You are on page 1of 22

TRẮC NGHIỆM Ở LỚP

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền thi hành quyết định của Trọng tài thương
mại và Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh
A. Cơ quan THADS cấp huyện

C. Tổng cục THADS

B. Cơ quan THADS cấp tỉnh (điểm e Khoản 1 Điều 35 Luật THADS)

D. Cả 3 cơ quan trên

2. Theo Luật THADS 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), đương sự thi hành
án có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu THA bằng các hình
thức nào?

A. Trực tiếp nộp đơn

C. Gửi qua bưu điện

B. Trình bày bằng lời nói

D. Cả 3 hình thức trên (Khoản 1 Điều 31 Luật THADS)

3. Đơn yêu cầu thi hành án không bắt buộc phải có nội dung nào dưới đây
A. Tên, địa chỉ người yêu cầu

C. Nội dung yêu cầu THA

B. Tên cơ quan THADS nơi yêu cầu

D. Thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải thi hành án(“nếu có”- Điểm đ
Khoản 2 Điều 31 Luật THADS)

4. Chi cục THADS có thầm quyền thi hành bản án, quyết định nào dưới đây
A. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;( chi cục= huyện;
cục= tỉnh)

B. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trên cùng địa bàn;

C. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;

D. Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành
án cấp quân khu ủy thác;
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CHẤP
HÀNH VIÊN

1. Trong số các nhiệm vụ quyền hạn sau đây, trường hợp nào không phải là
nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên

A. Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án (Khoản 5 Điều 20)

B. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công (Khoản 2 Điều 20)

C. Ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định

D. Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định
của pháp luật (Khoản 6 Điều 20)

2. Chấp hành viên không được làm những việc nào trong những việc sau đây:

A. Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định
của pháp luật

B. Triệu tập đương sự , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề giải quyết việc thi
hành án

C. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm (Điều 21)

D. Cả 03 việc trên

3. Cơ quan THADS cấp huyện không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây:

A. Trực tiếp tổ chức thi hành các BA,QĐ theo quy định tại Điều 35 Luật THADS
(Khoản 1 Điều 16 Luật THADS)

B. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ THA (Khoản 5 Điều 16 Luật THADS)

C. Giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại K1 và K2
Điều 174 Luật THADS (Khoản 6 Điều 16 Luật THADS)

D. Tổng kết thực tiễn THADS, thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo công tác
tổ chức, hoạt động THADS theo quy định của pháp luật

4. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong những trường hợp nào
dưới đây:

A. Bị kỷ luật cảnh cáo

B. Bị kỷ luật khiển trách

C. Chuyển công tác đến cơ quan khác (Khoản 1 Điều 19 Luật THADS)

D. Có 02 năm liền hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
5. Chấp hành viên được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích
của người nào sau đây: Khoản 5 Điều 21 Luật THADS

A. Của vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của
vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú,
cậu, cô, dì.

B. Của vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại của Chấp hành viên

C. Của vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của
vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

D. Của Công chức trong đơn vị

6. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan thi hành án dân sự?

A. Cơ quan THADS cấp tỉnh

B. Tổng cục Thi hành án dân sự (cơ quan quản lý thi hành án dân sự)

C. Cơ quan THADS cấp huyện

D. Cơ quan thi hành án cấp quân khu

7. Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Tổng cục THADS ở trung ương

A. 06 cơ quan

B. 08 cơ quan (Điều 3 QĐ 61/2014/QĐ-TTg)

C. 10 cơ quan

D. 12 cơ quan

8. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự bao gồm:

A. Cơ quan quản lý THADS thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ
Quốc phòng (Khoản 1 Điều 13 Luật THADS)

B. Tổng cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp

C. Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự

D. Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự

9. Chấp hành viên không được:

A. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án (Khoản 4 Điều 12 Luật
THADS)
B. Uống rượu bia

C. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

D. Cả A, B, C đều đúng

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây trong
THADS

A. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong THADS trên địa
bàn; giải quyết kịp thời những những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối
hợp giữa các cơ quan có liên quan trong THADS

C. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự cấp huyện.

