You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI
CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH
THÀNH NHÀ NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Hoài Nam


Lớp : SS006.M114
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo –
Lê Hoài Nam, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm đề tài. Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình, sửa chữa và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp nhóm
chúng em hoàn thành tốt phần báo cáo của mình. Một lần nữa chúng em chân thành
cảm ơn thầy và chúc Thầy dồi dào sức khỏe.
Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm đã vận dụng những kiến thức nền tảng
được tích lũy, đồng thời kết hợp với việc học hỏi và nghiên cứu những kiến thức mới
từ Thầy, bạn bè cũng như nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Từ đó, vận dụng tối đa
những gì đã thu thập được để hoàn thành một bài báo cáo tốt nhất. Tuy nhiên, vì kiến
thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên
nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo thêm của Thầy nhằm hoàn thiện những kiến thức của mình để chúng em
có thể dùng làm hành trang cho bài báo cáo cuối kỳ cũng như hỗ trợ việc thực hiện các
đề tài khác trong tương lai.
Một lần nữa xin gửi đến Thầy lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
Nhóm sinh viên thực hiện

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...........................................................................3

MỤC LỤC..............................................................................................................4

NỘI DUNG.............................................................................................................5

I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..........................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................5

2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................5

II. CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC...........6

1. Quan điểm của Mác-Lenin về nguồn gốc hình thành nhà nước...................6

2. Thuyết thần quyền.......................................................................................8

3. Thuyết gia trưởng........................................................................................9

4. Thuyết khế ước xã hội...............................................................................10

5. Thuyết bạo lực và tâm lý...........................................................................13

III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM..............................................................................15

1. Quan điểm Mác- LêNin.............................................................................15

2. Thuyết thần quyền.....................................................................................16

3. Thuyết gia trưởng......................................................................................16

4. Thuyết khế ước xã hội...............................................................................18

5. Thuyết bạo lực và tâm lý...........................................................................19

6. Quan điểm phù hợp nhất...........................................................................20

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23

4
NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan mật thiết đến lợi ích của
các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và các quốc gia. Để hiểu đúng về các hiện tượng
dân tộc, cần làm rõ hàng loạt vấn đề liên quan như nguồn gốc của quốc gia, bản chất
của quốc gia đó.
Trong lịch sử chính trị và luật pháp, từ thời cổ đại, trung đại đến cận đại, nhiều
nhà tư tưởng đã đề cập đến cội nguồn của đất nước. Các nhà tư tưởng trong lịch sử có
những cách hiểu khác nhau về nguồn gốc của đất nước từ những góc độ khác nhau.
Với những lý do trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Các học thuyết về nguồn gốc
hình thành nhà nước”

2. Mục tiêu đề tài


Nhận thức được qui luật chung về sự hình thành Nhà nước trên thế giới thông qua
việc tìm hiểu các học thuyết phi Mác-xít, xác định được các nguyên nhân, các yếu tố
tác động dẫn đến sự hình thành Nhà nước. Nắm rõ nội dung các học thuyết cơ bản về
nguồn gốc Nhà nước. Đánh giá ưu và khuyết điểm của các học thuyết cơ bản về nguồn
gốc Nhà nước. Nguyên nhân và quá trình hình thành Nhà nước trong lịch sử theo quan
điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Các yếu tố tác động đến sự hình thành Nhà nước theo
quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Đồng thời, tìm hiểu điểm khác biệt trong sự
hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông và phương Tây trong lịch sử.

5
II. CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
1. Quan điểm của Mác-Lenin về nguồn gốc hình thành nhà nước
1.1. Quan điểm [1] [2]
Nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. nhà
nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển và sẽ tiêu vong khi
những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa
Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là hiện tượng xã hội vĩnh
cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triểntiêu vong khi những điều kiện
khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nhà
nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội
thành các giai cấp đối kháng.

1.2. Quá trình hình hình nhà nước theo quan điểm Mác-Lênin (nguồn gốc)
1.2.1. Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc – bộ lạc
Trước khi hình thành nhà nước, hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân
loại là Cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc bộ lạc

a. Cơ sở kinh tế
Cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động dựa trên nguyên tắc phân phối bình quân. Ở chế độ này, mọi người đều bình
đẳng trong lao động và hưởng thụ: xã hội không có kẻ giàu người nghèo, không có
giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Mặc dù cách tổ chức xã hội còn đơn giản nhưng vẫn xuất hiện nhu cầu quản lý,
điều hành các hoạt động chung trong các bộ tộc, thị lạc
Tế bào cơ sở của xã hội là thị tộc. Thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất và là
một bộ máy kinh tế xã hội. Sự phân công lao động tự nhiên giữa những đàn ông và đàn
bà, người già và trẻ nhỏ thực hiện các công việc khác nhau mà vẫn chưa mang tính xã
hội.

6
b. Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT
Nhà nước và pháp luật chưa xuất hiện trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tuy
nhiên đã xuất hiện quyền lực và hệ thống quản lý các thị tộc. Đó là thứ quyền lực xã
hội mà tổ chức thực hiện với cơ sở nguyên tắc dân chủ thực sự
Quyền lực này xuất phát từ xã hội với mục đích phục vụ cho lợi ích của cả cộng
đồng.

1.2.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước
Nguyên nhân:
- Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm thay đổi
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và à sự phân công lao động xã
hội.
- Lần thứ nhất: Chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất.
- Lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Lần thứ ba: Thương nhân xuất hiện.
Ba lần phân công lao động xã hội này đã phân chia xã hội thành các giai cấp có sự
đối lập với nhau nhau. Chúng mâu thuẫn với nhau và luôn đấu tranh gay gắt với nhau.
Chính vì thế mà xã hội này cần phải có một tổ chức đủ sức dập tắt các xung đột công
khai giữa các giai cấp và giữ cho các xung đột ấy trong vòng “trật tự”. Tổ chức này
được gọi là nhà nước.

