You are on page 1of 24

XÃ HỘI HỌC

Chuyên đề 1: Sơ lược về XHH


I.Khái niệm
Xã hội học là khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương
tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển cấu trúc,
mối tương quan hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội.
Mối tương tác này liên hệ với nền văn hoá rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã
hội.
II. Đối tượng của xã hội học
- Là hành vi hành động xã hội của con người và hệ thống xã hội
- 3 cách tiếp cận đối tượng của xã hội học:
 Vi mô: Hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người
 Vĩ mô: Hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội
 Tổng hợp: Hệ thống, cấu trúc xã hội và hành động xã hội của con ng, nhóm
 Lưu ý: Đối tượng nghiên cứu không bất biến mà luôn dc bổ sung và phát
triển phù hợp vứi sự biến đổi của hiện thực xã hội
III. Phương pháp của xã hội học
- Phương pháp chung: XHH sử dụng các pp chung của các khoa học xã hội
như quy nạp diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm hệ thống,
cấu trúc, mô hình hoá, XHH thường dc sử dụng nhất là pp toán học, pp
thống kê, pp tâm lí, pp lịch sử,…
- Phương pháp riêng: pp điều tra xã hội học như: phân tích tài liệu, quan sát,
trưng cầu ý kiến ( phỏng vấn, An két), Mêtrêtic xã hội, thực nghiệm…
IV. Chức năng của xã hội
a. Chức năng nhận thức :
- Xã hội học cung cấp tri thức khoa học sự pt xh và các quy luật của sự phát triển
đó, vạch ra nguồn gốc và cơ chế của các quá trình phát triển xã hội. Qua đó tạo nên
những tiền đề để nhận thức về triển vọng phát triển hơn nữa của xã hội.
- Góp phần làm sáng tỏ lý luận và pp luận nhận thức về xh. XHH đóng vai trò là
những nguyên lý và chuẩn mực cho các quá trình nghiên cứu khoa học và xã hội.
- Cung cấp một cách tiếp cận mới về xã hội. XHH dẫn dắt quá trình nhận thức
bằng các cuộc khảo sát, thực nghiệm với sự hỗ trợ của hệ thống khái niệm, lí
thuyết và pp thực nghiệm.
b. Chức năng thực tiễn:
+ Xã hội học phân tích thực trạng của xã hội, dự báo triển vọng của xã hội trong
tương lai.
+ Đề xuất những kiến nghị nhằm điều chỉnh các hiện tượng xã hội vận động theo
quy luật khách quan.
 XHH là nguồn cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lí xh. Trên cơ
sở đó, các nhà quản lí xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội, góp phần vào việc giải quyết đúng đắn kịp thời nhiều vấn đề quan
trọng trong công tác quản lí xã hội.
c.Chức năng tư tưởng:
+ XHH cung cấp thông tin về mặt chính trị tư tưởng cho các nhà quản lí , từ dó
giúp họ hiểu rõ thực trạng chính trị, tư tưởng của xh, từ đó làm tốt công tác chính
trị, tư tưởng, nắm bắt và định hướng dc dư luận xh của XH, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lí và lãnh đạo các lĩnh vực hđ của đời sống xh.
+ Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nc, giáo dục về vai trò trách nhiệm của công dân
trong sự nghiệp phát triển xã hội
+ Giúp hình thành pp tư duy khoa học và khả năng phê phán chống lại các quan
điểm phi xh…
 CN tư tưởng đóng vai trò kim chỉ nam định hướng nhận thức và thực tiễn
cho nghiên cứu XHH
V. Nhiệm vụ của XHH ( đọc qua)
+ Nghiên cứu lí luận: Xây dựng và phát triển hệ thống các khái nhiệm,phạm trù, í
thuyết khoa học riêng, đặc thù của khoa học XHH
+ Nghiên cứu thực nghiệm:
 Kiểm nghiệm chứng minh giả thuyết khoa học
 Phát hiện bằng chứng và vấn đề làm mới cơ sở cho việc sửa đổi, phát
triển và hoàn thiện khái niệm, lý thuyết và pp luận nghiên cứu
 Hình thành và kích thích tư duy xã hội học
 Hướng tới vạch ra cơ chế, điều kiện hđ và hình thức biểu hiện của các
quy luật xã hội học làm cơ sở cho việc đưa tri thức khoa học vào cuộc
sống
+ Nghiên cứu ứng dụng: XHH có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa
học vào cuộc sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đề ra các giái pháp vận
dụng những phát hiện của nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hđ
thực tiễn.
Chuyên đề 2: Các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội
I.Các cơ cấu xã hội và các thành tố cơ bản của nó
1.Khái niệm
Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hình thức xh nhất
định, biểu hiện như một sự thống nhất tương đối bền vững của các mỗi liên hệ, các
nhân tố, các thành tố này tạo nên bộ khung cho tất cả xh loài ng. Những thành tố
cơ bản nhất của cơ cấu xh là: nhóm xh, vị thế, vai trò, mạng lưới xh và các thiết
chế.
- Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xh:
+ Cơ cấu xh ko chỉ dc xem như là dc xem như là 1 tổng thể một tập hợp các bộ
phận cấu thành nên xh, mà cơ cấu xh còn dc xem xét về mặt kết cấu và hình
thức tổ chức bên trong của 1 hệ thống xã hội
+ Cơ cấu xh là sự thống nhất của các tp xh và các mối liên hệ xh phản ánh dc
đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực cấu thành nên nhân tối xh
+ Cơ cấu xh là bộ khung để xem xét xh
2. Các thành tố cơ bản của cơ cấu xh
a. Nhóm xã hội
- K/n: Nhóm xh là tập hợp người liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định, là tập
hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những
dịnh hướng giá trị nhất định
-Đám đông là tập hợp người có mặt ngẫu nhiên ở một địa điểm nào đó vào một
thời gian nhất định, không có những mối liên hệ bên trong, hành vi ko theo những
quy tắc xác định
*Các loại nhóm xã hội ( Căn cứ vào số lượng thành viên)
 Nhóm lớn: tập hợp cộng đồng nhóm, dc hình thành trên cơ sở các dấu hiệu
xh chung có lên quan đến đời sống xh trên cơ sở 1 hệ thống quan niệm xh
hiện có
 Nhóm nhỏ: ít ng, có quan hệ trực tiếp, tương đối ổn định, qh xh trong nhóm
nhỏ dc thể hiện dưới hình thức tiếp xúc cá nhân => nảy sinh các qhe tình
cảm cũng như gtri đặc thù và những chuẩn mực của cách cư xử
*Các nhóm khác : Nhóm cơ bản- không cơ bản, nhóm chính- nhóm phụ, nhóm áp
đặt- nhóm tự nguyện, nhóm chính thức- nhóm không chính thức
*Vai trò của nhóm:
- Là một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên xh. Các đặc trưng của
xh sẽ phụ thuộc chủ yếu vào bản chất và hđ của các nhóm mà nó bao hàm.
