏ bé để chịu đựng.
Do đó, đồng hóa xã hội và tự nhiên là điều phù hợp cho sự phát triển ngày nay, giảm
thiểu sự dụng vật dụng khó phân hủy bên ngoài môi trường như túi nilon, ưu tiên sản
phẩm tái chế. Bên cạnh đó, thay đổi quan điểm phát triển cục bộ theo vùng lảnh thổ, cụ
thể một vùng chịu sự thiệt hại do thiên tai có thể ảnh hưởng đến vùng lân cận khác, vì
vậy sự hỗ trợ đồng lòng của toàn dân tộc là điều quan trọng, góp sức giải quyết và hạn
chế nảy sinh vấn đề tiêu cực khác. Tăng cường hợp tác quốc tế, vai trò chính trị, hành
động độc lập giữa nước ta và quốc tế, nâng cao tích cực tham gia tổ chức về môi trường,
đi kèm sự phối hợp giữa hai bên để có nhận thức cụ thể và hành động bảo vệ môi trường
thiết thực hơn. Nâng cao trách nhiệm, bổn phận của các công ty xuyên quốc gia trong các
hoạt động đầu tư quốc tế, cụ thể Việt Nam hợp tác với công ty Hàn Quốc, Nhật Bản, họ
được hưởng lợi nguồn nhân công giá rẻ, địa lý thuận lợi, chi phí sản xuất không cao, từ
đó sản phẩm có giá trị thương mại được tạo ra. Tuy nhiên, yếu tố bảo vệ môi trường do
phí gây dựng cao sẽ là điều cản trở không nhỏ, vì vậy, nâng cao vai trò, trách nhiệm xã
hội của các công ty xuyên quốc gia là điều cần thiết. Đối với chính phủ, tiến hành sinh
thái hóa nền kinh tế , cụ thể trong sản xuất và tiêu dung. Sử dụng các tiến bộ khoa học, cụ
thể nguồn tài nguyên thay thế có ích cho môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, từ đó thoát khỏi nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên. Trong lĩnh vực xã hội. chính phủ
nên đề xuất giải pháp cụ thể hóa hơn như hợp lý dân số, giảm thiểu đói nghèo để đảm
bảo công bằng xã hội. Giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiễu rõ hậu quả của ô nhiêm
môi trường, đề cao ý thức trách nhiệm. Việt Nam cần tích cực hội thảo, hiệp định về bảo
vệ khí hậu, công ước về môi trường.

