You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

BÀI THI CUỐI KỲ


MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài bài tập lớn: CHỦ ĐỂ 02

Họ và Tên: Lương Diễm Quỳnh

MSSV: 207QC17870

Lớp : K26PR29

Giảng viên : Nguyễn Thị Kim Oanh

Ngày Tháng Năm 2021


MỤC LỤC
1. Phân tầng xã hội hợp thức làm giảm bất bình đẳng và hố ngăn cách giàu
nghèo xã hội ................................................................................................................ 1

2. Phân tầng không hợp thức thì ngược lại........................................................... 2

3. Liên hệ với phân tầng xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện
nay 4

4. Những ý tưởng hành động của anh( chị) để góp phần tích cực vào quá trình
phân tần xã hội hợp thức .......................................................................................... 4

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 5


Chủ đề 2: Tại sao nói phân tầng xã hội hợp thức làm giảm bất bình đẳng và hố ngăn
cách giàu nghèo xã hội, còn phân tầng không hợp thức thì ngược lại? (Liên hệ với
thực tế phân tầng xã hội ở Việt nam trong giai đoạn phát triển hiện nay)? Hãy nêu
những ý tưởng hành động của anh (chị) để góp phần tích cực vào quá trình phân tầng
xã hội hợp thức?

1. Phân tầng xã hội hợp thức làm giảm bất bình đẳng và hố ngăn cách giàu
nghèo xã hội
- Phân tầng xã hội hợp thức được hiểu là “ cấu trúc tầng bậc” cao thấp,
phản ánh sư khác nhau, sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên
trong xã hội về 3 dấu hiệu chủ yếu: địa vị chính trị, đại vị kinh tế và địa vị
xã hội. Cấu trúc tầng bậc này là "hợp thức", nó đối lập với phân tầng xã
hội không hợp thức.
- Bình đẳng Xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích
với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm Xã hội. Bất bình
đẳng Xã hội có nguồn gốc khi một hoặc một số cá nhân có đặc quyền
kiểm soát hoặc khai thác các cá nhân có đặc quyền kiểm soát và khai thác
các cá nhân khác trên một số lĩnh vực xã hội chủ yếu của Xã hội. Trong
các Xã hội khác nhau tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Bất
bình đẳng Xã hội có ý nghĩa quyết định tới phân tầng Xã hội
- Phân tầng xã hội hợp thức dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên vè
thể lực và trí lực cũng như sự phân công lao động và công việc ở mỗi cá
nhân trong Xã hội. Chính những yếu tố đó đã phân tầng Xã hội hợp thức
thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Khi đó sẽ có sự khác biệt về
khả năng giữa những người làm được và không làm được việc, và những
người làm được việc thì họ sẽ tạo ra của cải, vật chất. Theo thời gian họ sẽ
có những tích lũy nhất định cho bản thân. Lúc này ở Xã hội sẽ có sự phân
tầng ngăn cách giàu và nghèo. Cũng chính sự phân cấp ấy cũng tạo điều
kiện cho con người sự tranh đua để vươn lên cho Xã hội tiến bộ. Sự khác
nhau về vị thế, địa vị hay sự phân công cũng là điều kiện và yếu tố quan
trọng để con người phấn đấu trong lao động nhiều hơn. Bên cạnh đó sự cố
gắng và nố lực mà mỗi cá nhân bỏ ra giúp họ gặt hái được những thành
công trong công việc cũng như là những cơ hội hiếm hoi trong cuộc sống

1
nên họ sẽ biết cách quý trọng những thành quả mà mình đã làm ra và
không coi thường những người chưa có điều kiện hơn mình. Do đó mà
cũng giảm bớt được phần nào về sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.
Ngoài ra, sự khác nhau về cơ hội, khả năng,... thúc đẩy con người phấn
đấu, rèn luyện và nỗ lực hơn nữa để đạt được đích đến là sự giàu có và xa
hơn nữa là sự dư dả. Và từ đó giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
- Rõ ràng rằng, với nội dung khái niệm như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu
phân tầng xã hội hợp thức chính là sự trật tự trong xã hội lý tưởng của
công bằng Xã hội. Đương nhiên trong trường hợp này phân tầng xã hội
hợp thức là tích cực, là cần thiết, là cái chúng ta ước muốn. Một xã hội
như vậy sẽ tạo ra được động lực, nguồn xung lượng tích cực thúc đẩy xã
hội tiến lên phía trước. Nó sẽ góp phần tạo ra trật tự xã hội cũng như bộ
mặt nhân văn, nhân bản, nhân ái cho xã hội; đồng thời khắc phục được
những tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, hẹp hòi, kèn cựa, đố kị, ganh ghét những
người hơn mình. Mặt khác, nó sẽ tạo ra được chuẩn mực cho sự đánh giá
xã hội cũng như sự tự đánh giá đúng bản thân.
- Ví dụ: người dân có niềm tin vào Đảng, vào chính quyền khi những người
đứng đầu là nhừng người có tài cao đức rộng, cống hiến cho xã hội nhiều
giúp cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao
hơn. Giúp người dân tập trung vào lao động cũng là một cách giúp làm
giảm hố ngăn giàu nghèo trong xã hội.

2. Phân tầng không hợp thức thì ngược lại


- Phân tầng xã hội không hợp thức có nghĩa là phân tầng không dựa trên sự
khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự
khác nhau về tài đức và sự đóng góp, cống hiến một cách thực tế của mỗi
cá nhân cho xã hội. Phân tầng xã hội không hợp thức là phân tầng dựa vào
những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi
pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh để có vị trí cao trong xã hội hoặc
lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, yếu thế.