- Nhóm là nơi đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trao đổi tri thức, kinh nghiệm, tình
cảm, chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho các cá nhân. Nhóm là cầu nối giữa
cá nhân và xã hội.
b. Vị thế ( thi nhiều )
Định nghĩa : Vị thế xh là vị trí xh của 1 cá nhân hay 1 nhóm xh trong cơ cấu tổ
chức xã hội, quy định chỗ đứng và mối qh của các các nhân hay nhóm xh đó với
người khác
 Là vị trí xã hội gắn với trách nhiệm và quyền lợi tương ứng với vị trí đó, tạo
thứ bậc cho các vị trí xh.
Nguồn gốc tạo vị thế xh :
 Nguyên nhân khách quan tạo vị thế gắn với những đặc điểm cơ bản mà
cá nhân ko thể tự kiểm soát dc: giới tính, chủng tộc, dân tộc, tuổi tác,…
 Nguyên nhân chủ quan tạo vị thế là những nguyên nhân cá nhân có thể
kiểm soát dc: tài năng, trí tuệ, trình độ học vấn, chuyên môn…
 Việc xác định vị thế xh là kq của sự phối hợp và áp dụng những tiêu chuân
gtri của 1 XH cụ thể nhất định.
Cơ sở hình thành vị thế:
+ Được xác lập bởi hành động, tương tác và qh xh
+ Do mỗi cá nhân thực hiện nhiều hđ khác nhau có nhiều mối qh xh nên mỗi cá
nhân thường chiếm nhiều vị thế xh khác nhau.
 Mỗi cá nhân sẽ có một tập hợp các vị thế xã hội
Lưu ý :
+ Các vị thế của một cá nhân thường hoà hợp nhất quán trong các hđ của cá nhân
ấy, nhờ vậy mà hđ của cá nhân diễn ra một cách trật tự ngăn nắp có hiệu quả.
+ Khi xảy ra xung đột giữa các vị thế thì hđ của cá nhân sẽ trở nên rối loạn.
*Các tiêu chí để xác định dc vị thế xh của 1 chủ thể ( cá nhân, nhóm) trong một
cơ cấu tổ chức xh nhất định
- Việc xđ vị thế xh là kq của sự phối hợp và áp dụng những tiêu chuẩn gtri của 1
xh cụ thể nhất định
- Sự xem xét vị thế xh của mỗi xh trên thế giới là khác nhau bởi mỗi xh có 1 cách
phân định và thái độ không giống nhau
- Các loại vị thế :
 Vị thế đơn lẻ: xuất phát từ vị trí XH bất kì trong cơ cấu xh, cá nhân sẽ có vị
thế XH tương ứng
 Vị thế then chốt: là vị thế cơ bản có vai trò quyết định các vị thế còn lại
 Vị trí then chốt có vai trò quyết định đối với vc xđ những đặc điểm nào đó
của 1 cá nhân. Thường vị thế nghề nghiệp là vị thế then chốt.
 Việc xác định vị thế then chốt dựa trên sự nhận thức của bản thân cá nhân
chiếm vị thế và sự bình giá của XH.
c. Vai trò xã hội
Khái niêm : là 1 tập hớp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với
một vị thế nhất định
-Vai trò là những đòi hỏi dc đặt ra đối với 1 vị thế xh, những đòi hỏi này dc xác
định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội.
-Để thực hiện nhiệm vụ và quyền lợi của từng vị thế, mỗi cá nhân phải thực hiện
những hđ nhất định, do vậy, ứng với từng vị thế xã hội sẽ có một mô hình hành vi
dc xh mong đợi.
Lưu ý: Ở các xh khác nhau, cùng một vị thế nhưng mô hình hành vi dc xh mong
đợi khác nhau.
*MQH giữa vai trò xh và vị thế xh
+ Vai trò luôn gắn với vị thế. Vị thể xác định một cách quan nội dung của vai trò.
Ngược lại, vị thế chỉ dc củng cố khi cá nhân thực hiện đúng vai trò của mk
+ Một vị thế thường có nhiều vai trò
+ Vị thế thường có xu hướng tương đối ổn định, vai trò thì cơ động hơn, nó có thể
thay đổi xoay quanh vị thế xh tuỳ đk hoàn cảnh cụ thể
*Vai trò mong đợi và vai trò thực sự
 Vai trò mong đợi : Nội dung của vai trò dc xác lập một cách khách quan ko
phụ thuộc vào cá nhân dóng vai trò. Nó bao gồm các phong thái đồng nhất
dc xh chấp nhận, nhiệm vụ và quyền lợi cá nhân chiếm vị thế phải thực hiện
 Vai trò thực sự: vai trò xh dc thực hiện bởi các cá nhân cụ thể trong hoàn
cảnh cụ thể.
*Lệch chuẩn
- Là cá nhân đóng vai trò vi phạm các chuẩn mực hành vi hoặc ko hoàn thành
nhiệm vụ đề ra.
- Chứng tỏ cá nhân đang thực hiện vai trò thấp hơn yêu cầu của xh.
=> Lệch chuẩn là chỉ báo phản ánh tình trạng ko còn ổn dịnh của hệ thống xã hội.
* Vai trò giả
- Là vai trò ko dc thực hiện trên thực tế khi cá nhân phải đóng vai trò ko tuân theo
các chuẩn mực hành vi, ko thực hiện nhiệm vụ và ko dc hưởng quyền lợi do vị thế
quy định.
- Nguyên nhân dẫn đến vc xh vai trò giả:
 Do cá nhân chiếm quá nhiều vị thế xã hội, do đó, trong cùng một thời điểm
xác định ko thể đồng thời thực hiện dc tất cả các vai trò
 Do cá nhân chiếm 2 vị thế xh đối lập nhau nên trong cùng 1 thời điểm xác
định, nếu thực hiện vai trò của vị thế này thì buộc phải từ bỏ thực hiện vai
trò của vị thế kia và ngược lại.
-Ý nghĩa: Vai trò giả chỉ báo phán ánh tình trạng rối loạn của hệ thống xã hội.

Chuyên đề 3: Phân tầng xã hội và cơ động xã hội


I. Phân tầng xã hội
- Tầng xã hội là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xh dc sắp xếp theo trật tự
thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội
-Phân tầng xã hội là sự phân nhỏ xh bao hàm cả sự bình giá. Đó là sự phân chia xã
hội ra thành nhiều tầng khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, cũng như một số
khác biệt về trình độ nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt…
=> Là sự sx các các cá nhân trong một hệ thống xã hội vào các tầng xh khác nhau
trên cơ sở của sự phân chia những ngạch bậc, những tiêu chuẩn chung về giá trị
- Nguồn gốc phân tầng:
 Sự phân công lđxh ngành nào quan trọng thì cá nhân trong ngành đó đc coi
trọng
 Sự bất bình đẳng mang tính chấ cơ cấu của tất cả xh loài ng: sự ko ngang
bằng giữa các cá nhân, giữa các nhóm xh về thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ
may
-Phân tầng xh vừa có mặt tĩnh vừa có mặt động:
 Nếu xét trong toàn bộ hệ thống xh thì sự phân tầng của hệ thống xã hộ có sự
ổn định tương đối
 Nếu xét mỗi cá nhân hay nhóm xã hội cụ thể thi có sự biến đổi do có sự di
chuyển của các cá nhân và các nhóm xã hội từ tầng này sang tầng khác hoặc
trong nội bộ một tầng.
