You are on page 1of 2

Lê Thái Sơn

Quốc gia cổ Cham-pa

I.Lịch sử hình thành

- Hình thành trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và
Nam Trung Bộ ngày nay.

-Thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm chiếm và chia làm 5 huyện, trong đó Tượng Lâm là huyện xa
nhất.

-Vào cuối thế kỉ II, Khu Liên dẫn đầu nhân dân Tượng Lâm khởi nghĩa giành được thắng lợi. Khu
Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

-Về sau mở rộng lãnh thổ về phía Bắc đến sông Gianh(Quảng Bình), phía Nam đến sông
Dinh(Bình Thuận) và đổi tên thành Cham-pa.

-Cham-pa phát triển thịnh vượng vào thế kỉ X - XV rồi sau đó suy thoái, hội nhập và trở thành 1
bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

II.Kinh tế

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa.

-Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu,bò, đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

-Nghề thủ công phát triển:dệt,làm đồ trang sức...

-Kỹ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao:thánh địa Mĩ Sơn(Quảng Nam),các tháp Chăm,...

III.Chính trị,xã hội

1.Chính trị

-The thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành.

-Giúp việc vua có Tể tướng và các đại thần.

-Cả nước chia làm 4 khu vực hành chính lớn gọi là châu.

-Các kinh đô:Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam), In-đra-pu-ra(Đồng Dương - Quảng Nam), Vi-
giay-a(Chà Bàn - Bình Định).

2.Xã hội
-Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

-Nông dân chiếm phần đông nhất và là nguồn lao động chủ lực để phát triển kinh tế.

IV.Văn hóa, tôn giáo

-Chữ viết: chữ Phạn của Ấn Độ.

-Tôn giáo:Hindu giáo và Phật giáo.

-Người Chăm có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

You might also like