1.3. Hệ quả
Sự xuất hiện của nhà nước mang tính chất khách quan, là kết quả của sự phát triển
một xã hội đã đến một giai đoạn nhất định.
Nhà nước phân chia dân cư theo vùng lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
Nhà nước có hai đặc trưng cơ bản khác biệt với thị tộc:
- Tổ chức dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm
xuất phát. Cách thức tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của mọi
nhà nước (thị tộc hình thành và tồn tại trên cơ sở huyết thống)
- Quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực này không còn hòa nhập với dân cư
(Quyền lực công cộng trong chế độ CSNT là quyền lực xã hội, do dân cư tự tổ
chức ra, không mang tính chính trị, giai cấp). Quyền lực công cộng đặc biệt

7
thuộc về giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị sau khi nhà
nước xuất hiện

2. Thuyết thần quyền


2.1. Nội dung [3] [4]
Học thuyết thần quyền cho rằng tất cả vạn vật tồn tại trên trái đất này đều do
Thượng đế tạo ra. Để duy trì trật tự thế giới nên Thượng đế đã tạo ra nhà nước và trao
cho người đứng đầu đầu quyền lực chính trị.
Người đứng đầu của đất nước đó là đại diện hay hiện thân của Thượng đế, thần
linh được gọi là Thiên tử hoặc đứa con của Trời, thay mặt thần linh để quản lý xã hội
và cai trị dân chúng. Đó là sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền trong việc cai
trị đất nước. Hay nói cách khác, nhà vua kết hợp giữa quyền lực chính trị và quyền lực
tôn giáo. Trật tự của xã hội phải được thiết lập theo ý của nhà vua cũng như là ý chỉ
của thần linh. Nhà vua trên cả pháp luật. Việc chống lại pháp luật, chống đối với nhà
vua cũng chính là chống lại ý chí của Thượng đế.
Đến ngày nay, học thuyết thần quyền vẫn được tồn tại. Tuy nhiên, học thuyết phổ
biến nhất vào những nhà nước đầu tiên mới được ra đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai
Cập, Lưỡng Hà. Theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, nhân dân đã cầu nguyện thần
linh và người đã ban cho họ một vị vua là Manu – vị vua đầu tiên. Bộ luật Manu chính
là bộ luật cổ xưa nhất của Ấn Độ, bộ luật mang tính chất và vị trí thần thánh của nhà
vua. Tương tự, luật Hammurabi của Lưỡng Hà cũng là sự hiện thân của thần linh. Vị
thần Anu, vua vùng Anunaki, và thần Bel, chúa tể của Thần Ea là Marduk quyền thống
trị cả loài người, và các Thần đã lấy tên vinh quang của ông để đặt là Babylon với
mong muốn Babylon trở thành vĩ đại nhất mà muôn đời trường cửu.

2.2. Ba phái khác của thuyết thần quyền


2.2.1. Phái quân quyền (Quân chủ)
Phái này cho rằng Thượng đế đã trao quyền cai trị dân chúng cho nhà được mà đại
diện là vua (Hoàng đế, Thiên tử, …). Vì vậy, quyền của nhà vua là tuyệt đối. Nhà vua
có toàn quyền đối với vận mệnh của một đất nước và các thần dân trong nước. Những
lời vua nói, yêu cầu đưa ra đều là hợp pháp và những gì mà vua ghét là bất hợp pháp.

8
Điều này đã được chứng minh qua các triều đại lịch sử phong kiến ở phương Đông
như Trung Quốc, Việt Nam, …

2.2.2. Phái giáo quyền


Phái này cho rằng Thượng đế trao quyền cho Giáo hội. Giáo hội sẽ giữ quyền
thống trị về mặt tinh thần và quyền thống trị của xã hội sẽ do nhà vua quản lý. Từ đó
hình thành mối quan hệ giữa nhà vua và giáo hội, vì thế nhà nước cũng phải bảo vệ
giáo hội. Quan điểm này thể hiện rõ trong học thuyết hai thanh kiếm. Theo Giáo
Hoàng Gelasiua Đệ nhất, Thượng đế tạo ra hai thanh kiếm làm biểu tượng. Một tượng
trưng cho uy quyền tôn giáo và một tượng trưng cho chính trị. Giáo hoàng phải nghe
theo hoàng đế những vấn đề thuộc về chính trị và hoàng đế phải nghe theo giáo hoàng
những vấn đề thuộc về tôn giáo. Đây chính là việc chia sẻ quyền lực giữa giáo hội và
nhà vua.

2.2.3. Phái dân quyền


Phái này lại quan điểm rằng, Thượng đế trao quyền cho nhân dân và nhân dân ủy
thác cho người đại diện là nhà vua. Trong trường hợp này nếu nhà vua không thực
hiện được những nguyện vọng mà nhân dân mong muốn, nhân dân có thể lật đổ nhà
vua để lập nên một nhà vua mới thích hợp hơn. Điều này tạo nên sự phục tùng của
nhân dân đối với quyền lực của nhà vua. Bên cạnh đó nhà vua cũng phải quan tâm,
chăm lo đến lợi ích của nhân dân. Có thể nói tư tưởng của nhà nước là của dân được
bắt đầu từ đây.