-Tác động của phân tầng xã hội:
 Đối với cá nhân tđ lớn nhất đối với cuộc sống con ng xét đến cùng hầu hết
các khía cạnh của con ng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vị trí của
họ trong bậc thang xã hội
 XH dẫu phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng là nguồn gốc dẫn đến các cuộc
đấu tranh giành địa vị, quyền lợi giữa các tập đoàn người trong lịch sử
2. Các hệ thống phân tầng xã hội trong lịch sử
a. Phân tầng đóng
- Là loại phân tầng mà trong đó các cá nhân ít có đk,cơ hội để thay đổi địa vị của
mình, là loại phân tầng gắn với phân chia đẳng cấp
- Đặc trưng:
+ Địa vị xh của con ng dc qui định theo huyết thống dòng dõi gđ
+ Ranh giới giữa các tầng lớp xh hết sức rõ rệt, dc duy trì nội giao và cấm các
thành viên thuộc đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân
b. Phân tầng mở
- Là loại phân tầng trong đó các cá nhân có nhiều đk cơ hội để thay đổi địa vị của
mình, là loại phân tầng gắn với đk xh có giai cấp
-Đặc trưng:
+ Địa vị con ng chủ yếu phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế
+Ranh giới giữa các tầng mềm dẻo hơn xo với hệ thống xã hội phân tầng đóng
c. Phân tầng theo lứa tuổi
- Tồn tại tương đối phổ biến trong xh công xã nguyên thuỷ
II. Cơ động xã hội
- Khái niệm: Tính cơ động xã hội là tính linh hoạt của các cá nhân và các nhóm xã
hội trong kết cấu xh. Nó là sự chuyển đổi vị trí của một người hay một nhóm người
sang 1 vị trí xh khác nằm trên cùng một tầng hay khác tầng trong bậc thang gía trị
xh.
- Các loại cơ động xã hội : 12 loại
+Cơ động xã hội theo chiều ngang: Sự chuyển đổi vị trí của 1 ng hay một nhóm
người sang 1 vị trí xã hội khác có cùng gtri.
VD:1 gđ dn A -> gđ dn B
+ Cơ đông xã hội theo chiều dọc: Sự chuyển đổi vị trí của 1 ng hay 1 nhóm ng
sang 1 vị trí xã hội khác không cùng tầng vs họ
VD: hiệu trưởng -> hiệu phó
+Cơ động chuyển đổi: Sự thay đổi địa vị xh của 1 số ng vì họ trao đổi vị trí cho
những ng khác tại cá tầng lớp xh khác nhau trong bậc thang xh.
VD: Trưởng phòng và nhân viên đổi chỗ cho nhau.
+ Cơ động theo cơ cấu: Sự thay đổi địa vị xh ở 1 số ng do kết quả của những thay
đổi cơ cấu kinh tế. Loai cơ động này thường xuất hiện vào những thời kì cách
mạng kĩ thuật, cách mạng kinh tế và cách mạng chính trị.
VD: chơi chứng khoán: người bth -> giàu
+Cơ động tinh: cơ động do các tác nhân chủ quan thuộc về sự nỗ lực phấn đấu
trình độ chuyên môn tài năng trí tuệ của chủ thể qui định ( nhân viên thực tập lên
nhân viên chính thức)
+ Cơ động thô: Cơ động do tác nhân khách quan ( giới tính, tuổi tác, dân tộc…)
qui định( người nghệ nhân bth dc người nghệ sĩ đặt giày, trường mầm non tuyển
dụng giáo viên từ… tuổi)
+ Cơ động trong thế hệ: Sự vận động của cá nhân trong suốt cuộc đời ng đó
+ Cơ động giữa các thế hệ: Sự tiếp nhận vị trí xh giữa 3 thế hệ ông bà cha mẹ con
cái ( khách quan) (Khi mình có con thì ba mẹ lên chức ông bà) => ai sinh ra cx
phải có
+ Cơ động phụ thêm: Sự vận động của cá nhân ra khỏi nhóm xh ban đầu để nhập
vào nhóm khác ( sinh viên ra trg xin vào làm việc trong cơ quan.)
+ Cơ động hồi quy : sự vận động cá nhân quay trở lại nhóm xh ban đầu
+ Cơ động hướng tới lối vào: Sự vận động của các cá nhân từ cá nhóm xh khác
nhau tới 1 nhóm xh nhất định( các bạn vùng khác nhau, vai trò ngang nhau khi là
sinh viên cùng học hvtc)
+ Cơ động hướng tới lối ra: Sự vận động của các cá nhân thuộc một nhóm nhất
định đến các nhóm xh khác nhau ( công ti giải tán mỗi ng 1 hướng)
 Quan trọng : Cơ động tinh, cơ động theo chiều dọc.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến tính cơ động xh
- Nguồn gốc xuất thân là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình cơ động xh.
Hoàn cảnh gđ, vị trĩ xã hội của bố mẹ tạo đk thuận lợi hoặc hạn chế các khả năng
cơ động của cá nhân
-Trình độ học vấn: Là yếu tố tđ mạnh mẽ nhất đến cơ động xã hội. Trình độ học
vấn cao quy định trực tiếp tính năng động chủ quan của các cá nhân, giúp họ có thể
giải quyết các công việc phức tạp từ đó tạo đk cho cá nhân có thể tiến lên bậc
thang xh cao hơn.
- Giới tính: Sự khác biệt giữa nam và nữ về thế lực, đặc điểm sinh học về tính chất
của PCLĐXH tạo đk cho nam giới có tính cơ động xh cao hơn nữ giới.
- Lứa tuổi+ thâm niên nghề nghiệp: Trong xã hội có nhiều vị thế và vai trò đòi hỏi
những lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp nhất định
- Nơi cư trú điều kiện sống : Những người sống ở đô thị các trung tâm kinh ế văn
hoá, các đầu mối dịch vụ giao thông thương mại có tính cơ động xh cao hơn những
ng sinh sống ở các khu vực khác
*Một số yếu tố khác:
+ Chủng tộc
+ Chế độ dinh dưỡng tuổi thơ
+Tuổi kết hôn, địa vị của ng bạn đời
+ Ý chí kiềm chế sự thoả mãn nhất thời
+ Khả năng giao tiếp, ý chí dám mạo hiểm
*Nhận xét: Những nhân tố ảnh hưởng đến tính cơ động xh của các cá nhân luôn
cần phải xem phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, cụ thể: chế độ xã hội, sự pt của
xh.
