You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CÔNG TÁC XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái niệm “nguồn nhân lực”, “nguồn nhân lực Công tác xã hội”
2.1.1: Khái niệm nguồn nhân lực

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguồn nhân lực, ta phải làm rõ và hiểu được khái niệm
về nhân lực trước tiên, và tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm
tương ứng khác nhau về nhân lực,ta có thể xem xét nhân lực dưới một số khía cạnh
sau:
Nhân lực là sức lực của con người, nằm trong con người và làm cho con người hoạt
động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển cơ thể con người.Cho
đến một mức độ nào đó,con người có đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động
hay còn gọi là con người có sức lao động.1
Nhân lực là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả
những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành
lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.2
Nói đến nhân lực là nói đến con người,từ những khía cạnh trên ta có thể rút ra được
một khái niệm chung nhất nhân lực là toàn bộ khả năng thể lực và trí lực của con
người tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần
được phát huy trong quá trình lao động.Nhân lực còn được hiểu là những người đã,
đang và sẽ trở thành lực lượng lao động trong xã hội. Họ có thể có kiến thức và kỹ
năng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực đã và đang được sử dụng rộng rãi khi bắt đầu
công cuộc đổi mới của đất nước.Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn
nhân lực.Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực
là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người
cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển
bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi
lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá

1
Viện nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt,Khái niệm nhân lực-nguồn nhân lực là gì ?,https://irdm.edu.vn/khai-
niem-nguon-nhan-luc-la-gi/
2
Theo Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực, [https://www.vietez.vn/khai-niem-nguon-nhan-luc-
va-quan-tri-nguon-nhan-luc/ ]
nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực
của họ được huy động vào quá trình lao động.3Theo giáo sư viện sĩ Phạm Minh Hạc,
nguồn lực con người thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao
gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất).Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức
thì “Nguồn lực con người chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, đó
không chỉ là số lượng và khả năng chuyên môn mà còn trình độ văn hóa, thái độ đối
với công việc và mong muốn tự hoàn thiện của lực lượng lao động”.Còn theo Liên
Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng
lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của
đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn
lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn
tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. 4Qua đó, ta có thể thấy được nguồn nhân lực
có nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo mỗi góc độ, lĩnh vực mà rút ra được quan
điểm về nguồn nhân lực riêng theo góc độ, lĩnh vực đó.
Dưới góc độ kinh tế phát triển: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi
quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt:
về số lượng và chất lượng, về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao
động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động
được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình
độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ
tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo
khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn
lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc
làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi
lao động quy định nhưng đang đi học.5
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng hoà thể
lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong
đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch

3
4 5 Theo tạp chí lý luận chính trị,Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân
lực,http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien-nguon-nhan-
luc.html
4
5
sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu
hiện tại và tương lai của đất nước.6
2.1.2:Khái niệm nguồn nhân lực công tác xã hội

Công tác xã hội là một ngành nghề với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những
người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp
họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những chuyên viên và các tổ chức Công tác xã
hội xuất hiện ở bất kỳ nơi nào gặp khó khăn với nhiệt huyết và mục tiêu hàn gắn
những rạn nứt của xã hội, hướng tới một thế giới công bằng, nhân ái và nhân văn hơn.
Chính vì thế, hoạt động công tác xã hội hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, bất kỳ đâu
có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội.7Công
tác xã hội là một lĩnh vực thực hành phát triển cao dựa trên những nguyên tắc và
phương pháp đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc
xử lý các vấn đề xã hội – từ đó, công tác xã hội có nhiệm vụ hoạt động vì hạnh phúc
của con người và nâng cao phúc lợi xã hội.Nghề công tác xã hội có vai trò thúc đẩy
thay đổi trong xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người và trao quyền,
giải phóng của con người để có cuộc sống hạnh phúc hơn. Bằng việc sử dụng các lý
thuyết về hành vi con người và môi trường xã hội, công tác xã hội can thiệp vào
những điểm mà con người tương tác với môi trường của họ. Nguyên tắc nhân quyền
và công bằng xã hội là nền tảng của công tác xã hội.8
Nhân viên công tác xã hội phải là người được đào tạo bài bản và phải được đánh giá
về kiến thức và năng lực. Mặc dù nhiều người có đóng góp cho phúc lợi xã hội, song
nếu họ không được đào tạo bài bản thì cũng sẽ không có những kiến thức và năng lực
nhất định, và những tình nguyện viên trong cộng đồng không thể chịu trách nhiệm
cho chất lượng công việc của họ như những người làm nghề chuyên nghiệp.9Một ví
dụ nhân viên công tác xã hội tiếp cận một người tổn thương tâm lý và có ý định tự
vẫn thì lúc này nhân viên công tác xã hội cần có kỹ năng giao tiếp tốt, cộng với kiến
thức xã hội để có thể thấu hiểu, đồng cảm từ đó tiếp cận và giúp đỡ họ. Sau đó mới sử
dụng kiến thức chuyên môn để tham vấn và phối hợp điều trị tâm lý cho người đó. Tất

6
Theo tạp chí lý luận chính trị,Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân
lực,http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien-nguon-nhan-
luc.html
7
Theo Công tác xã hội- nghề còn thiếu,[https://dantri.com.vn/giao-duc/cong-tac-xa-hoi-nghe-con-thieu-nguon-
nhan-luc-20210916100344815.htm ]
8
8 Theo Báo cáo tình hình thực hiện quyết định 32/2010/QĐ-TTg về phát triển nghề công tác xã hội tại Việt
Nam,tháng 8 năm 2014
9
nhiên sau đó là cả 1 quá trình hỗ trợ kéo dài để hồi phục tâm lý dần dần, giúp người
đó vượt qua khủng hoảng tiến tới tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Nguồn nhân lực công tác xã hội được định nghĩa là những người hoạt động trong
lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến
thức và kỹ năng trong công tác xã hội để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng
giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với
môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn.
Một người làm công tác xã hội cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,đặt lợi ích của đối tượng
là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu
dài và liên tục cho đối tượng,tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của
đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp,không
lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp
đối tượng,tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong
hoạt động nghề nghiệp.Đồng thời người làm công tác xã hội cần thực hiện đúng và
đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp và thường
xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.10

2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực công
tác xã hội

10
Theo Thư Ký Luật,Tiêu chuẩn của nhân viên công tác xã hội,[
https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/tu-van-luat/tieu-chuan-cua-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-115591.html]

You might also like