3. Thuyết gia trưởng


3.1. Nội dung [5]
Thuyết quyền gia trưởng cho rằng gia đình là tế bào của xã hội. Dân tộc được hình
thành từ các gia đình và khi người đứng đầu những gia đình này xác định quyền lãnh
thổ cũng là lúc họ hình thành nên nhà nước.
Nhà nước là kết quả của gia đình và quyền gia trưởng. Nhà nước là mô hình của
một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là quyền gia trưởng được nâng cao
lên. Đây là hình thức phát triển, vai trò đứng đầu gia đình của người cha vẫn được duy
trì." mang tính tự nhiên của xã hội loài người. Gia đình nguyên thủy bao gồm vợ
chồng và con cái. Người cha là chủ gia đình và quyền lực của người cha được công
nhận và tôn trọng bởi tất cả các thành viên trong gia đình. Càng về sau, gia đình càng
9
được mở rộng do càng có nhiều con cháu. Tuy nhiên, bắt đầu từ gia đình nên quan hệ
trong xã hội là quan hệ họ hàng. Gia đình ngày càng gia tăng dân số do nhu cầu đấu
tranh sinh tồn với thiên nhiên và với các nhóm người khác. Quyền gia trưởng chính là
nền tảng của xã hội nguyên thủy.” Lời cha mẹ chính là pháp luật."
Sự ra đời nhà nước là một quá trình. Khi dân số loài người đã tăng, nhu cầu quản
lý xã hội cũng tăng vì ngoài mục đích an toàn và duy trì trật tự cộng đồng, sự quản lý
cũng nhằm bảo đảm mục đích kinh tế và sinh tồn của cộng đồng.
Theo Maine, đặc trưng của xã hội mang tính quyền gia trưởng thể hiện:
- Vai trò của người cha là vai trò của người đứng đầu;
- Quyền lực của người cha là tuyệt đối, cả đời sống lẫn tinh thần, tôn giáo;
- Quyền lực chỉ truyền cho con trai theo dòng máu;
- Hôn nhân bền chặt dù nhất thế hay đa thể.
Theo Maclyer, gia đình có đầy đủ yếu tố cần thiết của một nhà nước, đó là thành
viên - dân số; nhà - lãnh thổ; người đứng đầu gia đình – người đứng đầu nhà nước;
tính độc lập và tự chủ - chủ quyền. Quan điểm này tương tự với quan điểm Khổng Tử:
“quốc gia như một đại gia đình mà gia đình như một tiêu quốc gia. Cho nên nhà Nho
cho đức hiếu là đức quan trọng nhất của con em, có hiểu thì không phạm thượng, có
hiểu thì mới có trung, còn nhân là đức quan trọng nhất của nhà cầm quyền vì nhà cầm
quyền mà không có nhân thì không làm tròn nhiệm vụ trời ủy thác cho mình là nối
dân, đàn con của trời được”.
Sự hợp lý của thuyết quyền gia trưởng là cho rằng nhà nước xuất hiện từ cầu quản
lý xã hội, bảo vệ an toàn cho con người và bảo vệ lợi ích chung.

4. Thuyết khế ước xã hội


4.1. Nội dung [6] [7] [8]
Thuyết khế ước xã hội là học thuyết chính trị - pháp lí tần đầu tiên ra đời trong xã
hội Hy Lạp cổ đại, từ thế kỉ IV đến thế kỉ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà nước
và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ thượng đế hay thần linh mà do kết quả của
một thỏa thuận được thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước,
hợp đồng của xã hội với mục đích là ngăn chặn các vấn đề gây hại có thể nảy sinh
trong trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Trong thời cận hiện đại, học thuyết
khế ước xã hội có một đại biểu là Ruxô (1712-1788), ông xác định rằng: “Thể chế

10
chính trị hợp lí là con người được xác lập trên cơ sở công ước. Ý chí chung của toàn
thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của chủ quyền tối cao. Đó tức là
luật. Chủ quyền tối cao là nhằm thực hiện ý chí chung” [9].

4.2. Khế ước xã hội trong thời kì Hy Lạp


Trong xã hội Hy Lạp người chủ trương thuyết khế ước xã hội là Êpiquya (341 -
270 trước Công nguyên). Êpiquya là nhà triết học duy vật, vô thần cổ Hi Lạp. Theo
ông, cảm giác là cơ sở của nhận thức, vật thể phát ra những làn sóng thâm nhập vào
khí quan, tạo thành hình ảnh của vật thể. Ông phủ nhận hoàn toàn sự can thiệp của
thần linh vào đời sống, lấy tính chất tồn tại vĩnh viễn của vật chất có vận động nội tại
làm điểm xuất phát. Kế tục học thuyết duy vật, vô thần của Đêmôcrit, một trong những
nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại, khi đề cập đến lí do tồn tại của nhà
nước và pháp luật, Êpiquya cho rằng, con người trong khi hướng tới lợi ích chung đã
cùng nhau tham gia vào một khế ước, hợp đồng và đã đặt ra các đạo luật. Họ thoả
thuận không gây cho nhau điều gì tệ hại, nhờ thế họ thấy không phải sợ sệt nhau. Ông
viết: những người lần đầu tiên đưa ra pháp luật, thiết lập phương thức cầm quyền và
chế độ hành chính tại các đô thị, đã qua đó giúp đỡ việc đảm bảo an ninh cao nhất cho
đời sống. Bởi lẽ, "nếu như ai đấy xoá bỏ mọi thứ đó, thì chúng ta sẽ lại phải sống như
dã thú..." Theo ông, các đạo luật không còn thể hiện tính công lí, nếu như chúng sinh
ra không phải vì lợi ích giao tiếp chung giữa mọi người. Theo ông, pháp luật là sản
phẩm của một sự thoả thuận, theo sau một khế ước. Mác có nhận xét rằng, "ở Épiquya
lần đầu tiên bắt gặp nhận thức rằng nhà nước dựa trên sự đồng thuận của con người,
dựa trên một khế ước xã hội". Những người theo chủ thuyết khế ước xã hội răn dạy
con người phải biết chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh. Theo họ, "kẻ ngốc
nghếch xâm phạm pháp luật nhằm tìm kiếm một cái gì đó có lợi cho mình còn người
thông thái thì chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh vì người đó hiểu ra rằng,
đằng sau sự xâm phạm pháp luật là một sự trừng phạt không tránh khỏi. Êpiquya là
người đã bác bỏ khuynh hướng thống trị của bất kì một ai đó đối với nhân dân. Ông
mơ ước giải phóng Hi Lạp khỏi ách thống trị của Makêđôn¡a.