Xét tính cơ động xh như một hiện tượng xh có logic bên trong và các qui luật pt
của nó

Chuyên đề 4: Văn hoá xã hội


và các yếu tố cơ bản của văn hoá xã hội
I.Khái niệm
4 tầng nghĩa thông dụng:
 Văn hoá là khái niệm dùng để chỉ trình độ học vấn-học thức ( trình độ văn
hoá): Tri thức, kiến thức khoa học.
 Văn hoá là khái niệm dùng để chỉ phong cách ứng xử ( nếp sống văn hoá):
phương thức sinh hoạt xã hội.
 Văn hoá là loại hình dùng để chỉ các loại hình nghệ thuât: văn học, sân khấu,
âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh ( Nt thứ 7 )
 Văn khoá là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển của 1 giai đoạn: văn
hoá champa, phục hưng,…
 Theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả từ những sp vật chất cho đén các
gtri tinh thần và các hđ của con người. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là đối
tượng nghiên cứu của Văn hoá học.
-Về mặt thuật ngữ khoa học, với ý nghĩa là sụ văn hoá, cái văn hoá
-Trong triết học: Văn hoá là tất cả những gì không phải phát triển lên từ tự
nhiên,mà xuất hiện do lao động con người, nghững gì dc tạo nên bởi sự suy nghĩ
và hđ có mục đích của con ng.
-Định nghĩa:
+ Dưới góc độ XHH, văn hoá có thể dc xem xét như hệ thống các gtri, chân lí,
chuẩn mực, các tri thức, quan điểm, khuôn mẫu hành vi trong cs xh. Hay nói cách
khác vh là sp của con ng, là cách quan niệm cs, tổ chức cs và sống cuộc sống ấy.
Văn hoá là để đáo ứng những nhu cầu nhất định của con ng, là mức độ con người
hoá chính bản thân mình và tự nhiên.
-Phân tích định nghĩa
 Văn hoá lá sp của con ng, là cách quan niệm cs, tổ chức cs và sống cs ấy.
VH là mức độ con ng hoá chính bản thân con ng và tự nhiên
 Văn hoá là hệ thống các gtri, chân lí,chuẩn mực, các tri thức, quan điểm,
khuôn mẫu hành vi trong cuộc sống xh.
 VH là hệ thống di sản chung của XH. Mọi ng thực hiện VH của mình trong
trang phục , ăn uống, công vc và trong hàng loạt các hđ khác
 Văn hoá đóng vai trò làm nền tảng,ảnh hưởng cho suy nghĩ, ứng xử và hành
động của các cá nhân trong xh. Nó là tập hợp các giải pháp đ/v và vấn đề
con ng gặp và phải giải quyết trong thực tiễn cs.
Phân biệt khái niệm
+ Tiểu văn hoá: là tập hợp các chuẩn mực gtri của nhóm XH có những sắc thái
khác biệt song không xung đột với nền văn hoá chung của toàn xã hội.
+ Phản văn hoá là tập hợp các chuẩn mực, gtri của 1 nhóm ng trong XH mà đối lập
với các chuẩn mực, gtri chung của toàn xh.
2. Tính chất của văn hoá xã hội
a. Tính phổ biến: Văn hoá là 1 loại hình phổ biến cho một cộng đồng, cá nhân. Văn
hoá tồn tại ở mọi cộng đồng xh, ở mọi gđ pt của xh, ở mọi thời đại. Mỗi cộng đồng
ng ở mỗi giai đoạn đều hình thành văn hoá cho mình.
b. Tính xã hội, giai cấp và đẳng cấp
+ Tính xh: mỗi xh đều có hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mk do đó hình thành nên
nền vh phù hợp với xh đó, vh phản ánh đk xh, chế độ xh
+ Tính giai cấp: Trong xh có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp có đk sống khác
nhau, có mục tiêu, chuẩn mực riêng tạo nên bản sắc vh của giai cấp mình
+ Tính đẳng cấp: sự thưởng thức văn hoá cũng mang tính đẳng cấp.
c. Tính hợp nhất và xung đột:
Trong xã hội có nhiều tiểu văn hoá bao giừo cũng có xu hướng hợp nhất cacs nét
vh của nhóm xh khác thành của mình nếu có phù hợp với quy tắc, chuẩn mực vh
của nhóm. Mặt khác cũng thường xuyên tồn tại xu hướng xung đột với các nét vh
ko phù hợp. Nguyên nhân là do ,mỗi tiểu vh đều muốn duy trì bản sắc riêng.
d. Tính kế thừa
Sự hình thành và pt vh bao h cũng mang tính kế thừa. Nó thể hiện bằng con dg
lọc bỏ biện chứng những yếu tố vh ko cùng phù hợp, kế thừa những yếu tố tích cực
của nền vh cũ, cải biến chúng thành những yếu tố của nền vh mới
II. Các yếu tố của văn hoá xh
1.Sự hiểu biết
- Khái niệm : Sự hiểu biết bao gồm những quan điểm, quan niệm, kinh nghiệm, tri
thức khoa học dc hình thành trong cuộc sống của con người.
- Con đg hình thành: Sự hiểu biết ban đầu có tính cá nhân, sau đó nó dc lựa chọn
thử thách trong thực tế và dc xã hội hoá. Do đó sự hiểu biết vừa có tính chất pp, đa
dạng, đồng thời vừa dc kế thừa và tích luỹ. Theo chiều dài lịch sử, sư hiểu biết
ngày càng dc pt về chiều rộng chiều sau và ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội.
- Vai trò : Sự hiểu biết là nền tảng, là điểm xuất phát của vh xh, là yếu tố quyết
định nâng con ng vượt lên trên trình độ của giới động vật, là nhân tố cơ bản của
mọi nền văn minh.
2. Khuôn mẫu hành vi
- Khái niệm : là những hành vi dc lặp đi lặp lại, dc các cá nhân trong nhóm và cộng
đồng xh tán thành học hỏi và làm theo.
-Con đường hình thành: khuôn mẫu hành vi là kết quả của thói quen, của sự học
hỏi và nhận thức
-Các loại hình khuôn mẫu hành vi:
+ Khuôn mẫu hành vi dành riêng cho từng vị trí vai trò, KMHV cho 1 nhóm 1
cộng dồng, cho cả dân tộc xh, cho các tổ chức
+KMHV cho lời nói quan niệm, hành vi, hành động, ứng xử
+KMHV nên làm, nên theo; phải làm, phải theo…
*Nhận xét:
Những KMHV trong đời sống xh rất phong phú và phực tạp. Chúng đan xen vào
nhau, bổ sung cho nhau, chế ước lẫn nhau và có thể mâu thuẫn với nhau; đồng thời
khuôn mẫu hành vi luôn luôn vận động biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
-Vai trò của khuôn mẫu hành vi
Khi khuôn mẫu hành vi đã dc xác lập thì nó có vai trò định hướng hành vi của con
ng. Ai thực hiện theo KMVH thì dc gọi là ng có văn hoá, ng bth, nếu ngc lại thì bị
coi là sai lệch, ko có văn hoá.
