You are on page 1of 2

1.

Vẽ, lập lược đồ, tóm tắt diễn biến chính ba lần kháng chiến của nhà Trần chống quân
Mông-Nguyên

2. Lập bảng niên biểu tình hình kinh tế, chính trị thời Lê Sơ
-Kinh tế:
+Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của
nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông
nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
+Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...),
nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
+Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước
ngoài.
-Chính trị:
+Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục lại nước Đại Việt
+Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi
bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn
lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
+Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ
huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
+Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân
sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ , huyện, châu (miền núi), xã.
3. Diễn biến chính trị và tình hình kinh tế của Chăm Pa từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ
XVI
-Chính Trị:
+Năm 1069: vua Chăm Pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt
+Từ 1113 đến 1220, Chăm -pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng
+Từ 12220-1353: Thời kỳ thịnh trị của vương triều Vi-giay-a, Cham-pa củng cố chính quyền,
mở rộng và thống nhất lãnh thổ.
+Cuối thế kỉ XIV- năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp
đổ.
+Từ 1471- đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm pa bị thu hẹp và bị chia thành nhiều tiểu quốc
khác nhau.
-Kinh Tế:
+Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa.
+Nghề đánh bắt thủy hải sản phát triển và đóng góp và vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế.
+Các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa làm đồ gốm, đóng thuyền, chế tác đồ
trang sức bằng vàng, bạc…
+Nội thương ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ven sông.
+Ngoại thương phát triển, với hoạt động buôn bán của nhiều tàu nước ngoài.
4. Trình bày cơ cấu xã hội và vẽ sơ đồ thể hiện xã hội Đại Việt thời Lê Sơ
Cơ cấu xã hội Đại Việt thời Lê sơ:
- Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.
- Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Nô
tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

You might also like