You are on page 1of 5

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh

biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Đại học Kinh tế Quốc Dân


Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngày 28 tháng 1 năm 2022


Preprint DOI: 10.31219 / osf.io / he8uf

Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn của toàn nhân loại, đã và đang gây ra tác động
trực tiếp đến đời sống của người dân, sự phát triển của nền kinh tế xã hội và
môi trường trên toàn cầu (Quan-Hoang Vuong, 2021). Những tác động tiềm
tàng và bất lợi đến phát triển kinh tế đã tác động đến các mục tiêu phát triển
bền vững của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhưng lại
chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, dưới
tác động của BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra liên tục và tăng
lên về cả tần suất và cường độ đã ngày một tác động mạnh mẽ đến các những
yếu tố cơ bản của đời sống con người như nước, lương thực, năng lượng, sức
khỏe và môi trường. Hàng triệu người có thể lâm vào nạn đói, thiếu nước
trầm trọng gây trở ngại đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, trong
hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2021 được tổ chức trong hai ngày
11 – 12/11/2021 tại thành phố Aukland, New Zealand - chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng “Phát triển bền vững ứng phó với
biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và là trách nhiệm chung của
tất cả các quốc gia, các nền kinh tế và doanh nghiệp; đòi hỏi sự chung tay và
hành động“ (Hùng, 2021).
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững ở Việt Nam
Những sự thay đổi dần dần của khí hậu như mực nước biển dâng, nhiệt độ
tăng lên, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và các
cơn bão mạnh đã xảy ra và tác động nghiêm trọng đối với con người và nền
kinh tế Việt Nam. Các hiện tượng thời tiết cực đoan trải rộng khắp các miền
của đất nước, trong đó, điển hình là hiện tượng khô hạn và mưa cực đoan ở
miền Trung, rét đậm và rét hại ở miền núi phía Bắc, hạn hán và xâm nhập
mặn ở miền Nam. Cụ thể, trong năm 2016, người dân miền Trung và miền
Nam đã trải qua đợt hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn lớn nhất trong lịch sử
90 năm vừa qua, ảnh hưởng tới hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, thiệt hại
về kinh tế trầm trọng, tính riêng 5 tháng đầu năm 2017 khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long thiệt hại 7.900 tỷ đồng (Ly, 2017). Trong đợt nắng nóng năm
2019 ở Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh), nhiệt độ đo được ngày 20 tháng 4 là
43,4°C, mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam đến nay (Long,
2019). Biến đổi khí hậu đã trở nên khó lường và làm gia tăng hiện tượng cực
đoan và thiên tai, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Trong đó, các
lĩnh vực dễ tổn thương nhất là nông nghiệp và an ninh năng lượng, các hệ
sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, tài nguyên nước, sức khỏe cộng động,
nơi cư trú và hạ tầng kỹ thuật (UNDP và IMHEN, 2015). Những nhóm người
dễ bị tổn thương nhất, nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số, những người có
thu nhập phụ thuộc vào khí hậu, người già, phụ nữ, trẻ em, người bị bệnh tật
bị tổn thương cao nhất do Biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã gây thêm
nhiều trở ngại cho công tác xóa đói giảm nghèo (Robert Chambers, 2009).
Với 3000 km bờ biển, Việt Nam là vùng chịu nhiều rủi ro gia tăng và các
nguy cơ, tác động tiềm tàng nhất liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển
dâng, đặc biệt là các cơn bão. Năm 2017, bão Damrey - một trong những cơn
bão có sức tàn phá lớn nhất ở vùng biển Nam Trung Bộ của Việt Nam đã gây
ra cái chết của 107 người và ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và tài sản của
người dân, cơn bão như một lời nhắc nhở tàn khốc về sức tàn phá của thiên
nhiên (Jun, Sophie, 2020).
Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
là nguy hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các
mục tiêu thiên niên kỉ và sự phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể, trong
một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả các
mục tiêu phát triển bền vững cuảt Việt Nam, trong đó mục tiêu 6 và mục tiêu
13 là nhạy cảm nhất đối với Biến đổi khí hậu, nói cách khác, BĐKH và cực
đoan gia tăng sự trở ngại lớn nhất cho viêcj đạt được mục tiêu 6 về “Đảm
bảo quyền được có nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người”
và mục tiêu 13 về “Hãy hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu và
các tác động của nó”(Huỳnh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Liễu, Trần Văn
Trà, Trần Thanh Thủy, Vũ Đức Đam Quang, 2018).
Như vậy, BĐKH rõ ràng đe doạ tới việc mọi mặt của nền kinh tế xã hội, ảnh
hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Do đó, chúng ta cần có những kế hoạch tổng thể để thích ứng với BĐKH với
tầm nhìn dài hạn để mang lại sự phát triển bền vững đúng nghĩa của nó.
2. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của BĐKH, các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam, đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH tại Hội nghị lần
thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
(COP26) năm 2021. Theo đó, các bên tham gia Thỏa thuận có trách nhiệm
xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH. Ngày
20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng
với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số
1055/QĐ-TTg. Kế hoạch đặt ra mục tiêu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn
thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH thông qua việc tăng cường
khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh
tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống
chiến lược, quy hoạch để đạt được các mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, người dân còn thiếu nhận thức về cách các hành động của cá nhân
góp phần vào việc hủy hoại thế giới tự nhiên, và đây là chính là gốc rễ của
vấn đề này. Do đó, giải pháp cho vấn đề này chính là chuyển đổi văn hóa
môi trường (Khuc, 2021; Quang-Hoang Vuong, 2021). Theo đó, cần nâng
cao nỗ lực của người dân với việc thích ứng và các biện pháp giảm thiểu rủi
ro của thiên tai cũng như bảo vệ môi trường từ nhận thức cho đến hành động.
Phát triển theo hướng tăng cường gắn kết giữa phát triển văn hóa xã hội với
phát triển con người nhằm tạo nền tảng xã hội bền vững.
Bên cạnh đó, sử dụng hệ xử lý thông tin 3D để tìm ra các giải pháp sáng tạo
cho vấn đề nêu trên (Khuc, 2022; Vuong, Q.H., 2022), đó làtiếp tục đầu tư
cho khoa học công nghệ để thúc đẩy việc phát triển bền vững, cần duy trì
tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát
triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (Nguyen & Vuong, 2021; Q. H.
Vuong, 2018); thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh
lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững
các vùng, các địa phương. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh giảm nghèo bền
vững, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, hướng tới nền công nghiệp
xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế.
Tóm lại, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường xung quanh chính là vấn đề
sống còn của nhân loại gắn liền với sự phát triển thinh vượng của mỗi quốc
gia. Do đó, để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” thì mỗi một người dân Việt Nam cần có ý thức thực hiện
tốt trách nhiệm của mình đồng thời cũng cần được đào tạo, năng cao nhận
thức trong công cuộc bảo vệ môi trường bởi con người chính là trung tâm
của sự phát triển bền vững và môi trường chính là nhân tố tác động đến sự
phát triển đó.