4.3. Khế ước xã hội trong thời kì cận hiện đại


Trong thời cận - hiện đại, thuyết khế ước xã hội có một đại biểu xuất sắc là Ruxô
(Jean - Jacques Rousseau; 1712 - 1788) - nhà văn và nhà triết học lỗi lạc, lí luận gia
11
tiêu biểu của Cách mạng Pháp 1789. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến các cuộc
cách mạng tư sản, văn học và triết học châu Âu.
Trong lĩnh vực nhà nước, pháp luật, tư tưởng Ruxô mang tính cấp tiến, vượt qua
nhiều tư tưởng tam quyền phân lập, quân chủ lập hiến, dân chủ đại diện của
Môngtexkid. Trong học thuyết của mình, Ruxô đặc biệt nhấn mạnh chủ quyền nhân
dân. Có thể nói, đây là tư tưởng trung tâm, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư duy sáng tạo
của ông. Các quan điểm chính trị - xã hội của Ruxô nổi bật ở tư tưởng dân : chủ thị
dân, thấm đượm sâu sắc sự quan tâm đến ị người dân bình thường vốn bị chế độ
chuyên chế đè Ỉ nén hơn cả. Ruxô không đơn thuần chỉ phê phán các thiết chế vương
quyền tàn bạo mà chủ trương phá bỏ toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ đó. Tác
phẩm chủ yếu của ông, tác phẩm đã đưa tên tuổi của ông vào hàng các vĩ nhân của
nước Pháp, có sức cổ vũ, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân cách mạng đang
đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến là "Khế ước xã hội" ra đời năm 1762 chứa đựng
những tư tưởng tiên phong của cuộc cách mạng dân chủ.
Ruxô đặt vấn đề là cần phải có một khế ước hoặc có khi ông dùng là “công ước”
xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người công
dân, dân sự... Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi
người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan
tâm đến bản thân. Ông chỉ rõ: phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải
kết hợp lại với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ
chung, khiến cho mọi người đều bình đẳng một cách hài hoà; tìm ra một hình thức kết
liên với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên: mỗi thành viên
trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như
trước, vẫn chỉ tuân theo bản thân mình. Đó là vấn đề cơ bản mà khế ước xã hội đề ra
để giải quyết và khế ước xã hội có thể quy vào một công thức sau: mỗi người đặt mình
và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng tiếp nhận
mỗi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể.
Ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của chủ
quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là nhằm thực hiện ý chí chung. Cơ
quan quyền lực tối cao phải là một con người tập thể.

12
Kế thừa tư tưởng chủ quyền nhân dân của những người đi trước, đến lượt mình
Ruxô đã phát triển, nâng cao nó khi khẳng định: chủ quyền nhân dân là một thực thể
tập thể, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào, mà quyền lực được tiến hành bởi
ý chí chung hay ý chí của đa số không thể phân chia. Nó luôn luôn thuộc về nhân dân
và không thể bị hạn chế bởi bất kì đạo luật nào.
Đặt ngược lại vấn đề, Ruxô đề cập trường hợp cá biệt, nhưng vẫn thường xảy ra:
thật ra mỗi cá nhân có thể có ý chí riêng, không giống hoặc trái với ý chí chung. Lợi
ích riêng tư có thể nói với anh ta không như tiếng nói của lợi ích chung, cho nên
thường có những người hưởng quyền công dân mà không muốn làm nghĩa vụ thần
dân, và ông nhận xét, thái độ bất công đó nếu phát triển mãi ra thì sẽ dẫn tới sự suy đồi
của cơ chế chính trị. Vì vậy, muốn cho công ước xã hội không thể trở thành một công
thức suông thì nó phải bao hàm điều ràng buộc với cá nhân. Nhưng ông cũng lưu ý:
Muốn cho một ý chí trở thành ý chí chung, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt
đối trăm người như một và điều cần thiết là mỗi tiếng nói đều được đếm xỉa tới. Nếu
gạt bỏ một tiếng nói nào thì tính chất chung sẽ bị tổn thương.

5. Thuyết bạo lực và tâm lý


5.1. Thuyết bạo lực [10]
Thuyết bạo lực chứng minh rằng nguồn gốc được hình thành bởi quyền lực và sự
thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Nhiều nhà nghiên cứu lý thuyết này cho rằng
nhiều quốc gia trên thế giới ra đời từ các cuộc chiến tranh (như Lưỡng Hà, Hy Lạp,
Peru, Colombia, v.v.).
Không thể phủ nhận rằng bạo lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển của một quốc gia. Nhiều quốc gia cũng đã chứng minh quá trình
hình thành nhà nước thông qua bạo lực. Tuy nhiên, học thuyết này chủ trương chân lý
của kẻ mạnh và quyền cai trị kẻ yếu. Với lý thuyết này, xã hội sẽ không yên bình vì
bạo lực, và chiến tranh được coi là mục tiêu của sự phát triển. Sẽ không có công lý,
đạo đức và nhân văn trong xã hội.

