You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

(TRƯỚC NĂM 1858)


BÀI 9
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TT)
2. Văn minh Chăm-pa
a) Cơ sở hình thành
- Điều kiện tự nhiên: Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam hiện nay.
- Cơ sở xã hội:
+ Khoảng thế kỉ V TCN, cư dân văn hoá Sa Huỳnh đến cư trú cùng với một số nhóm người
khác – chủ nhân của văn minh Chăm-pa.
+ Cơ cấu xã hội là dạng lãnh đại hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ: cư dân Sa Huỳnh tiếp xúc với văn minh Ấn Độ thông qua
tầng lớp thương nhân (các lính vực: chữ viết, tôn giáo, mô hình tổ chức nhà nước, pháp luật).
b) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nước
- Năm 192, Khu Liên lập ra nước Lâm Ấp (sau là Chăm-pa), kinh đô: Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu,
Quảng Nam).
- Bộ máy nhà nước:
Vua
(nắm mọi quyền hành) Trung ương

Quan văn Quan võ

Châu

Địa phương
Huyện

Làng

* Hoạt động kinh tế: đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán đường biển.
* Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
* Đời sống vật chất
- Trang phục
+ chính là “Ka-ma”, dân thường đi chân đất, vua quan đi dép, giày.
+ Phụ nữ thường đeo trang sức, hoa tai, vòng cổ.
- Nhà ở: nhà trệt xây bằng gạch nung.
- Ăn: cơm, rau, cá.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ sinh thực khí.
- Tôn giáo: Đạo Phật, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
- Kiến trúc, điêu khắc
+ Kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), tháp bà
Pô-na-ga (Nha Trang),…
+ Điêu khắc : tượng và phù điêu.
3. Văn minh Phù Nam
a) Cơ sở hình thành
* Cơ sở tự nhiên
- Hình thành trên lưu vực Nam Bộ ngày nay, châu thổ sông Cửu Long, hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằn chịt.
- Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.
- Giáp biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
- Là nơi giao lưu văn hoá, đặc biệt là văn hoá Ấn Độ.
* Cơ sở xã hội: Cư dân bản địa sống lâu đời kết hợp với những cư dân Nam Đảo di cư đến.
b) Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của nhà nước
- Ra đời vào khoảng TNK I TCN, ngày càng hoàn thiện và hùng mạnh vào TK III – V.
* Hoạt động kinh tế
- Trở thành trung tâm thương mại, thương nhân nhiều nước đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để
trao đổi buôn bán.
- Một số nghề thủ công và nông nghiệp cũng khá phát triển.
* Đời sống vật chất
- Ở: nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá.
- Đi lại: bằng ghe, thuyền,…
- Ăn: chủ yếu là lúa gạo, thịt, thuỷ sản.
- Trang phục: đàn ông đóng khố, ở trần, phụ nữ mặc váy và mang đồ trang sức.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: đa thần và phồn thực
- Tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo của Ấn Độ.
- Phong tục tập quán: Chôn người chết bằng: thuỷ táng, hoả táng, thổ tán, điểu táng.

You might also like