3. Chuẩn mực
-Khái niệm: Chuẩn mực là sự cụ thể hoá của khuôn mẫu hành vi thành các tiêu
chuẩn hđ, qua đó, xh định hướng cho hđ của cá nhân
- Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, nhưg yêu cầu quy tắc của xh đối với cá
nhân, cộng đồng, dc ghi nhận bằng lời, kí hiệu bằng các khuôn mẫu hành vi trong
xã hội.
-Chuẩn mực:
+ XH đặt ra các chuẩn mực xh để xđ rõ những vc nào nên làm, những việc nào là
ko nên làm và cần phải xử sự ntn cho đúng trong các tình huống xh khác nhau.
+ Chuẩn mực đưa ra với sự cân nhắc của cơ cấu xh, của quyền lợi nhóm, của hệ
thống các mối qh giữa các thành viên của xh về cái cần, cái dc phép, cái có khả
năng, cái mong muốn hay cái ko mong muốn và ko dc phép.
+ Chuẩn mực có xu hướng buộc các cá nhân phải có hành vi hành động nhưu nhau,
trong khi tham gia những vai trog như nhau trong điều kiện nhất định. Các chuẩn
mực thực hiện chức năng liên kết, điều chỉnh duy trì quá trình hđ của xh như là hệ
thống các mối qh tương tác lẫn nhau của các cá nhân và các nhóm xh.
-Phân loại chuẩn mực
+ Nếu căn cứ vào mức độ cộng đồng, chuẩn mực của toàn xh và chuẩn mực của
các hệ thống xh nhỏ ( chuẩn mực nhóm)
+ Nếu căn cứ vào mức độ thiết chế hoá: chuẩn mực thiết chế hoá và chuẩn mực ko
thiết chế hoá
+ Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt nếu vi phạm: Lề thói và
phép tắc
 Lề thói: thói quen, tục lệ, quy ước về hành vi của con ng trong nhóm trong
xh. Để đảm bảo mng tuân theo tập tục truyền thống, cộng đồng dùng dư luận
để điều tiết.
 Phép tắc: những quy tắc ứng xử có tính bắt buộc trong cộng đồng: pháp luật
nhà nc, điều lệ, quychế, quy định của tổ chức. Cùng với phép tắt là các chế
tài để cưỡng chế hđ của các cá nhân, tổ chức
Nhận xét: Phạm vi của chuẩn mực là rất rộng rãi, gồm những đạo luật, quy tắc
chặt chẽ cho đến những quy định lỏng lẻo giữa một số ng với nhau. Mỗi địa vị xh
đều có những chuẩn mực riêng. Con ng ở các vị trí xh khác nhau đều dc xh mong
đợi và yêu cầu ở các mức độ phù hợp. Tuy nhiên với chuẩn mực chung thì ko xét
đến đại vị xh. Mỗi thành viên của tổ chức xh nào thì tiếp nhận và tự giác tuân theo
chuẩn mực của tổ chức đó. Chuẩn mực thấm vào con ng 1 cách tự nhiên.
Vai trò của chuẩn mực
+ Các chuẩn mực là cơ sở để điều tiết xh, làm cho xh trật tự, ổn đnhj
+ Chuẩn mực là căn cứ để nhận biết phân xử cái đúng cái sai trong xh
Lưu ý: Chuẩn mực là kết quả của vc quy tắc hoá tập quán, phong tục. Chuẩn mực
phụ thuộc vào tâm lí, ý chí, lợi ích của những cá nhân hay nhóm xh nhất định.
Cùng với sự pt của xh, các chuẩn mực ngày càng biến đổi và pt.
4. Giá trị
*Khái niệm: Gtri là sự xác định và thừa nhận của xh đối với tính đúng đắn và tính
thích hợp của khuôn mẫu hành vi. Giá trị là cái mà ta cho là có, mà ta ưa thích và
ta cho là quan trọng để hướng dẫn hành vi của ta.
=> Giá trị có thể quy vào những mối qt thích thú, những ưa thích, những bổn phận,
nhữn trách nhiệm những ước muốn, những nhu cầu, những lôi cuốn và nhiều hình
thái nữa của định hướng lựa chọn
*Như vậy:
-Giá trị là những quan niệm trừu tượng về cái quan trọng, cái đáng giá của bản
thân chủ thể( cá nhân, tổ chức, hay cộng đồng). Mọi gtri đều chứa đựng yếu tố
nhận thức của chủ thể.
- Giá trị là sự lượng giá khuôn mẫu hành vi và xđ thứ bậc khuôn mẫu hành vi.
-Căn cứ vào tiêu chuẩn gtri con ng có thể xđ những vc nào nên làm, phải làm là có
văn hoá và ngược lại. Đồng thời cũng nhờ đó mà con ng xđ thứ bậc gtri của các
quan niệm về các hành vi.
-Giá trị dc xđ căn cứ vào tiêu chuẩn dc xh quy định trong những hoàn cảnh nhất
định. Căn cứ vào tiêu chuẩn gtri, con ng có thê xđ dc những vc nào nên làm, phải
làm, có văn hoá và ngc lại
-Mỗi ng có một tập hợp gtri nhất định để định hướng cho hđ của bản thân
- Mỗi xh tuỳ đk lịch sử, hình thành hệ thống gtri chung làm phương hướng hành
động cho xã hội.
*Lưu ý:
+ Giá trị phụ thuộc trực tiếp vào đk lịch sử cụ thể của từng xh. Vì vậy, phải xem
xét gtri trong những đk xh cụ thể. Mỗi xh, mỗi nền vh có các hệ gtri khác nhau
+ Ở mỗi cá nhân thường có các hệ gtri ưu tiên và luôn luôn nhấn mạnh các loại gtri
này hơn gtri khác. Khi các gtri căn bản mâu thuẫn với nhau thì chủ thể cần sắp xép
chúng theo thứ bậc của mức độ quan trọng và hành động theo những gtri quan
trọng nhất.
*Vai trò của gtri
+ Giá trị khi dc xác lập sẽ trở thành tiêu chuẩn cho sự ưa thích, lựa chọn và phán
xét.