5.2. Thuyết tâm lý [11]


Thuyết tâm lý cho rằng, trong xã hội nguyên thuỷ, con người còn có những hiểu
biết hạn hẹp về thế giới xung quanh nên sinh ra tâm lý sợ hãi trước những hiểm hoạ từ
thiên nhiên như động đất, bão lũ, sóng thần, thú dữ … Để giải quyết vấn đề tâm lý này,

13
con người sinh ra tâm lý muốn được bảo vệ và tôn sùng những người có sứ mệnh dẫn
dắt xã hội. Dẫn đến lệ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, tù trưởng …
Nhà nước là tổ chức của những người có sứ mệnh lãnh đạo xã hội
- Các nhà tư tưởng theo học thuyết này : Phơređơ, L.Petơrazitki
- Là một trong những học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước.
Khuyết điểm :
- Giải thích sự ra đời của nhà nước dựa trên ham muốn của con người và cơ sở
duy tâm.
- Chưa xem xét, nghiên cứu đến những khía cạnh về kinh tế xã hội dẫn đến sự ra
đời của nhà nước.

14
III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM
1. Quan điểm Mác- LêNin
Ưu điểm:
- Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế tự nhiên (tự cấp và tự túc, săn bắn và hái
lượm) sang nền kinh tế sản xuất và trao đổi. Các ngành nghề sản xuất khác
nhau lần lượt xuất hiện và phát triển như: chăn nuôi, trồng trọt, thủ công
nghiệp, thương nghiệp à Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
- Các công cụ sản xuất được cải tiến hơn, đồ được làm từ đá đến đồ đồng sau đó
là đồ từ sắt. à Năng suất lao động hiệu quả hơn, dẫn đến nhu cầu và giá trị sức
lao động ngày càng tăng.
- Gia đình riêng rẽ đã bắt đầu trở thành một đơn vị kinh tế của xã hội.
Khuyết điểm:
- Khi có sự xuất hiện của sở hữu tư nhân đã dẫn đến sự phân hóa thành kẻ giàu
và người nghèo trong xã hội
- Tù binh trong chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc được giữ lại để làm nô lệ do
đó nô lệ đã xuất hiện và ngày càng đông hơn à Xã hội có thêm sự phân hoá
thành người tự do và nô lệ.
- Sự xuất hiện của thương nhân, sự sở hữu tự do và hoàn toàn về mộng đất thì
đồng tiền, nạn cầm cố mộng đất, nạn cho vay nặng lãi xuất hiện làm cho sự
phân hoá giữa giàu nghèo, phân hoá thành người tự do và nô lệ càng thêm sâu
sắc. à của cải trong xã hội sẽ tập trung vào tay một số ít người, vì vậy người
nghèo và nô lệ tăng lên rất đông.
- Những người giàu có, chủ nô lợi dụng địa vị kinh tế của mình để khống chế bộ
máy quản lý của xã hội với mục đích chủ yếu là vì lợi ích của họ và trở thành
lực lượng thống trị, những người nghèo và nô lệ trở thành lực lượng bị trị à
xảy ra mâu thuẫn giữa hai lực lượng đó và sự đấu tranh ngày càng gay gắt hơn.

15
2. Thuyết thần quyền
2.1. Ưu điểm
- Một chế độ thần quyền giữ cho mọi người đoàn kết bởi vì niềm tin được gắn
kết vào chính phủ.
- Là một hình thức chính phủ có mức độ tuân thủ xã hội cao.
- Là nền tảng để phát triển những học thuyết hiện đại sau này.
- Mang sự chuyên quyền, quyền lực tập trung vào tay nhà vua.
- Nâng cao và tập trung quyền lực của người cai trị, người đứng đầu nhà nước.
- Dễ cai quản đất nước, người dân.
- Mọi chuyện được giải quyết chỉ cần thông qua nhà vua nên thời gian giải quyết
nhanh hơn

2.2. Nhược điểm


- Thuyết này cổ vũ cho sự chuyên quyền và độc đoán của nhà vua
- Từ góc nhìn của chính quyền thần quyền, Thiên Chúa được thừa nhận là người
đứng đầu" của nhà nước, chứ không phải nhà vua
- Hạn chế về mặt tôn giáo, ngoài thần quyền của nhà nước ra thì các tôn giáo
khác như hồi giáo không thể phát triển.
- Tất cả những góp ý, ý kiến trái chiều với nhà Vua thì đều không được chấp
nhận, Vua có cả thần quyền và quân quyền, giải quyết mọi chuyện hầu như theo
góc nhìn và cảm tính của Vua, tạo nên nhiều hạn chế về kinh tế lẫn chính trị.
- Không thúc đẩy, không tạo động lực cho xã hội phát triển.
- Chưa giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước

3. Thuyết gia trưởng


3.1. Ưu điểm
- Vai trò của người cha là vai trò của người đứng đầu.
- Quyền lực của người cha là quyền lực tuyệt đối, cả đời sống lẫn tinh thần, tôn
giáo.
- Hôn nhân bền chặt dù nhất thê hay đa thê.
- Thuyết đề cao vai trò của gia đình - nơi bắt nguồn của xã hội
- Khi nhà nước là một gia tộc mở rộng tức người trong một nước là anh em một
nhà
16
- Dạy dỗ con người sống hiếu đạo: Đức hiếu là đức quan trọng nhất của con em,
có hiếu thì không phạm thượng, có hiếu thì mới có trung; nhân là đức quan
trọng nhất của nhà cầm quyền vì nhà cầm quyền mà không có nhân thì không
làm tròn nhiệm vụ trời ủy thác cho mình là nuôi dân, đàn con của trời được.