Bài 2:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn,
phát triển của con người, xã hội, đồng thời là nền tảng phát sinh cho mối quan hệ xã hội của con
người, là cơ sở hình thành của mọi sự tiến bộ, phát triển của xã hội loài người. Đển tồn tại, thời
xa xưa, trước hết con người phải lao động săn bắt, đi tìm thức ăn, xây nhà cửa cư trú. Đó là hành
vi lịch sử đầu tiên của con người trong việc sản xuất tư liệu để phục vụ đời sống. Con người tách
biệt với loài vật chỉ khi họ tạo ra công cụ lao động, tư liệu hành nghề, đó là một quá trình phát
tiển đi lên, mở ra thời kỳ mới với sự hiện diện của công cụ, phương thúc lao động để phục vụ sản
xuất. Trong quá trình sản xuất, sự trao đổi qua lại giữa người và người là điều cần thiết, từ đó
thiết lập mối quan hệ sản xuất. Con người không ngừng tác động đến thiên nhiên, biến đổi xã hội
và biến đổi chính con người. Sự biến đời sống xã hội, phân tầng xã hội từ thấp đến cao, phụ
thuộc vào sự phát triển không ngừng của sản xuất. Do vậy, một nguyên nhân chủ yếu đó là tình
trạng của nền sản xuất quyết định đến kết quá, sự vận động phát triển của toàn bộ đời sống xã
hội. Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh than, sản xuất ra bản thân
con người. Ví dụ con người sản xuất vật chất, cụ thể lương thực thực phẩm, thiết bị, công cụ sản
xuất, sản xuất tinh thần là các tác phẩm văn học, phim, ca nhạc, còn lịa sản xuất bản than con
người là duy trì nòi giống phát tiển dân số. Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định cho sự vận
động đời sống. Con người lao động tức là họ sản xuất, cơ thể con người không ngừng phát triển,
từ dáng đi, điệu bộ, sự phân hóa rõ hơn về các chi, giác quan. Quan hệ sản xuất mở rộng khi con
người giao tiếp với nhau, từ ngôn ngừ bằng kỳ tự cho đến ngôn ngữ lời nói. Tiếng nói là phương
tiện truyền bá hiệu quả và nhanh nhất, cụ thể tri thức, tin tức, kinh nghiệm, tôn giáo. Để thõa
mãn nhu cầu cho đời sống, con người phải lao động sản xuất. Sản xuất là yêu cầu khách quan
của sinh tồn xã hội, là điều kiện của tiêu dùng. Xã hội chỉ tồn tại, phát triển duy nhất nhờ vào
sản xuất vật chất. Sản xuất là cái nôi cho sự tiến bộ của xã hội. Con người trải qua từng giai đoạn
càng rõ sự phát triển vược bậc của sản xuất, tiến hóa của công cụ lao động. Từ xưa, công cụ lao
động bằng đá, con người dần chế tạo công cụ bằng đồng, sắt, rồi cho đến máy móc thay thế con
người vận hang sản xuất. Nền sản xuất bước sang giai đoạn mới, cách thức sản xuất thay đổi,
năng suất lao động tăng, kéo theo thay đôi toàn diện trong xã hội. Với sự phong phú, phức tạp
của xã hội, con người đã sáng tạo đời sống vật chất, tinh thần hơn, phát triển hơn.
Ví dụ cụ thể trong sản xuất nông nghiệp từ thời xa xưa, sản xuất lúa hầu hết dựa vào sức người,
công cụ lao động thô sơ như máy cày hoặc con trâu, vì thế sản xuất phục vụ đời sống không cao
phát triển không có sự vượt bậc. Ngày nay, với sự phát triển khoa học công nghệ, cách mạng
nông nghiệp bao gồm thành tựu công nghệ sinh học , tạo giống và tăng năng suất cây trồng, đã
tạo sự gia tăng khối lượng sản xuất, nguồn cung lớn cho xuất khẩu cũng như giải phóng lao động
nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, đáp ứng mọi mặt nhu cầu của con người, đời sống xã hội.
a) Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương
đa dạng mối quan hệ xã hội với bước vận dụng đúng quy luật. Tuy nhiên, cần nhiều giải
pháp hơn để phát triển vượt bậc trong sản xuất. Năng suất lao động thể hiện trình độ khoa
học, kỹ thuật của người lao động, cũng là thể hiện động lực phát triển kinh tế. Biệp pháp
để tăng năng suất , hiệu quả lao động tại Việt Nam, cụ thể là áp dụng khoa học công
nghệ, những thành tựu của văn minh nhân loại. Lựa chọn công nghệ phù hợp tiềm năng
thực tại, nguồn lực của đất nước, trình độ tri thức, quản lý điều hành. Chính phủ cần có
chính sách tạo điều kiện khuyến khích sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng
hợp tác phát triển, hòa nhập thế giới. Để tạo hiệu quả người lao động, biện pháp đưa ra là
làm tăng năng lực sản xuất người lao động, tăng số lượng chỉ tiêu sản phẩm làm ra trên
thời gian nhất định, áp dụng máy móc tránh vắt kiệt sức lao động, giảm tiêu hao nguyên
vật liệu . Từ đó, chi phi sản xuất một sản phẩm sẽ giảm, có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ của công nhân là điều cần thiết, sử dụng lao động
hợp lý sẽ giảm đáng kể chi phí, giúp công nhân phát huy tiềm năng của họ, đam mê với
công việc, và tạo ra sản phẩm chất lượng. Năng suất lao động sẽ phụ thuộc vào những
yếu tố quyết định bao gồm con người, quản trị nhân lực, đường lối phát triển đúng đắn
của Việt Nam trong tương lai.

b) Điểm mới trong hoạt động khoa học và công nghệ trong năm gần đây là vẫn duy trì các
hoạt động hợp tác, thông tin được chia sẽ rộng dựa trên thuận lợi và đặc trưng riêng của
từng vùng; xu hướng liên kết các nhiệm vụ khoa học trên tất cả các vùng, điều này được
hình thành và phát triển tốt, tạo ra cơ hội để các địa phương cùng giải quyết các vấn đề
khoa học, công chung. Việc chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương
trong việc chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ, cần triển khai các hoạt động hỗ
trợ doanh nghiệp, đo lường chất lượng, đổi mới công nghệ, thương mại hóa sản phẩm để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Để đạt mục tiêu này, chính phủ cần
xác lập bảo hộ và khai thác tốt tài sản trí tuệ cho sản phẩm đặc hữu địa phương, có nghị
quyết cụ thể về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa đổi mới công nghệ trên địa bàn.
.

You might also like