You are on page 1of 2

Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì II Môn Lịch Sử 7

1. Diễn biến chính trận Chi Lăng – Xương Giang ( 10-1427 )


Diễn biến:

 Kế hoạch của địch:


-Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung
Quốc kéo sang.
+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.
+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà
Giang.
-Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng
trước.
-Ngày 8-10, Liễu Thăng bị nghĩa quân ta phục kích và giết ở ải Chi Lăng
-Phó tướng Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa
quân phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt 3 vạn tên
-Mấy vạn tên còn lại cố tiến xuống Xương Giang co cụm giữa cánh đồng
nhưng bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng, gàn 5 vạn tên bị tiêu diệt, số
còn lại bị bắt sống
-Cùng lúc đó, Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại
Mộc Thạnh. Mộc Thạnh biết Liễu Thăng đã bị giết, hoảng sợ vội rút quân về
nước.
2. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giàng lại độc lập
cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân đoàn kết đánh giặc
+Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy mà đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
-Ý nghĩa:
+Kết thúc 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh
+Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, dân tộc VN thời Lê sơ
3. Quân đội thời Lê Sơ
- Tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”
- Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương, bao gồm Bộ
binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh. - Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên,
hỏa đồng, hỏa pháo.

- Tổ chức quân đội chặt chẽ, luyện tập võ nghệ thường xuyên
- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không
để xâm lấn.

Nhận xét:
- Quân đội mạnh thì mới bảo vệ được đất nước, không để cho kẻ thù xâm
phạm lãnh thổ.
- Bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.
4. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao trong một thời gian
dài chữ quốc ngữ lại không được sử dụng?
- Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng
việt, từ đó chữ Quốc Ngữ ra đời.
- Mục đích ban đầu của chữ quốc ngữ là để cho các nhà truyền đạo nói được
tiếng Việt và giao tiếp với cộng đồng tôn giáo của mình bằng chữ viết nên
trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ chỉ được lưu hành trong giới truyền
đạo, một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng rộng rãi.

You might also like