3.2. Nhược điểm


- Nhược điểm lớn nhất của thuyết này là tạo ra sự bất bình đẳng giới, quyền lực
chỉ tập chung vào người cha.
- Tiếng nói ý kiến của các thành viên trong gia đình bị hạn chế.
- Xét về mặt luật học, học thuyết này không phổ biến vì nó thiên về xã hội học
hơn là chính trị học cũng như luật học.
- Hơn nữa, thuyết này ít nhiều cũng ít nhiều biện minh cho sự bất bình đẳng, sự
nô dịch và thống trị con người trong xã hội và coi đó là 1 điều hiển nhiên.
- Học thuyết này ít được đề cập về nguồn gốc pháp luật, nó như 1 quy tắc trong
các gia đình được truyền từ đời này sang đời khác.
- Trong thực tế, sự gia trưởng mang lại nhiều uất ức, cam chịu của những người
cấp dưới, người phụ nữ…
- Các nhà tư tưởng gia trưởng như Platon, Aristotle, và Philemon cho rằng nhà
nước là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên của gia đình. Nhà nước tồn tại
trong mọi xã hội. Các tác giả của trường phái này cho rằng xã hội giống như
một đại gia đình, "một ngôi nhà là một quốc gia nhỏ, và một quốc gia là một
ngôi nhà lớn." Trong mỗi gia đình đều có một người gia trưởng, đảm đương
việc gia đình, việc nước được coi là người đứng đầu xã hội. Thực hiện quản trị
xã hội. Quyền lực nhà nước là sự phát triển không ngừng của quyền lực gia
trưởng, về bản chất là Quyền lực của người gia trưởng.
Nhìn chung, tính hợp lý của học thuyết gia trưởng nằm ở chỗ, nhà nước ra đời từ
nhu cầu quản lý và bảo vệ xã hội. Sự an toàn của mọi người và bảo vệ lợi ích công
cộng. Tuy nhiên, theo quan điểm của luật học, học thuyết này không phải là một sự
phổ biến thực sự, bởi vì nó mang nhiều ý nghĩa xã hội học hơn là chính trị hay công lý.
Ngoài ra, chủ nghĩa gia trưởng ít nhiều biện minh cho sự bất bình đẳng, nô dịch và
thống trị của con người và cho rằng đây là một hiện tượng tự nhiên của xã hội loài
người. Giống như thuyết thần quyền, nguồn gốc của nhà nước ít khi được đề cập đến.

17
Bởi vì đất nước là hình mẫu của đại gia đình, và sức mạnh của đất nước đến từ chế độ
gia trưởng gia tăng. Tuy nhiên, thuyết gia trưởng mang tính dân chủ, tiến bộ hơn
thuyết thần quyền. Vì vậy, pháp luật là quy tắc của đại gia đình. Từ góc nhìn pháp
luật , học thuyết gia trưởng chú trọng tới dạy dỗ con người sống hiếu đạo, lễ nghĩa và
coi đó như một quy tắc ứng xử và quy tắc. Nhà nước ra đời theo thuyết gia trưởng
mang tính chất tự nhiên theo phát triển của xã hội, từ gia đình tới dòng tộc và tới xã
hội.

4. Thuyết khế ước xã hội


4.1. Ưu điểm
- Là hợp đồng mang mang tính cộng đồng về tài sản không thể hiện về quyền lực
tối cao (Hobbes)
- Có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn gồm những yếu tố tiến bộ xã hội, coi
nhà nước và quyền lực nhà nước là sản phẩm của sự vận động xã hội loài
người.
- Về bản chất của nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội, lợi
ích của mỗi người đều được nhà nước ghi nhận và bảo vệ chúng.
- Tiền để cho thuyết dân chủ và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ
chế độ phong kiến.
- Giải thích được nguồn gốc của nhà nước dựa trên cơ sở duy lý.
- Đề cao tự do con người

4.2. Nhược điểm


- Nhà nước phải là công cụ phục vụ và bị hạn chế về quyền lực (John Locke)
- Nhà nước phải vì lợi ích cho toàn bộ xã hội (Rousseau)
- Học thuyết khế ước xã hội có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư
tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích
sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước
nhưng chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.
- Quan điểm của học thuyết khế ước xã hội là quan điểm theo triết học chứ không
phải là quan điểm pháp lý thuần túy.
Học thuyết khế ước xã hội là học thuyết có tính cách mạng và có giá trị to lớn
trong lịch sử. Đây là học thuyết lý giải nguồn gốc ra đời của nhà nước được dựa trên lý

18
tính. Về mặt lịch sử, đây là nền móng cho tư tưởng cách mạng tư sản lật đổ chế độ
phong kiến trong thời kì cận đại. Nhà nước ra đời là thể hiện sự phản ánh từ lợi ích của
các thành viên trong xã hội. Nếu nhà nước không thể thực hiện đúng cam kết, khiến
cho các quyền tự nhiên bị vi phạm thì kế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật
đổ nhà nước, đồng thời ký một bản khế ước khác lập nên một nhà nước mới. Như vậy,
điểm nổi bật của thuyết khế ước xã hội là đã giải thích được nguồn gốc của nhà nước
dựa trên cơ sở duy lý. Bản chất của một khế ước là liên kết các thành viên trong cộng
đồng xã hội, với mục đích là bảo vệ con người, lợi ích của mỗi người, hướng con
người tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

