You are on page 1of 13

Thành viên nhóm

ĐOÀN QUỲNH OANH 2173201080217

VŨ AN BÌNH 2173201081444

LÊ ANH THƠ 2173201081726

HOÀNG NHẤT HẠ 2173201081719

TÂN THỊ NGỌC HÒA 207QC35578

ĐẶNG THÁI SƠN 2173201080012

TRẦN LÊ UYỂN NHI 2173201080048

BÀNH THỊ HỒNG PHÚC 2173201080275

HỒ ĐỨC TÀI 2173201080375


01
Phân tầng xã hội để lại hậu quả gì cho con người, cho xã hội?
Phân tầng xã hội đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống dẫn tới sự
phân hóa giàu nghèo giữa những người có địa vị xã hội cao, nhiều lợi thế
với những người có địa vị thấp và bất lợi trong sự thăng tiến, sự cách biệt
giữa thành thị và nông thôn dẫn đến sự bất bình đẳng trong các giai tầng.
02
Theo anh/chị phân tầng xã hội là tích cực hay tiêu cực?
Mặt tích cực của phân tầng xã hội :
● Mặt tích cực của phân tầng xã hội là khơi dậy, thúc đẩy tính tích cực, năng động, chủ động, sáng
tạo của mỗi cá nhân, nhóm xã hội trong việc phát hiện khai thác các cơ hội để làm giàu chính đáng,
vươn lên thành đạt trong các lĩnh vực của đời sống, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; có tác
động tích cực, góp phần kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi văn hóa - xã hội.
● Mô hình và cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý, bền vững, làm tăng tính cơ động xã hội và
sự phân công lại lao động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Thông qua phân
tầng xã hội sẽ sàng lọc, tuyển chọn, hình thành được những tầng lớp mới, những nhóm ưu tú, vượt
trội, có những phẩm chất và năng lực cần thiết, thích ứng được với sự biến đổi của xã hội.
Mặt tiêu cực của phân tầng xã hội:
● Mặt tiêu cực của phân tầng xã hội, nhất là phân tầng bất hợp thức là những hệ lụy, những mặt trái mà nó tác
động, ảnh hưởng đến xã hội. 
● Sự phân tầng xã hội gia tăng làm cho khác biệt giàu - nghèo ngày càng lớn.
● Những cơ hội phát triển cho người giàu sẽ nhiều hơn. Những khác biệt này diễn ra ban đầu trong lĩnh vực kinh
tế, sau đó sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các dịch vụ khác. Trong điều
kiện quá độ sang nền kinh tế thị trường, dễ xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Những hộ nghèo,
phụ nữ,trẻ em, người già, dân nhập cư tự do và đặc biệt khi nhóm người nghèo lại là đối tượng quan tâm của các
chính sách xã hội, thì vấn đề càng phức tạp hơn.
● Nếu khoảng cách phân tần xã hội lớn thì dẫn đến đất nước dễ bị suy thoái,không chỉ khiến đất nước không cân
bằng mà còn chênh lệch về mức sống, bất bình đẳng xã hội gia tăng, là sự đảo lộn và nhiễu loạn các giá trị xã
hội, mất lòng tin của người dân vào chế độ và những người đại diện cho chế độ, dẫn đến những hành vi tiêu
cực, bất mãn, phá hoại, làm cho xã hội mất ổn định, những động lực chân chính bị triệt tiêu, làm tăng những yếu
tố tiêu cực, rủi ro, cản trở sự phát triển xã hội.
●  
03
Vậy thì phân tầng xã hội là tích cực hay tiêu cực ?
 
Nhìn nhận một cách khách quan và công bằng, chúng ta thấy rằng, phân tầng
xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm. Nó có những mầm
mống ban đầu từ giai đoạn hậu kỳ của xã hội công xã nguyên thuỷ, tồn tại
dưới các hình thức khác nhau của thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xã hội phong
kiến và hiện diện một cách đẩy đủ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo
chúng tôi, sở dĩ có hiện tượng phân tầng là do hai nguyên nhân cơ bản sau
đây:
● Thứ nhất, do có sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả
các chế độ xã hội loài người, trừ giai đoạn đầu của xã hội công xã nguyên thủy cho
đến tận ngày nay.
● Thứ hai, do sự phân công lao động xã hội.
Về nguyên nhân thứ nhất, con người sinh ta không phải ai cũng ngang nhau, giống nhau,
bằng nhau về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ) điều kiện, cơ may . Sự khác nhau, hay sự không
bằng nhau ở đây được hiểu như là sự bất bình đẳng , mang tính cơ cấu của tất cả các chế độ xã
hội loài người. Sự bất bình đẳng này mang tính tự nhiên, khách quan chứ không phải là sự bất
công bằng xã hội. Những sự khác biệt tự nhiên này là khách quan và không ai có thể tự chọn
lựa cho bản thân. Cũng chính sự khác biệt tự nhiên này cùng với thời gian sẽ tạo ra cho con
người những khả năng khác nhau để chiếm giữ những vị trí cao thấp khác nhau trong xã hội.

Về nguyên nhân thứ hai, cùng với những yếu tố nói trên, sự xuất hiện và tồn tại của phân tầng
xã hội còn do sự phân công lao động xã hội.
● Biểu hiện thứ nhất của sự phân công lao động xã hội ở đây là sự phân công lao động nghề
nghiệp. Trong mỗi xã hội luôn có sự khác nhau về mặt nghề nghiệp: Có một số nghề nghiệp
mang lại thu nhập cao hơn so với các nghề nghiệp khác. Chính sự khác nhau về mức thu nhập
cũng như các điều kiện làm việc giữa các loại nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố tạo
ra sự khác nhau về địa vị của những người làm các công việc đó.
● Biểu hiện thứ hai của sự khác nhau trong phân công lao động xã hội là sự phân công về mặt vị
thế có ưu thế và không có ưu thế trong xã hội. Trong các xã hội cực quyền, sự lạm dụng và thao
túng quyền lực của các lãnh chúa hay giáo hội cũng góp phần tạo ra sự phân tầng xã hội làm
gay gắt thêm, hoặc làm biến dạng những trật tự “tự nhiên” trong phân tầng xã hội
Kết luận
● Từ những phân tích trên chúng ta có thể rút ra kết luận rằng, phân tầng xã
hội là một hiện tượng tự nhiên, khách quan, phổ biến. Nó là một hiện tượng
không tránh khỏi ở mọi xã hội. Tất nhiên là mức độ của sự phân tầng xã hội
sẽ khác nhau trong những xã hội khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác
nhau
Thank
you!

You might also like