You are on page 1of 7

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ

Họ và tên Mã số sinh Phân công công Đánh giá


viên việc

Đôn Thị Bích Ngọc 207DP01927 Khái niệm 100%

Vũ Thị Huyền Trang 207DP16647 Thực trạng 100%

Nguyễn Hướng Hà 207DP35373 Hệ quả 100%


Vy

Nguyễn Thị Phương 207DP16484 Nguyên nhân 100%


Thanh

Phan Khánh Vy 207DP35377 Nguyên nhân 100%

Mai Tâm Như 207DP02004 Kết luận & tài 100%


liệu tham khảo

Ngô Thành Luân 197QT18122 Tìm tài liệu, edit 100%


video

Nông Nguyễn 197QT28620 Tổng hợp tất cả 100%


Nguyên Như (NT) các bài, tìm tài
liệu liên quan
PHÂN TÍCH ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

( VIDEO: https://www.youtube.com/watch?v=4HLi8hV-fw0 )

Ý nghĩa truyền tải của video này là nói về sự tôn sư trọng đạo. Thì trong các
định chế cơ bản bao gồm gia đình, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa (tôn
giáo, truyền thông, nghệ thuật v.v..) thì tôn sư trọng đạo là một định chế
trong giáo dục từ ngày xưa, như là đã là học sinh đi học ở trường thì phải
tôn trọng thầy cô vì thầy cô là người truyền đạt lại cho mình kiến thức và là
người lái đò đưa mình tới những thành tựu cũng như vị trí cấp bậc cao hơn
trong cuộc sống, hay nói đơn thuần thì thầy cô như là cha là mẹ. Ở vị trí của
một người thầy/cô đó, luôn coi học sinh như những người con, người em
của mình, để dạy dỗ, chăm chút, chỉ bảo không chỉ là kiến thức trong sách
vở, mà còn là những kỹ năng sống, để các em ngày càng tiến bộ, trưởng
thành hơn.

1.Khái niệm

Theo Giáo trình Xã Hội Học của Nguyễn Xuân Nghĩa:

- Các định chế xã hội (social institutions) là kết cấu các vị trí xã hội ít nhiều có
tính cách ổn định, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người trong
xã hội. Ví như gia đình là sự kết hợp một số vị trí và vai trò (chồng, vợ, cha, mẹ,
con v.v.), hình thành một hệ thống những quan hệ xã hội và thông qua đó đời
sống gia đình hình thành.

- Định chế là một tập hợp các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực. Nhưng
các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực này đòi hỏi phải có những con
người cụ thể thực hiện chúng. Như vậy, mỗi định chế có nhiều tổ chức xã hội
vệ tinh để thực hiện các khuôn mẫu hành vi, các chuẩn mực của định chế.
Trường học có các hội phụ huynh, hội cựu học sinh, các hội văn nghệ, thể thao.
Nhà nước thì có các tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể, nhóm áp lực
(pressure groups) v.v..

- Các định chế cơ bản bao gồm gia đình, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa
(tôn giáo, truyền thông, nghệ thuật v.v..)

2.Thực trạng

- Định chế xã hội luôn thay đổi và phát triển theo thời gian để phù hợp với
những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc chuyển đổi định chế
diễn ra từ từ và kéo dài.

- Các định chế xã hội có ảnh hưởng lẫn nhau và tương tác phức tạp. Sự thay
đổi ở một lĩnh vực nào đó thường tác động đến các lĩnh vực khác.

- Các nhóm xã hội khác nhau có quan điểm, lợi ích và khả năng ảnh hưởng lên
quá trình hình thành và thay đổi định chế khác nhau. Điều này dẫn đến sự
không đồng đều trong quá trình chuyển đổi định chế.

- Một số định chế xã hội lạc hậu không còn phù hợp với tình hình mới nhưng
việc thay thế cũng rất chậm do vướng mắc lợi ích nhóm.

- Hiện tượng định chế hóa các quan hệ xã hội theo chiều hướng bảo thủ, khó
thay đổi là tồn tại phổ biến.

- Trong lĩnh vực kinh tế, định chế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát tham nhũng và lãng phí, đặc biệt khi xã hội phát triển. Trong quản lý
phát triển xã hội, định chế xã hội có nhiệm vụ hướng đến việc điều tiết các
quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.

3.Hệ quả
Định kiến xã hội là một thước đo do xã hội quy định để đánh giá các giá trị xã
hội của cá nhân và các cống hiến cho xã hội. Định chế xã hội và xây dựng phát
triển cộng đồng, định chế mang lại cảm giác yên tâm và an toàn cho người
tuân thủ , vì nó là chuẩn mực , chỉ có những người không thực hiện và tuân
theo thì sẽ bị lên án. Do đó định chế xã hội đóng 1 vai trò quan trọng trong việc
tạo ra các hệ quả tích cực và các hệ quả tiêu cực , được xây dựng và phát triển
để cân bằng các trật tự xã hội và đảm bảo các công bằng trong xã hội.

các hệ quả của định chế sẽ có.

- Các phân bố tài nguyên và quyền lực không đồng đều: thường quyền lực
không đều là do các tầng lớp giàu có trong xã hội. dẫn đến sự bất bình đẳng
trong xã hội

- Gây ảnh hưởng và sự khác biệt trong kiến thức , kinh tế và văn hóa: những
ngưởi thuộc tầng lớp cao hoặc giàu hơn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các
kiến thức và văn hóa cao hơn là các tầng lớp thấp .