Tài liệu tham khảo


Hùng, M. (2021). Phát triển bền vững ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược. Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1–7.
Huỳnh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Liễu, Trần Văn Trà, Trần Thanh Thủy,
Vũ Đức Đam Quang, T. T. D. (2018). Tác động của Biến đổi khí hậu
đến phát triển bền vững của Việt Nam. 1, 23–33.
Jun, Sophie, D. H. (2020). Phát triển vùng ven biển Việt Nam - cân bằng
rủi ro và cơ hội. Worldbank Blogs, 1–6.
Khuc, Q. Van. (2021). Environmental culture thoughts to make a better
world for our nature and children. OSF Preprints.
https://doi.org/10.31219/osf.io/g5zex
Khuc, Q. Van. (2022). Về khả năng ứng dụng của hệ xử lý thông tin 3D và
nguyên lý bán dẫn giá trị trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế và Dự
Báo, 1–5. https://kinhtevadubao.vn/ve-kha-nang-ung-dung-cua-he-xu-
ly-thong-tin-3d-va-nguyen-ly-ban-dan-gia-tri-trong-tim-kiem-giai-
phap-cho-van-de-o-nhiem-moi-truong-va-bien-doi-khi-hau-o-viet-
nam-20840.html
Long, X. (2019). Hà Tĩnh 43 , 4 độ C , là nơi nắng nóng nhất lịch sử Việt
Nam. Tuổi Trẻ, 1–8.
Ly, T. (2017). Chỉ 5 tháng gây thiệt hại 7900 tỷ đồng , đây là thứ đe dọa "
nuốt gọn " ĐB sông Cửu Long ! Soha, 1–7.
Nguyen, M.-H., & Vuong, Q.-H. (2021). Evaluation of the Aichi
Biodiversity Targets: the international collaboration trilemma in
interdisciplinary research. Pacific Conservation Biology.
https://doi.org/10.1071/pc21026
Robert Chambers. (2009). Cẩm nang Phân tích tình trạng dễ bị tổn thương
và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
UNDP và IMHEN. (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi
ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Vuong, Q.H., et al. (2022). Covid-19 vaccines production and societal
immunization under the serendipity-mindsponge-3D knowledge
management theory and conceptual framework. Humanities & Social
Sciences Communications, 9, 22. https://doi.org/s41599-022-01034-6.
Retrieved from: https://www.nature.com/articles/s41599-022-01034-6
Vuong, Q. H. (2018). The (ir)rational consideration of the cost of science in
transition economies. Nature Human Behaviour, 2(1), 5.
https://doi.org/10.1038/s41562-017-0281-4
Vuong, Quan-Hoang. (2021). Western monopoly of climate science is
creating an eco-deficit culture. Economy, Land & Climate Insight, 11,
1–9. https://elc-insight.org/western-monopoly-of-climat
Vuong, Quang-Hoang. (2021). The semiconducting principle of monetary
and environmental values exchange. Economics and Business Letters,
10(3). https://doi.org/https://doi.org/10.17811/ebl.10.3.2021.284-290

You might also like