5. Thuyết bạo lực và tâm lý


5.1. Thuyết bạo lực
Thuyết bạo lực là lý thuyết duy tâm cho rằng sự bất bình đẳng xã hội là do một số
người dùng bạo lực đối với những người khác gây nên. Thuyết bạo lực phổ biến rộng
rãi nhất trong số những tư tưởng tư sản. Thì theo quan điểm cá nhân của em thì em
thấy thuyết này khá chính xác. Từ xưa con người đã nhận thức được việc dùng sức
mạnh của mình để áp chế những người yếu hơn từ đó giành cho mình những quyền lợi
nhất định. Những bộ lạc mạnh sẽ sáp nhập các bộ lạc yếu hơn từ đó giành đất đai, khu
vực săn bắn. Thời phong kiến những nước lớn thường áp đặt sự thống trị của mình với
những nước nhỏ hơn, ví dụ như Trung Hoa và các nước chư hầu. Đến thời các nước tư
bản dùng nguồn lực tài chính quân sự của mình để đi chiếm các nước yếu hơn làm
thuộc địa. Hay các chủ nô dùng tiền của mình để buôn bán nô lệ. Thường các giai cấp
mạnh hơn ( giai cấp thống trị) sẽ bóc lột rất ghê gớm đối giai cấp yếu ( giai cấp bị trị).
Nên trong xã hội hay xảy ra mâu thuẫn giữa hai giai cấp này. Nhận thấy được điều đó
Bác Hồ đã tìm ra con đường giải phóng nhân dân Việt Nam đó là dùng bạo lực cách
mạng để lật đổ các chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc ở nước ta. Đưa đất nước tiến
lên xã hội chủ nghĩa,xã hội mà tất cả mọi người đều bình đẳng, xã hội không tồn tại
giai cấp. Mọi người đều siêng năng lao động có cuộc sống hạnh phúc, không chịu sự
áp bức hay bóc lột của ai.

5.1.1. Ưu điểm
- Đầu tiên, thuyết chứa đựng sự thật rằng một số nhà nước tại một số thời điểm
nhất định chắc chắn được tạo ra bởi vũ lực hoặc sự phô trương vũ lực. Các

19
vương quốc Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch là những ví dụ lịch sử về việc
thành lập các quốc gia bằng cách sử dụng vũ lực.
- Thứ hai, điểm mấu chốt khác của lý thuyết là nó khiến các nước có ý thức xây
dựng quân đội và quốc phòng đầy đủ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà
nước. Dễ nhận thấy qua việc mỗi quốc gia ở thời điểm hiện tại đều dành ra một
lượng tiền đáng kể được sử dụng cho ngân sách quốc phòng

5.1.2. Nhược điểm


- Thuyết bạo lực không giải thích được nguồn gốc nhà nước do yếu tố vũ lực
không phải là yếu tố duy nhất trong nguồn gốc của nhà nước mà còn có tôn
giáo, chính trị, gia đình,.. Một nhà nước có thể được tạo ra bằng vũ lực tạm
thời, nhưng để duy trì nó một cái gì đó nhiều hơn là vũ lực. Không có nhà nước
nào có thể tồn tại vĩnh viễn bằng lưỡi lê và dao găm, nó phải được sự đồng tình
tự nguyện chung của người dân.
- Lý thuyết vũ lực không phù hợp với tự do cá nhân. Thời điểm người ta chấp
nhận rằng nhà nước được duy trì nhờ vũ lực, thì làm sao người ta có thể mong
đợi sự tự do ở đó. Xã hội sẽ không có hoà bình vì bạo lực, chiến tranh được coi
là mục đích của sự phát triển, xã hội sẽ không có công lý, đạo đức và tình
người.

5.2. Thuyết tâm lý


5.2.1. Ưu điểm
- Ưu điểm duy nhất mà thuyết tâm lý nêu lên được chính là làm thoả mãn được
tâm lý được bảo vệ của con người cũng như thể hiện được tính giai cấp của xã
hội nguyên thuỷ lúc bấy giờ

5.2.2. Khuyết điểm


- Thuyết tâm lý chỉ mới giải quyết và xem xét theo khía cạnh duy tâm mà bỏ qua
hoàn toàn các vấn đề chi phối khác. Chưa nêu lên được bản chất của nhà nước ,
cụ thể là tính giai cấp và tính xã hội.
- Thuyết tâm lý hoàn toàn không phù hợp với kiến thức khoa học xã hội hiện tại.
Thuyết tâm lý còn rất nhiều thiếu sót do sự hạn chế trong nhận thức của con
người lúc bấy giờ dẫn đến giải thích sai lầm về nguồn gốc hình thành xã hội.