B. Cả A và B (Khoản 1, Khoản 2 Điều 174 Luật THADS)

D. Chỉ có trường hợp A


CHƯƠNG 3. THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1. Biên bản xác minh tài sản phải có xác nhận của cơ quan nào dưới đây:

A. Của UBND cấp xã và công an cấp xã

B. Của UBND cấp xã, công an cấp xã và của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành
xác minh

C. Của UBND cấp xã và của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh

D. Của UBND cấp xã hoặc công an cấp xã hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi
tiến hành xác minh. (Điểm e Khoản 4 Điều 44 Luật THADS)

2. Trong THADS, việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan do những ai thực hiện?

A. Chỉ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự

B. Chỉ bưu tá

C. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm

D. Do CHV, công chức làm công tác THA; bưu tá; người được CQTHA ủy quyền; tổ
trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; UBND, công
an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng
cơ quan THA hình sự Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú,
công tác, chấp hành hình phạt tù. (Điều 12 NĐ 62/2015/NĐ-CP)

3. Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án trong thời hạn nào:

A. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án. (Khoản 2 Điều 36
Luật THADS)

B. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản

C. 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời

D. Cả B và C đều đúng

4. Trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, CHV
phải xác minh điều kiện thi hành án:

A. 15 ngày

B. 30 ngày

C. 10 ngày

C. 10 ngày
D. Cả 03 đáp án trên đều sai.

5. Trường hợp người phải THA chưa có điều kiện THA là người đang chấp
hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở
lên thì việc xác minh lại được thực hiện theo thời hạn nào sau đây:

A. Ít nhất 06 tháng 01 lần

B. Ít nhất 01 tháng 01 lần

C. Ít nhất 01 năm 01 lần.(Khoản 2 Điều 44 Luật THADS)

D. Ít nhất 02 năm 01 lần

6. A phải giao người chưa thành niên là C cho B nuôi dưỡng. Cơ quan THA ra
quyết định đình chỉ THA trong trường hợp nào dưới đây

A. Khi C đã chết. (Điểm h Khoản 1 Điều 50 Luật THADS)

B. Khi chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của A

C. Khi A yêu cầu đình chỉ THA

D. Khi chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của C

7. Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn THA dân sự trong trường
hợp nào sau đây?

A. Chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải THA hoặc chưa xác định
được địa chỉ của người phải THA mà theo BA, QĐ họ phải tự mình thực hiện nghĩa
vụ (Chỉ áp dụng với các nghĩa vụ không thể chuyển giao)

B. Người được THA đồng ý hoãn THA (Note: các đương sự phải cùng đồng ý hoãn)

C. Người phải THA không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối
thiểu cho người phải THA, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài
sản để THA hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng
chế THA hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để THA

D. Cả A, B, C đều không đúng.(Khoản 1 Điều 48 LTHADS)

8. Cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp nào
dưới đây:

A. Người phải THA chết không để lại di sản.(Khoản 1 Điều 50 Luật THADS)

B. Người phải THA là tổ chức đã bị giải thể

C. Có quyết định giảm nghĩa vụ THA

D. BA, QĐ bị hủy nhưng người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá

9. Ý kiến nào dưới đây là ý kiến đúng:


A. Mọi trường hợp người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ
cấp huyện trở lên đều phải ra quyết định hoãn thi hành án (note: chỉ áp dụng với
trường hợp phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thi hành án Điểm a Khoản 1 Điều 48 Luật
THADS)

B. Mọi trường hợp hoãn THA khi nhận được yêu cầu hoãn của người có thẩm quyền
kháng nghị thì người phải THA phải chịu lãi suất chậm THA. (note: không phải chịu
lãi suất chậm THA Điểm c Khoản 1 Điều 48 Luật THADS)

C. Mọi trường hợp người phải thi hành án chết đều phải ra quyết định đình chỉ thi
hành án (note: đình chỉ trong TH chết không để lại di sản Điểm a Khoản 1 Điều 50
Luật THADS)

D. Cả 03 đáp án trên đều sai.

10. QĐTHA có nội dung: A phải trả B 100 triệu đồng. CQTHA đã kê biên nhà
đất của vợ chồng A. CQTHA không ra quyết định hoãn THA trong trường
hợp nào dưới đây

