You are on page 1of 3

Câu 1: Trình bày quan điểm duy vật lịch sử về nguòn gốc, đặc trưng, và kết cấu

của giai cấp


a.Khái niệm: Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về
địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Họ có sự khác nhau đối với tư
liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng
thụ và phần của cải xã hội. Giai cấp là một phạm trù mang tính lịch sử.
b. Nguồn gốc: Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định, sự phân chia giai cấp
xã hội thành giai cấp do các nguyên nhân về kinh tế. Theo đó, khi xã hội ngày càng
phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã giúp cho năng suất lao động
tăng lên dẫn đến sự phân công lại lao động như lao động chân tay, lao động trí óc,
…Với các lực lượng này, chế độ làm chung ăn chung không còn thích hợp nữa mà
được thay thế bằng các hình thức sản xuất chung. Các tư liệu sản xuất và sản
phẩm làm ra trở thành tài sản riêng thay vì tài sản chung như trước. Sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và thay thế sở hữu cộng đồng. Chế độ tư hữu
ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản từ đó xã hội phân hóa thành các giai
cấp khác nhau gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Như vậy, cơ sở hình thành trực tiếp của giai cấp là từ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất.
Giai cấp được hình thành theo hai con đường:
-Đầu tiên, đó là sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và người
bị trị.
-Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc không bị giết mà
bị biến thành nô lệ.
c. Đặc trưng giai cấp: Trong mỗi thời kỳ nhất định, tồn tài rất nhiều các giai cấp
khác nhau, vì thế đặc điểm của các giai cấp trong mỗi thời kỳ là khác khau, nhưng
vào bất cứ thời kỳ nào giai cấp đều có 4 đặc trưng cốt lõi sau đây:
Thứ 1: Giai cấp là một tập đoàn người to lớn, sống trong một xã hội nhất định,
nắm quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Thứ 2: Từ sự khác nhau về quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, nên từ đó dựa trên
mức độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, để phân công lao động và cách thức
quản lý trong xã hội.
Thứ 3: Do sự phân công lao động của các các nhân là khác nhau, nên thu nhập của
cải của mỗi cá nhân cũng khác, mức thu nhập cao hay thấp, dựa vào mức độ sở tư
nhân về tư liệu sản xuất của mỗi cá nhân.
Thứ 4: Từ sự khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho mức thu nhập của mỗi cá
nhân khác nhau. Từ đó, tạo ra sự chênh lệch thu nhập giữa các cá nhân trong xã
hội, tạo ra sự phân chia địa vị trong xã hội. Từ việc này dẫn đến, các tập đoàn lao
động này có thể chiếm lấy các tập đoàn lao động khác.
Từ 4 đặc trưng trên, ta sẽ nhận thấy rằng,
Đặc trưng quan trọng nhất của giai cấp là đặc trưng thứ 2.
Đặc trưng cốt lõi và cơ bản nhất là đắc trưng số 1.
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, đều có chứa một hay nhiều giai cấp nhất định,
khi hình thái kinh tế xã hội thay đổi, sẽ tạo ra nhiều giai cấp mới, các giai cấp của
hình thái cũ có thể được giữ lại, hoặc biến mất mãi mãi.
d. Kết cấu giai cấp: gồm 2 yếu tố là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hai
yếu tố này luôn tồn tại và song hành với nhau, quan hệ sản xuất được quyết định
bởi quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Quan hệ sản xuất chi phối tất cả
các quan hệ xã hội khác.
Tuy nhiên, về cơ bản kết cấu xã hội giai cấp vẫn sẽ gồm 2 giai cấp cơ bản đối lập
nhau. Đó là:
Trong chế độ nô lệ: Chủ nô – Nô lệ
Trong chế độ phong kiến: Địa chủ và nông nô
Chế độ tư bản chủ nghĩa: Tư sản và vô sản.

Câu 2: Chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước có quan hệ với
nhau như thế nào? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
a.Chức năng giai cấp: là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước bao giờ cũng là công cụ
chuyên chính của một giai cấp nhất định. Mọi nhà nước đều sẵn sàng sử dụng bất
cứ công cụ, biện pháp nào có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình.
b.Chức năng xã hội: là chức năng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. ... Từ
đó có thể thấy, thực hiện tốt chức năng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong
việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền, của lực lượng cầm quyền.
c.Mối quan hệ: Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có
mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của
bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể
hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt
còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể
hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai
đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp
cầm quyền, điều kiện kinh tế – xã hội…
d.Ý nghĩa phương pháp luận: Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước trên
thế giới là mở rộng tính xã hội, thu hẹp tính giai cấp. Tuy nhiên, tính thống nhất và
tính giai cấp là hai thuộc tính không thể thiếu của mọi nhà nước. Nếu triệt tiêu
tính giai cấp thì nhà nước không thể tồn tại trong hoàn cảnh xã hội tồn tại những
giai cấp với lợi ích khác nhau. Các giai cấp trong xã hội không có động lực để giành
lấy QLNN, nhà nước không được thành lập thì các vấn đề của xã hội không được
giải quyết, tính xã hội cũng vì thế mà không tồn tại. Ngược lại nếu xoá bỏ tính xã
hội sẽ đẩy đấu tranh giai cấp đến mức gay gắt, giai cấp thống trị càng ra sức
đànáp thì đấu tranh càng gay gắt, giai cấp thống trị sớm muộn sẽ bị lật đổ, nhà
nước sẽ bị diệt vong, tính giai cấp cũng theo đó mà bị loại bỏ. Như vậy, hậu quả
của việc thiếu đi một trong hai thuộc tính giai cấp và xã hội là dẫn đến nhà nước
bị tiêu diệt, xoá bỏ. Trong lúc nhân loại chưa đủ khả năng để vươn đến xã hội
cộngsản chủ nghĩa, việc nhà nước bị xoá bỏ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm
của xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vô chính phủ sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhà
nước là một nhu cầu khách quan của xã hội, cho nên, nhà nước mới ra đời có
đủcả hai thuộc tính giai cấp và xã hội, sẽ thay thế cho nhà nước cũ.

You might also like