20
6. Quan điểm phù hợp nhất
Dựa trên tất cả các học thuyết về nguồn gốc nhà nước, ta thấy Quan điểm Mác-
Lênin là quan điểm bao quát nhất về nguồn gốc hình thành nhà nước. Vì:
- Quan điểm Mác-Lênin có sự khác biệt rõ ràng về chất so với các bốn học thuyết
còn lại về nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước. Quan điểm Mác-Lênin không
tập trung thừa nhận hay phủ nhận sự tồn tại của nhà nước mà chỉ ra nguyên
nhân và nguồn gốc hình thành nhà nước, vai trò của nhà nước là gì và nhà nước
ra đời để phục vụ cho đối tượng nào.
- Quan điểm Mác-Lênin giải thích những câu hỏi trên bằng những cơ sở hiện
thực của nhà nước: cơ sở kinh tế - xã hội quy định sự ra đời, hình thành, phát
triển và tiêu vong của nhà nước. Do đó, nhà nước là một hiện tượng xã hội
nhưng đây không là hiện tượng xã hội bất biến, thụ động mà là thiết chế xã hội
đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển
đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan
như cơ sở kinh tế -xã hội cho sự tồn tại của nó mất đi.
- Thông qua quan điểm Mác-Lênin, chúng ta hiểu hai điều:
+ Khi giai cấp thống trị này đã không còn thì nhà nước của giai cấp thống
trị đó cũng sẽ biến mất đi/
+ (2) trong tương lai, khi mà các giai cấp không còn tồn tại, nghĩa là sự
mâu thuẫn giữa các giai cấp cũng mất đi thì nhà nước sẽ mất đi chức năng
giai cấp của mình, vì vậy chỉ còn lại một chức năng xã hội, lúc đó nhà nước
trở thành thiết chế tự quản trong xã hội và thực hiện các chức năng xã hội
vì cộng đồng.
+ Sự tự sụp đổ của nhà nước hay sự mất đi của nhà nước nghĩa là sự sụp đổ
đó không phải do ý chí chủ quan của bất kì một chủ thể nào ở trong xã hội
mà đây chỉ là một quá trình tự nhiên, tất yếu theo quy luận vận động khách
quan của xã hội loài người, dù giai cấp thống trị bằng cách nào để cố giữ
địa vị thống trị của mình thì sớm muộn nhà nước của giai cấp thống trị đó
cũng sẽ biến mất theo khi điều kiện về kinh tế, xã hội của giai cấp này mất
đi.

21
Bên cạnh đó quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng nêu ra một số luận điểm và
nguồn gốc nhà nước
- Kinh tế:
+ Có sự thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động
bằng đồng, bằng sắt được cải tiến và thay thế cho công cụ lao động bằng đá.
Con người phát triển hơn về mặt thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã
được tích lũy qua thời gian.
+ Ba lần phân công lao động được xem là những bước tiến lớn của xã hội, gia
tăng, tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu
+ Nền kinh tế mới đã phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao
động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên
thủy đã không còn phù hợp với ngày nay.
- Xã hội:
+ Sự xuất hiện của gia đình cá thể đã trở thành lực lượng đe dọa lớn tới sự tồn
tại của thị tộc.
+ Sự phân biệt giữa người giàu người nghèo và những mâu thuẫn của xã hội
càng ngày càng gia tăng
+ Sự đấu tranh của giai cấp diễn vẫn diễn ra không ngừng và càng ngày càng
gay gắt hơn, từ đó trật tự của xã hội bị đe dọa
+ Xã hội cần phải có một tổ chức có khả năng giải quyết được các nhu cầu
chung của cộng đồng, để có thể phát triển được trong một trật tự nhất định
+ Xã hội cần phải có một tổ chức phù hợp hơn đối với nền kinh tế và xã hội
mới.
 Sự xuất hiện Nhà nước không phải là “quyền lực bên ngoài áp đặt vào xã hội
mà là “ một lực lượng nảy sinh từ xã hội” một lực lượng “ tựa hồ đứng trên xã
hội” có nhiệm vụ làm giảm bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm
trong một trật tự.

22
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ [Online]. Available: https://hocluat.vn/nguon-goc-ban-chat-chuc-nang-cua-


1] nha-nuoc/.
[ [Online]. Available: Bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
2] trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận (hcma.vn).
[ [Online]. Available: https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/cac-hoc-thuyet-pho-
3] bien-ve-nguon-goc-nha-nuoc-va-phap-luat/#1_Thuyet_than_quyen.
[ [Online]. Available: http://www.fordham.edu/halsall/ancient/hamcode.asp.
4]
[ [Online]. Available: Một số học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước và
5] pháp luật (hcmulaw.edu.vn).
[ [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%BF_
6] %C6%B0%E1%BB%9Bc_x%C3%A3_h%E1%BB%99i#:~:text=Kh%E1%BA
%BF%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i
%20trong,d%E1%BB%B1ng%20cu%E1%BB%99c%20s%E1%BB%91ng%20c
%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng..
[ [Online]. Available: https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/thuyet-khe-uoc-xa-hoi-
7] 256152.html?fbclid=IwAR3-
zwVthOCliPTswLyQ2_SUiLbC7cgDokmjNZPGbOJx2lelzjhsbh10B9U.
[ [Online]. Available: https://luatminhkhue.vn/thuyet-khe-uoc-xa-hoi-la-gi---tim-
8] hieu-ve-thuyet-ke-uoc-xa-hoi.aspx?
fbclid=IwAR2hrfImOwTGnjoW0zYyPWnexbw0mcZG_sMFBSArWNSM1cvWa
V83BFsfUp0.
[ [Online]. Available:
9] https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/linh-vuc-khac/thuyet-khe-
uoc-xa-hoi-la-gi-121826.
[ P. N. Thanh, “Khoa học pháp lý Việt Nam,” [Online]. Available:
10 https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=eb45651e-
23
] e071-4411-a60c-5f8ef8337fcd, 03/2017.
[ [Online]. Available: https://thanhnienquetoi.blogspot.com/2015/08/nhung-
11 quan-iem-phi-mac-xit-ve-ban-chat.html.
]
[ [Online]. Available: https://tuanhsl.blogspot.com/2013/01/khe-uoc-xa-
12 hoi.html?
] m=1&fbclid=IwAR1bzGwAmaWziu1hOa5lyeCw1LobaO5CFI3oIAVxVO4J7svfp
3tC2iHsRME.

24

You might also like