A. A ốm nặng có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên.(Điểm a Khoản 1 Điều
48 Luật THADS)

B. A, B đồng ý hoãn THA

C. Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu khởi kiện chia tài sản chung vợ chồng là nhà đất
đã kê biên

D. Tài sản kê biên không bán được mà người được THA không nhận để THA theo
quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật THADS

11. Trường hợp tài sản kê biên đã giảm bằng chi phí cưỡng chế mà vẫn không
có người mua và người được THA không đồng ý nhận để THA thì CQTHAS
giải quyết?

A. Ra QĐ xác định việc chưa có điều kiện THA

B. Ra QĐ tạm đình chỉ THA

C. Ra QĐ hoãn THA. (Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật THADS)

D. Ra QĐ giải tỏa kê biên

12. Người có thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án

A. Là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với BA, QĐ của
TA

B. Là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối
với BA, QĐ của TA.(Khoản 2 Điều 48 Luật THADS)

C. Là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án
D. Là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về THA
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ ĐẢM BẢO THI HÀNH ÁN

1. Khi phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải THA, CHV phải thực hiện:

A. Giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản,
tài sản của người phải thi hành án. .

B. Ra QĐ phong tỏa tài khoản, tài sản theo quy định

C. Áp dụng biện pháp cưỡ3ng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo
quy định

D. Thực hiện cả 03 công việc trên

2. Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận
văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài
sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên

A. Lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc
chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó. (Khoản 2 Điều 20 NĐ
62/2015/NĐ-CP)

B. Lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc
chứng kiến và tiến hành gửi quyết định đó bằng thư bảo đảm

C. Lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc
chứng kiến

D. Lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc
chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
của người phải thi hành án tại trụ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ quan,
tổ chức đó có trụ sở
TRẮC NGHIỆM EL
BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Question 1

A phải trả cho B 20 tỷ đồng. Hết thời gian tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án
chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án, A và B đã tự giao nhận cho nhau 20 tỷ
đồng. Cơ quan thi hành án thu phí theo mức nào dưới đây:

a.Thu mức phí 1/3 x (245 triệu + 0.01%x5 tỷ) = 81.833.333 đồng.

b.Thu mức phí 3%x20 tỷ = 600 triệu đồng.

c.Không thu phí.

d.Thu mức phí 1/3 x 3%x20 tỷ = 200 triệu đồng.

Question 2

Bản án phúc thẩm số 35/2020/DS-PT ngày 25/5/2020 của TAND tỉnh A tuyên: Buộc
ông Vũ Văn B phải trả cho ông Phạm Văn T số tiền là 100 triệu đồng và lãi chậm thi
hành án. Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án nêu trên là:

a.Từ ngày 08/6/2020 đến ngày 08/6/2025

b.Từ ngày 25/5/2020 đến ngày 25/5/2025.

c.Từ ngày 26/5/2020 đến ngày 26/5/2025.

d.Từ ngày 26/5/2020 đến ngày 25/5/2025

Question 3

Ngày 10/3/2018, cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án với nội dung: A
phải trả B 50 triệu đồng. Ngày 12/3/2018, Chấp hành viên đã thông báo hợp lệ quyết
định thi hành án cho A. Ngày 30/3/2018, A và B tự giao nhận cho nhau 20 triệu đồng,
cơ quan thi hành án chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ
thu phí thi hành án theo phương án nào sau đây:

a.B phải chịu 1/3 x 3% x 50.000.000 đồng phí thi hành án.

b.B phải chịu 3% x 20.000.000 đồng phí thi hành án.

c.Cả 03 phương án đã nêu đều sai.

d.B phải chịu 1/3 x 3% x 20.000.000 đồng phí thi hành án.

Question 4
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận tiền
hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá mấy lần mức lương cơ sở
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do nhà nước quy định:

a.03 lần.

b.01 lần.

c.02 lần.

d.04 lần.