+Giá trị có vai trò hướng dẫn sự lựa chọn hđ của con ng, vì chúng sẽ thể hiện
những gì mà chủ thể phải bảo vệ. Con người tiếp thu và hướng theo gtri sẽ làm nên
nhân cách của mk
 Do vậy, có thể nhìn một ng hđ mà đoán dc gtri của ng đó. Tuy nhiên, trong 1
số TH, gtri và hành động ko nhất quán với nhau
Phân biệt chuẩn mực và gtri
+ Chuẩn mực: là sự cụ thể hoá các khuôn mẫu hành vi, là các tiêu chuẩn, quy ước,
hướng dẫ và chờ đợi đối với hành vi thực tế của con ng; thường liên kết với các sự
kiện thực tế
+ Giá trị: là sự lượng giá các khuôn mẫu hành vi và xác định thứ bậc của chúng; là
những quan niệm khá trừu tượng về cái quan trọng, cái đáng giá; ít bị ảnh hưởng
bởi hoàn cảnh, có tính khái quát hơn.
5. Mục tiêu
-Mục tiêu là cái đích mà hđ hướng tới nhằm đạt dc. Mục tiêu dc coi là sự dự đoán
trc kết quả của hđ.
- Mục tiêu có khả năng hợp tác những hđ khác nhau của con ng vào trong một hệ
thống
- Các loại mục tiêu:
+ Mục tiêu cá nhân và mục tiêu cộng đồng
+Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
*MQH giữa mục tiêu và gtri
- Mục tiêu chịu sự ảnh hưởng của gtri , gtri quy định mục tiêu. Gtri ntn thì sinh ra
mục tiêu như thế. Ko có gtri thì ko có mục tiêu
-Gtri nhằm vào một cái gì đó nhưng nặng về mặt tư tưởng để hướng dẫn sự lựa
chọn hành động của con ng, mục tiêu nhằm vào cái j đó cụ thể để con ng tổ chức

- Mục tiêu và gtri tạo ra con ng hđ, tạo ra sự tồn tại của tổ chức xh. Khi gtri và mục
tiêu thống nhất thì cá nhân hđ có hiệu quả, tổ chức dc củng cố, và ngược lại.
* Vai trò của mục tiêu
+ Mục tiêu dc dùng làm căn cứ để lựa chọn phương án hđ
+ Mục tiêu là động lực thúc đẩy con ng hđ
6. Chân lí
-Trong triết học: Chân lí là tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan
và dc thực tiễn kiểm nghiệm
-Dưới góc độ xhh, chân lí là những quan niệm về cái thật và cái đúng
+ Chân lí chỉ có thể dc hình thành thông qua nhóm ng.
+ Mỗi xh, mỗi nền vh có cái thật,cái đúng riêng, vì vậy mỗi nền văn hoá có bộ
phận chân lí của mình . Các nề vh khác nhau có bộ phận chân lí khác nhau
-Mỗi dân tộc đều có những hc lịch sử khác nhau vì vậy trong nền vh xh học sẽ có
những bộ phận chân lí khác nhau
-Vai trò: Chân lí giúp cá nhân vận dụng điều chỉnh hành vi của bản thân cho đúng,
tránh dc sai lầm trong cs
7. Luật lệ và các định chế
-Luật lệ là các nguyên tắc mà các cá nhân bắt buộc phải tuân theo, quy định những
hành vi mà thành viên trong xh nhất thiết p thực hiện, chỉ có thể thực hiện ntn mà
ko dc thực hiện như thế khác
-Luật lệ thường gắn với các tổ chức xh, sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi cưỡng
chế
- Đc xd trên cơ sở hệ thống chuẩn mực và gtri
* Luật lệ và các định chế
-So với ht chuẩn mực thì ht luật lệ chịu nhiều áp lực xh hơn, song lại kém tính bền
vững hơn, đồng thời các luật lệ là công cụ kiểm soát và đôi khi chính là sự kiểm
soát xh.
-Sự hình thành ht luật lệ phản ánh trình độ tiến bộ của nền văn hoá xh nói riêng và
toàn xh nói chung. Sự biến đổi và pt của ht luật lệ là kq của sự đấu tranh vì sụ tiến
bộ xh
Chuẩn mực: đc hình thành bằng sức mạnh của dư luận xh, hình thành trc,tự phát do
nhu cầu tồn tại của cộng đồng, có tính ổn định và bền vững tương đối
Luật lệ: dc hình thành bằng sức mạnh của các tổ chức, thiết chế xh
 Kết luận: Các yếu tố của vh xh liên kết với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau, cùng tồn tại suốt chiều dài lịch sử. Sự lk giữa các yếu tố sẽ là cơ sở để
phân định các nhân tố vh

Chuyên đề 5: PP điều tra XHH


I.Xác định cơ sở khoa học cho cuộc điều tra
1. Xác định vấn đề nghiên cứu và tên đề tài
a. Xác đinh vđ nghiên cứu
-Đây là cv đầu tiên của bất kì nghiên cứu XHH nào
-Phát hiện tình huống có vấn đề: là những mâu thuãn đang tồn tại thực tế trong
hthuc xh mà các phương thức giái quyết nó ở các thời điểm hiện tại chưa có.
Người nghiên cứu ghi nhận mâu thuẫn, hình thành nhu cầu KQ của việc thu nhận
tri thức mới, tìm kiếm những kq còn chưa rõ đẻ giải quyết. Từ đó, người nghiên
cứu xđ vấn đề nghiên cứu
-Vấn đề nghiên cứu: Là các hiện tương và qtr xh đang diễn ra trong đs xh mà xh có
nhu cầu tìm hiểu trên cả phương diện lí luận và thực tiễn
* Các bước xđ vđ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vđ xh đã rơi vào tầm chú ý của ng nghiên cứu. Người
nghiên cứu muốn tìm hiểu về nó và tìm cách thức giải quyết vđ đó. Khi đó vđ xh
trở thành đối tượng nghiên cứu.
-Khách thể nghiên cứu: Là những cá nhân nhóm xh mà chúng ta phải tiến hành thu
thập thông tin của họ cho vđ nghiên cứu. Nếu khách thể nghiên cứu quá rộng thì ta
phải tiên hành chọn mẫu điều tra. Mẫu là 1 bộ phận nhỏ có cơ cấu đồng nhất với
khách thể nghiên cứu.
-Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng nghiên
cứu. Xác định phạm vi nghiên cứu phụ thuộc vào khách thể nghiên cứu và tác gia
đề tài nghiên cứu
-Tính cấp thiết của đề tài: phải lý giải dc nhu cầu về mặt lí luận và ứng dụng của
cuộc điều tra dự đinhj tiến hành nhằm thu thập thông tin vc giải quyết vđ đặt ra. Để
xđ vấn đề nc đòi hòi ng nc cần phải có quá trình thu nhập thực tế để nắm bắt sơ bộ
thực trạng vđ và phân biệt vđ nc với vđ giống nó. Nếu vấn đề quá rộng thì phải biết
chia phần chính phần phụ
b. Xác định tên đề tài nghiên cứu
-Phù hợp với vấn đề nghiên cứu
-Phải kết hợp dc đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
-Phải trình bày một cách ngắn gọn, súc tích với câu chữ rõ ràng, chính xác, ko sử
dụng câu chữ đa nghĩa, ko xác định
2. Xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Xác định mục đích nghiên cứu
-Mục đích của một cuộc điều tra xhh là hướng tìm kiếm chủ yếu các thông tin của
cuộc điều tra.
