You are on page 1of 3

Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc

1. Khái niệm dân tộc và giai cấp


Dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có
những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có kế thừa
và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự
giác của các thành viên trong cộng đồng đó.

Giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa
vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã
hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Giai
cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử.
2. Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc

Về quan hệ giữa giai cấp với dân tộc trong lịch sử, chúng có mối quan hệ mậtthiết, không tách
rời nhau và cũng không thay thế được cho nhau.
- Giai cấp cơ bản là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất đang tồn tại; giai cấp không cơ
bản và các tầng lớp trung gian.
- Giai cấp cơ bản giữ vai trò quy định tính chất, xu hướng mối quan hệ giữa các dân tộc và xu
hướng phát triển của dân tộc.
- Lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc không hoàn toàn đồng nhất với nhau.
- Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài và vấn đề giai cấp được giải quyết theo quan điểm của một
giai cấp nhất định.
- Vai trò to lớn của vấn đề dân tộc trong sự phát triển của lịch sử và vai trò của cách mạng giải
phóng dân tộc đối với cách mạng giải phóng giai cấp vô sản

3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong thời đại hiện nay
Những biến đổi nổi bật trong thời đại ngày nay có thể nói đến, đó là:
- Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển tạo ra những bước nhảy vọt về chất của lực lượng
sản xuất đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội hoá, quốc tế hoá các kết cấu giai cấp; các
quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại.
- Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản đang ở thế có lợi, có ưu
thế hơn chủ nghĩa xã hội
- Chế độ xã hội chủ nghĩa tiếp tục tồn tại; tuy bị suy yếu nhưng tiếp tục thích nghi, đổi mới để
phát triển.
- Ưu thế của cơ chế thị trường trên toàn thế giới và sự phát triển nhanh của quá trình toàn cầu
hoá.
=> Bới những biến đổi trên đây không làm mất tính chất của thời đại ngày nay là thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Nội dung vấn đề giai cấp hiện nay quan hệ chặt chẽ với vấn đề độc lập dân tộc; ngược lại, vấn đề
xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, vấn đề giải phóng dân tộc tác động mạnh mẽ
đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới.
Trong thời đại ngày nay, yếu tố dân tộc trong sự phát triển xã hội và trong quan hệ dân tộc - giai
cấp vận động theo hai xu hướng
- Xu hướng giảm tương đối vai trò yếu tố dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc; tăng sự phụ
thuộc, giao lưu lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Xu hướng khẳng định và tăng cường yếu tố dân tộc, bản sắc dân tộc.

You might also like