- Gây ra các bất công trong xã hội , nếu định chế xã hội không xây dựng trên 1
cơ chế bình đẳng và công bằng thì các tầng lớp thấp hơn sẽ gặp những điều
khó khăn hơn là những người ở tầng lớp cao.

4.Nguyên nhân

Nguyên nhân của sự hình thành và tồn tại của định chế xã hội có thể được lý
giải bằng nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một số yếu tố chính sau đây:

1. Sự phân chia lao động: Định chế xã hội thường phát sinh từ sự phân chia lao
động trong xã hội. Điều này có nghĩa là các cá nhân trong xã hội thực hiện các
loại công việc khác nhau để đáp ứng nhu cầu và sản xuất của cộng đồng. Sự
chuyên môn hóa và phân chia lao động tạo ra sự đa dạng trong các vai trò và vị
trí xã hội, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các lớp xã hội, nhóm nghề, giai cấp
và sự khác biệt xã hội khác.

2. Quyền lực và tài nguyên: Trong một xã hội, quyền lực và tài nguyên thường
không được phân bố đồng đều. Có những người hoặc nhóm nhất định sở hữu
quyền kiểm soát và quản lý tài nguyên kinh tế, chính trị và xã hội. Định chế xã
hội thường phản ánh và bảo vệ sự chênh lệch này trong quyền lực và tài
nguyên, và thiết lập các quy tắc và cơ chế để duy trì trạng thái này.

3. Giá trị và niềm tin xã hội: Một định chế xã hội thường dựa trên hệ thống giá
trị và niềm tin xã hội chung. Các giá trị này có thể bao gồm các nguyên tắc đạo
đức, quy tắc xã hội, tôn giáo, quan niệm về công bằng và tự do. Các giá trị và
niềm tin này hình thành nền tảng cho các quy tắc và quyền lực trong xã hội.

4. Lịch sử và văn hóa: Sự hình thành và phát triển của một định chế xã hội cũng
phụ thuộc vào lịch sử và văn hóa của một xã hội cụ thể. Các sự kiện lịch sử, quá
trình tiến hóa xã hội, sự tương tác với các nền văn hóa khác nhau đều có thể
ảnh hưởng đến cách mà định chế xã hội được hình thành và biến đổi theo thời
gian.

Các yếu tố trên có thể tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hình
thành định chế xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc không có một nguyên nhân
cụ thể duy nhất dẫn đến sự hình thành của định chế xã hội, mà là một sự kết
hợp phức tạp của nhiều yếu tố khác nhau.

5.Kết luận
Tất cả các định chế cũng là các giá trị xã hội, vị trí chức năng của định chế này
tuỳ thuộc phần nhiều vào các giá trị mà xã hội ấy đang theo đuổi. Định chế
cũng là sự thể hiện trình độ văn hoá của con người, được con người nhận thức,
tôn trọng và vận dụng thực hiện. Vì vậy, trong nhiều trường hợp sự chế tài của
pháp luật có tác dụng điều chỉnh hoặc làm biến đối các định chế một cách có
chủ đích rõ ràng. Từ đó có thể kết luận: con người tạo dựng nên định chế, định
chế tồn tại là dựa trên đời sống thực tế của con người và chúng ta không thể
tồn tại nếu như không có định chế rõ ràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anonymous Student. (2022/2023). Bài đọc chương 6 - Bài đọc


chương 6. Đã truy lục 10 28, 2023, từ studocu:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-
hoc-xa-hoi-va-nhan-van/lich-su-dang-cong-san-viet-nam/bai-doc-
chuong-6-bai-doc-chuong-6/38666547?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign
=zalo

Nguyễn Xuân Nghĩa. (2021). Xã hội học. Đại học Quốc gia TP.HCM.

Patrice De La Ossa. (2021, 11 28). Định nghĩa và ví dụ về tổ chức


xã hội. Đã truy lục 10 28, 2023, từ study.com:
https://study.com/learn/lesson/social-institutions-functions-
examples.html

Thanh Nguyễn. (2018/2019). Lí thuyết, thực trạng. Đã truy lục 10


28, 2023, từ studocu:
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-
dan/xac-suat-thong-ke/li-thuyet-thuc-trang-sxmnjsahx/60138464
Thiết chế xã hội là gì? Nguyên nhân, cơ cấu, chức năng. (2021, 7
26). Đã truy lục 10 28, 2023, từ Lý tưởng:
https://lytuong.net/thiet-che-xa-hoi-la-gi/

TS. Nguyễn Văn Cương. (2021, 11 26). Thực trạng thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và định hướng
xây dựng... Đã truy lục 10 28, 2023, từ Bộ Tư pháp:
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2611

Văn Hóa - Từ góc nhìn của xã hội học. (n.d). Đã truy lục 10 28,
2023, từ Xã Hội Học Việt Nam:
https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/tai-lieu-xa-hoi-
hoc/bai-nghien-cuu-xa-hoi-hoc-goc-nhin-xa-hoi-hoc/van-hoa-tu-
goc-nhin-cua-xa-hoi-hoc

You might also like