=> Xác định cuộc điều tra dc thực hiện vì cái gì và kq cần nhận dc là cái gì, mang
lại thông tin nào để hiểu vấn đề nghiên cứu.
*Ý nghĩa của xác định mục đích nghiên cứu:
+ Hình thành các giả thuyết về các giải pháp có thể của vấn đề đặt ra
+Xác định dc khối lượng công vc, chi phí thời gian tài chính, các nguồn lực vật
chất kĩ thuật
+Lựa chọn dc pp thực hiện để đạt dc kq nc
b. Xác định nhiệm vụ nc
- Nhiệm cụ nc là sự cụ thể hoá mục đích nghiên cứu hình thành các cv cụ thể
- Thông qua các nv nghiên cứu, người nc xác định dc các khía cạnh khác nhau của
khách thể để tìm kiếm thông tin
-Mục đích nghiên cứu quy định số lượng nv. Một cuộc điều tra thường đưa ra 3-4
nv là vừa. Nhiều nv quá thì cuộc điều tra sẽ phân tán, mất hướng xác định.
+ Vai trò của nv nc: Các nv nc dc xđ rõ ràng sẽ giúp ng nc xác định dc các giai
đoạn cần thiết của vc giải quyết vđ đặt ra. Điều nà cho phép: kiểm soát và phối hợp
các kq thu nhận dc từ giai đoạn nc khác nhau với nhau, ko xa rời khỏi cái chính và
ko bỏ qua cái thứ cấp.
3. Xây dựng khung lí thuyết
a. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
-Giả thuyết là những giả định có căn cứ khoa học về cơ cấu của đối tượng nghiên
cứu, về tính chất của các yếu tố và mối liên hệ tạo nên đối tượng và cơ chế hđ, pt
của đối tượng nghiên cứu.
-Giả thuyết là những dự đoán KH về những kq cơ bản của cuộc điều tra, giả thuyết
là những phỏng đoán chứa đựng tri thức mang tính xác suất để suy luận về cái
chưa rõ của đối tượng nghiên cứu.
-Giả thuyết là đề án sơ bộ về vc giải quyết vấn đề dc đặt ra, là đề án mà tính đúng
đắn của nó sẽ phải dc kiểm tra
*Yêu cầu đối với 1 giả thuyết khoa học
+Giả thuyết phải phù hợp với các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử
+Không mâu thuẫn với các lí luận khác mà tính đúng đắn của nó đã dc chứng minh
+Không mâu thuẫn với những sự vc đã biết và đã dc kiểm nghiệm
+Phải dễ kiểm tra trong nghiên cứu hoặc trong thực tiễn
+Không chứa mâu thuẫn trong chính giả thuyết
*Phân loại giả thuyết
+Theo nhiệm vụ nghiên cứu: Giả thuyết cơ bản và giả thuyết ko cơ bản
+Theo mức độ chung: Giả thuyết nguyên nhân và giả thuyết kq
+Theo trình tự đề xuất: Giả thuyết sơ phát và thứ phát
+Theo thời gian: giả thuyết dự báo chỉ ra sự vận động và pt trong tương lai của đối
tượng nc
+Theo nội dung: giả thiết mô tả chỉ ra những đặc trưng và thực trạng, giả thuyết
giải thích chỉ ra nguyên nhân của đối tượng nc
b. Xây dựng mô hình lí luận
-Mô hình lí luận là 1 hệ thống các khái niệm và các mối qh giữa chúng giúp ng nc
khái quát dc bản chất của ht ở vấn đề nghiên cứu
-Xây dựng mô hình lí luận là đưa các khái niệm có liên quan đến đối tượng nc vào
một hệ thống và xác lập mqh giữa các khái niệm đó.
*Yêu cầu đối với mô hình lí luận:
 Phải dc thể hiện bằng ngôn ngữ khoa học
 Phải đảm bảo sự tương đồng với kết cấu của đối tượng
Ví dụ minh hoạ:
Thực tiễn: Hoạt động sx trực tiếp-hđ chính trị xh-hđ thực nghiệm khoa học
c. Thao tác khái niệm
-Là quá trình chuyển các khái niệm phức tạp, trừu tượng thành các khái niệm đơn
giản cụ thể hơn.
+Mục đích: Làm cho mng hiểu các khái niệm cùng 1 nghĩa.
VD: Đời sống dân cư: đời sống vật chất và tinh thần
Tính tích cực lđ: năng suất lđ-thời gian lđ- hệ số tiết kiệm nguyên vật liệu-số
cv hoàn thành- an toàn lđ
*Vai trò thao tác khái niệm:
Giúp người nc có cơ sở thu thập thông tin để sau đó phân tích, tổng hợp lại thành
bản chất của ht nghiên cứu và có thể áp dụng các pp định lượng để đo lường các vđ
xh phức tạp
d. Xác định chỉ báo xh
-Là những đặc trưng có thể quan sát dc của đối tượng nghiên cứu
- Xác định… là quá trình chuyển khái niệm đã dc thao tác thành những đơn vị có
thể quan sát dc, lượng hoá dc về đối tượng nc

Chuyên đề 6: PP nghiên cứu-phỏng vấn Anket


a. PP phân tích tài liệu
-Khái niệm: Là pp thu thập thông tin về các đối tượng nghiên cứu một cách gián
tiếp thông qua kĩ thuật xử lí các tài liệu.
-Phân loại tài liệu:
 Căn cứ vào hình thức: tài liệu viết, thống kê, ghi âm, điện quang,…
 Căn cứ vào đặc điểm và chuyên ngành Khào tài liệu lịch sử, kinh tế, toán
học,…
 Căn cứ vào địa chỉ lưu trữ: tài liệu quốc gia, bộ, ban, ngành, địa phương,…
 Căn cứ vào chất liệu tài liệu: tài liệu xh hoá, cá nhân ( hồi kí, nhật kí, diễn
văn…)
-Hai cách phân tích tài liệu:
+Phân tích định tính: Phân thích những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, từ đó
tìm ra những ý nghĩa, điển tích có lq
+Phân tích định lượng: theo nhóm các dấu hiệu, tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa
các nhóm chỉ báo, cần phải tiến hành phân loại, lựa chọn, khái quát các dữ liệu,..
-Yêu cầu:
+ Phải xác định độ tin cậy của tài liệu
+Chọn lọc thông tin cần thiết
+Phải ktra tính chính xác của thông tin và thực hiện các tính toán điều chỉnh cần
thiết.
*Ưu điểm và nhược điểm:tự nghiên cứu
b. Phương pháp quan sát
- Là pp thu thập thông tin về đối tượng nc bằng các tri giác trực tiếp và ghi chép lại
những nhân tố có lq đến đối tượng nc và mục đích nc.