2
- Trong xã hội phân tầng xã hội không hợp thức thì những người không
thực sự có tài năng cũng vẫn có thể ở những vị trí cao và chiếm vị thế
quan trọng, vẫn có thể chiếm đoạt tài sản và làm giàu bất chính mà những
người có tài thực sự thì lại không được như vậy. Những người có taì đức
thực sự có thể bị vùi dập, bị thiệt thòi, bị chèn ép, ngược đãi, đối xử bất
công. Những người không có tài thực sự thì thường có những cách tiểu
nhân và vô lương tâm để đạt được mục đích của bản thân, như là nịnh nọt,
dùng tiền bạc, chèn ép, gây khó dễ với những người có tài, năng lực thực
sự,.....để đạt được mục đích của mình trong công việc cũng như là trong
cuộc sống. Đây cũng là sự bất công trong xã hội. Khi những người có tài
thực sự lại không được trân trọng và những người bất tài thì lại có những
vị trí quan trọng. Điều này làm kìm hãm sự cố gắng của con người. Và
những người đạt được kết quả cao mà không phải do chính sức lực của
mình thì họ sẽ không biết cách trân trọng nó.
- Ví dụ như vấn đề về tham những ở Việt Nam không còn là hiện tựng khá
xa lạ. Nó làm người dân mất niềm tin vào Đảng cũng như vào chính quyền
của một bộ phận người dân hiện nay. Việc tham ô cũng gây ra những hậu
quả nghiêm trọng là kìm hãm sự phát triển của Xã hội, cũng như là các
công trình xây dựng chất lượng kém, việc bỏ hoang các khu đất công
nghiệp, việc chuyển nhượng các dự án .v.v… tất cả đều kìm hãm sự phát
triển của Xã hội. Việc chiếm hữu của cải vật chất một cách dễ dàng bằng
các hành vi tiêu cực, bất chính sẽ dẫn tới các tệ nạn Xã hội, tình hình tội
phạm gia tăng … hơn thế nó còn gây ra sự bất công trong Xã hội.
- Sự tham những, buôn bán trái phép sẽ làm cho quá trình làm giàu của một
số người trở nên không còn quá khó khăn. Nó cũng kìm hãm việc làm ăn
hợp pháp vượt lên làm giàu của một số người. Vì vậy mà nó làm tăng
khoảng cách giàu nghèo. Việc kiếm tiền được nhiều mà quá dễ dàng như
vậy thì dễ dẫn đến sự lệch chuẩn, dễ xa vào các tệ nạn xã hội và coi
thường những người ngheo, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
➔ Nói phân tầng xã hội không hợp thức làm tăng mối phân cách giàu
nghèo là hoàn toàn đúng.

3
3. Liên hệ với phân tầng xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện
nay
- Phân tầng xã hội ở nước ta vẫn đang diễn ra khá sôi nổi. Một măt, phân
tầng xã hội là hợp thức có vai trò tích cực là kích thích mạnh mẽ sự
chuyển đổi của kinh tế, làm tăng tính cơ hội và phân công lao động trong
xã hội một cách hợp lý. Như ta có thể thấy Việt Nam trên các đấu trường
quốc tế khi tham gia thi ở các lĩnh vực khoa học học vấn thì đều có những
chỗ đứng nhất định, thì qua đây ta cũng có thể thấy có khá nhiều người tài
giỏi. Hay có những ca phẫu thuật khá khó có tỉ lệ thành công thấp. Nhưng
ở Việt Nam vẫn có thể thực hiện và thành công thì chúng ta cũng có thể
thấy được đã có sự phân tầng xã hội hợp thức ở đây. Làm cho người bệnh
càng tin tưởng hơn vào đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam.
- Nhưng mặt khác phân tầng xã hội cũng còn có những mặt tiêu cực là phân
tầng xã hội không hợp thức, đó là sự xuất hiện của bộ phận làm giàu phi
pháp: lừa đảo , đầu cơ, tham nhũng, buôn bán hàn lậu,... bên cạnh đó là
hiện tượng cháy máu chất xám cũng là mối đáng lo ngụi ở Việt Nam. Khi
những người giỏi thì họ thường ra nước ngoài và không ở lại trogn nước
làm việc và cống hiến. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện
không đáp ứng được để họ phát triển,...

4. Những ý tưởng hành động của anh( chị) để góp phần tích cực vào quá
trình phân tần xã hội hợp thức
- Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ tích cực học tập và
rèn luyên thật tốt để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, trở thành những
người có ích cho đất nước. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
việc xây dựng và phát triển đât nước ngày một vững mạnh. Đưa đất nước
“sánh vai với các cường quốc năm châu”như Bác Hồ đã nói
- Tích cực tham gia các hoạt động cũng như là các phòng trào mà trường tổ
chức tuyên truyền về các vấn đề xã hội quan trọng như phan tầng xã hội
hợp thức và không hợp thức

4
- Cương quyết nói không với hàn giả và hàng kém chất lượng, hàn buôn bán
lậu, trái phép,... giúp ngăn chặn một cách tối đa những mặt hàng lậu được
buôn bán. Báo ngay với cơ quan chức năng khi phát hiện ra các đường dây
buôn bán trái phép.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách xã hội học đại cương- NXB: Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Tên tác giả: PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển( Chủ biên), TS Lê Ngọc Hùng,
ThS. Phạm Bích, ThS Tống Văn Chung.
- Trang bắt đầu chương 1 là trang 6, kết thúc chương 10 là trang 109
Năm xuất bản 2004

You might also like