You are on page 1of 3

PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC

XÃ HỘI CÁ NHÂN

Mục đích:
Là thiết lập mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp cho họ hiểu rõ về mình xác định lại
mối tương quan với những người xung quanh mình, họ tăng khả năng vận dụng các
nguồn lực xã hội và của bản thân để tự thay đổi.

Cách tiếp cận để sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân:

Cách tiếp cận xã hội:

◦ Mối quan tâm chính là thực tiễn tâm lý xã hội nội tâm của con người (cách nhìn
về mình và cách tâm của con người) và bối cảnh xã hội đang sống.

◦ Cách tiếp cận “giải quyết vấn đề”: Việc đối tượng chịu dấn thân (nhờ sự tác
động của nhân viên xã hội) vào tiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị
liệu.

Cách tiếp cận để sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân:

◦ Tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong
giai đoạn khủng hoảng (can thiệp khi khủng hoảng). Cách này tập trung vào
việc giúp đối tượng đạt một mục tiêu cụ thể do họ chọn và trong một thời gian
giới hạn và thực hiện ấy cũng chính là trị liệu.

Các thành tổ của công tác xã hội với cá nhân:

◦ Con người thân chủ

◦ Vấn đề

◦ Tổ chức xã hội

◦ Tiến trình
Tác động bởi
Luôn thay đổi
nhu cầu

Phải được
Con người
chấp nhận

Quá khứ và dự Ảnh hưởng bới:


báo tương lai Slý, vh - xh

VẤN ĐỀ

Vấn đề mà đối tượng gặp phải có thể là vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội, do
tác động của môi trường sống hoặc so sự kết hợp của cả hai- chính những vấn
đề này làm cản trở đối tượng thực hiện mục đích, chức năng, vai trì của mình
trong hoạt động tâm lý và xã hội của họ.

CÁC DẠNG VẤN ĐỀ

 Nhu cầu cơ bản không được đáp ứng: Nghèo đói, thiếu ăn, thất nghiệp.

 Khó khăn về quan hệ xã hội: Thiếu tình thương, bị bỏ rơi, mâu thuẫn trong gia
đình; khó khăn khi thực hiện vai trò xã hội.

 Khó khăn về mặt thể chất: Bệnh tật, khuyết tật.

 Khó khăn do thiểu năng, trình độ học vấn thấp, do thiếu tài nguyên kinh tế hay
xã hội.

 Khó khăn cảm xúc trước một thử thách nặng nề, thất bại trong cuộc sống.

 Khó khăn do hành vi làm trái pháp luật.

TỔ CHỨC XÃ HỘI

◦ Nhân viên xã hội là người đại diện cho Tổ chức xã hội (như: Hội chữ thập đỏ),
trực tiếp cung cấp dịch vụ và tài nguyên mà đối tượng cần đến.

◦ Tổ chức xã hội có thể thuộc chính phủ, phi chính phủ tùy theo nguồn tài trợ.
◦ Mỗi tổ chức xã hội có triết lý và chức năng riêng biệt và phục vụ cho một hay
nhiều loại đối tượng: Trẻ em (mồ côi, khuyết tật, lang thang), phụ nữ nghèo,
người già neo đơn, người nghiện, phát triển cộng đồng, giáo dục sức khỏe, môi
trường…

Các dịch vụ do tổ chức xã hội cung cấp hỗ trợ cho đối tượng đều nằm trong phạm vi
chức năng “tài nguyên giới hạn của mình” (Tổ chức xã hội cần đóng thêm vai trò
môi giới, giới thiệu đối tượng) đến nơi mà họ cần đến mỗi khi họ có nhu cầu vượt
ngoài phạm vi chức năng của mình.

◦ Có thể do đối tượng tự đến với nhân viên xã hội vì họ có nhu cầu muốn được
giúp hoặc ngược lại. Nhân viên xã hội chủ động do trong phạm vi hoạt động
theo chức năng của mình.

◦ Nếu bước tiếp cận này mà nhân viên xã hội tạo được ấn tượng ban đầu tích cực
(cởi mở, thái độ, sẵn sàng đón nhận) thì các bước sau sẽ thuận lợi.

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CỦA THÂN CHỦ

◦ Bước này đòi hỏi nhân viên xã hội nhiều kỹ năng để thiết lập mối quan hệ giúp
đỡ chuyên nghiệp. Trước khi xác định vấn đề, nhân viên xã hội cần:

+ Xác định ai thực sự là thân chủ (người bị hụt hẫng, nạn nhân,…)

+ Xác định thân chủ không có nghĩa là loại bỏ tất cả những người còn lại.

Lên kế hoạch trị liệu

+ Là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên chuẩn đoán

You might also like