*Phân loại quan sát:
-Căn cứ vào tính kế hoạch: quan sát cơ cấu hoá và quan sát tự do
-Căn cứ vào vị trí của ng quan sát: quan sát tham dự và ko tham dự
-Căn cứ vào sự thể hiện của ng quan sát: quan sát công khai và bí mật
-> Quan sát hiện tượng, trong phòng thí nghiệm, hệ thống, ngẫu nhiên….
*Yêu cầu
+Phải đảm bảo tính có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, phải xác định đúng đối
tượng, các yêu cầu, các phương tiện và cách thức tiến hành cụ thể nhằm thu thập
dc những thông tin chính sách đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
+Về phía chủ thể nc: cần đảm bảo tính khách quan, trung thực, toàn diện trong
quan sát, ko thêm bớt hoặc bỏ sót các chi tiết cần thiết
*Ưu nhược điểm: tự nghiên cứu
c. Phương pháp phỏng vấn
- Là pp thu thập thông tin bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua hỏi và đáp trực
tiếp
-Tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể và khách thể phỏng vấn
-Thông tin là toàn bộ các câu trả lời và thái độ của khách thể
* Các yếu tố của cuộc phỏng vấn
+Chủ thể pv
+ Khách thể pv
+Môi trg pv
 Trình độ, pp của chủ thể pv, sự đồng cảm, sự hiểu biết và độ tin cậy lẫn nhau
trong quan hệ giữa chủ thể và khách thể, sự đồng nhất và tính thuận lợi của
mt là những nhân tố quyết định sự thành công của cuộc pv.
*Các gđ của cuộc pv
 Gđ thích nghi; giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc pv và tạo sự đồng cảm
giữa chủ thể và khách thể pv
 Gđ thu thập thông tin: chủ thể đặt ra câu hỏi đối với khách thể và ghi chép
câu trả lời của khách thể
 Giai đoạn hoàn thành: Giai đoạn làm giảm sự căng thẳng tạo sự đồng tình tin
cậy giữa chủ thể và khách thể
*Phân loại pv
+ Căn cứ nội dung: pv thường và pv sâu
 Pv thường là các cuộc pv nhằm thu thập thông tin phổ thông trong đs xh mà
những ng dân thường cung cấp dc. Các câu hỏi đặt ra trong pv này ko đi sâu
vào vấn đề khoa học phức tạp hoặc các vấn đề chuyên môn hẹp
 Pv sâu là các cuộc pv lấy ý kiến chuyên ngành của các chuyên gia hoặc đi
sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính trị, kinh tế, xh phức tạp nào đó
+ Căn cứ vào cách thức thực hiện: pv tiêu chuẩn và pv ko tiêu chuẩn
 Pv tiêu chuẩn( chính quy) là cuộc pv dc tiến hành theo một trình tự nhất định
với 1 nd dc vạch sẵn theo 1 bảng câu hỏi, chủ thể ko dc tự ý thay đổi nd và
trật tự các câu hỏi
 Pv ko tiêu chuẩn(tự do) là cuộc đàm thoại tự do giữa chủ thể và khách thể
theo một chủ đề đã vạch sẵn. Trong loại phỏng vấn này, tuỳ vào tình huống
cụ thể chủ thể có thể đưa ra các nd câu hỏi khác nhau, có thể thay đổi trật tự
câu hỏi, thêm bớt câu hỏi, gợi ý cách trả lời.
 Trong pv tự do cần phải lựa chọn cẩn thận chủ thể pv, phải chọn những ng
có năng lực trình độ, khả năng ứng xử đôngthời phải tính đến giới tính, lứa
tuổi, cá tính, hình thức bên ngoài,…
*Các loại pv:
*Nghệ thuật pv:
-Chủ thể pv phải có nghệ thuật đặt câu hỏi sao cho các câu hỏi đảm bảo dc tính
chính xác, vô tư và tế nhị
 Cần tránh những câu hỏi mập mờ hoặc những câu hỏi theo ý của chủ thể pv
 Phải đưa ra từng câu hỏi một ko hỏi dồn dập
 Cần p chú ý đưa ra các câu hỏi gợi mở để khách thể có thể tiếp tục những
câu chuyện hoặc những suy nghĩ chưa có đk bộc lộ
-Chủ thể pv cần có nt lắng nghe sao cho thể hiện dc sự chăm chú, hiểu biết, sự
đồng cảm của mk với khách thể, từ đó mới khuyến khích khách thể bộc lộ những
suy nghĩ của mk, phải chú ý cả ngôn ngữ cử chỉ dáng điệu cách diễn đạt
* Yêu cầu đối với pp phỏng vấn
 Chủ thể pv phải khách quan trung thực trung lập
 Phải chọn địa điểm thời gian phỏng vấn phù hợp
 Phải chú ý tới đặc điểm, giới tính, tuổi tác của khách thể pv
*Ưu nhược điểm: tự nghiên cứu
d. Phương pháp Anket
- Là pp thu thập thông tin xhh bằng cách trưng cầu ý kiến thông qua bảng
hỏi( phiếu thăm dò ý kiến hay phiếu điều tra)
*Đặc trưng
+Chỉ sử dụng một bảng hỏi đã dc chuẩn bị sẵn để hỏi chung đối với tất cả khách
thể điều tra
+Thường dc thực hiện trên phạm vi rộng do đó cần phải đầu tư nhiều thời gian và
kinh phí
*Các cách thực hiện
+Thông qua đội ngũ CTV
+Qua bưu điện, đt, mạng internet,
 Điều tra thông qua CTV là phổ biến nhất vì
+ Các ctv có thể gặp gỡ trực tiếp vs khách thể, giải thích, hướng dẫn làm
bảng biểu điều tra, kêu gọi sự giúp đỡ và trực tiếp thu lại phiếu điều tra
+Chủ thể điều tra có thể nhận dc tỉ lệ trả lời cao hơn từ phía khách thể so với
các cách còn lại và thông tin thu dc cũng có tính thời sự cao hơn
*Các yêu cầu:
+ Đảm bảo nguyên tắc khuyết danh
+Phải chuẩn bị cẩn thận bảng câu hỏi và nghiên cứu kĩ các đk cần thiết của các
cuộc điều tra cũng như tập huấn cho ctv
+Phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, thuận lợi cho cuộc điều tra
*Ưu nhược điểm: tự nghiên cứu
+Ưu: thu thập dc nhiều thông tin trong tg ngắn, dễ trả lời, kết quả thu dc dễ xử lí,
trung thực khách quan vì ko ảnh hưởng tâm lí
+ Nhược: tỉ lệ ko cao, thông tin thu dc ko sâu bằng pv, thông tin có thể ko chuẩn
xá vì phù thuộc vào ng soạn câu hỏi và sự trung thực của ctv, nếu thực hiện bằng
cách gián tiếp thì sẽ kém tính thời sự

You might also like