Question 5

Người được thi hành án phải chịu phí thi hành án trong trường hợp nào dưới đây:

a.Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng
cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

b.Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có
giá ngạch khi xét xử.

c.Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự.

d.Không có trường hợp nào đã nêu thuộc diện phải chịu phí thi hành án.

Question 6

Theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), việc
cưỡng chế thi hành án được tiến hành trong trường hợp nào

a.Khi có yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi
hành án mà không tự nguyện thi hành án.

b.Khi có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, người phải thi hành án có điều
kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

c.Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành
án.

d.Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành
án mà không tự nguyện thi hành án.

Question 7

Thời hạn tự nguyện thi hành án là:

a.05 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc
được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

b.10 ngày làm việc, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành
án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
c.10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc
được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

d.05 ngày làm việc, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành
án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Question 8

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là:

a. 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

b.Không trường hợp nào đúng.

c.05 năm tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

d.Cả hai trường hợp đã nêu đều đúng.

Question 9

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khi nhận tiền thi hành án, người được
thi hành án phải chịu phí thi hành án:

a.Các trường hợp đã nêu không phải chịu phí thi hành án.

b.Tiền cấp dưỡng.

c.Tiền lương, tiền công lao động.

d.Tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc.

Question 10

Trường hợp nào trong các trường hợp sau đây thì người được thi hành án được miễn
phí thi hành án:

a.Thuộc diện tàn tật, ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.

b.Cả 03 trường hợp đã nêu.

c.Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

d.Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
BÀI KIỂM TRA SỐ 2

Question 1

Biện pháp khẩn cấp tạm thời nào sau đây không được ủy thác thi hành án:

a.Phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng.

b.Kê biên tài sản đang tranh chấp.

c.Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

d.Cả 03 phương án đã nêu đều sai.

Question 2

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác thi hành án, ủy thác xử lý tài sản đối
với vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho:

a.Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi
hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.

b.Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ
quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.

c.Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có
điều kiện thi hành.

d.Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở địa phương khác, cơ quan thi hành án cấp
quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác.

Question 3

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không được ủy thác cho cơ quan thi hành án án
dân sự cấp huyện bản án, quyết định nào dưới đây:

a.Cả 02 trường hợp đã nêu đều sai.

b.Cả 02 trường hợp đã nêu đều đúng.

c.Quyết định của Trọng tài Thương mại.

d.Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Question 4

Cơ quan Thi hành án dân sự đăng tải công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ thi
hành án của người phải thi hành án trên Trang thông tin điện tử của Cục Thi hành án
dân sự và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc
Bộ Tư pháp:
a.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện
thi hành án.

b.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện
thi hành án.

c.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện
thi hành án.

d.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện
thi hành án.

Question 5

Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về tài sản thì “có điều kiện thi hành án”
được hiểu là trường hợp nào dưới đây:

a.Các trường hợp đã nêu.

b.Có tài sản, thu nhập.

c.Tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

d.Có tài sản.

Question 6

Thời gian niêm yết công khai quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là:

a.03 tháng, kể từ ngày niêm yết.

b.10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết.

c.01 tháng, kể từ ngày niêm yết.

d.10 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Question 7

Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi
hành án khi thuộc một trong các điều kiện sau đây:

a.Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả
không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng
giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa
thuận khác.

b.Cả ba trường hợp đã nêu đều đúng.

c.Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành
niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.
d.Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống
tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và
không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh
toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không
được kê biên, xử lý để thi hành án.

Question 8

Trường hợp nào sau đây không được xác định là việc chưa có điều kiện thi hành án:

a.Người phải thi hành án ốm nặng có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

b.Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành
niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

c.Người phải thi hành án phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng
không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác.

d.Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả
không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được.

Question 9

Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành
án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:

a.Nơi có tài sản đủ để thi hành án; theo thỏa thuận của đương sự; nơi có tài sản giá trị
lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.

b.Theo thỏa thuận của đương sự, nơi có tài sản đủ để thi hành án; nơi có tổng giá trị
tài sản lớn nhất.

c.Theo thỏa thuận của đương sự; nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản
nhấtd.

Theo thỏa thuận của đương sự, nơi có tài sản đủ để thi hành án; trường hợp tài sản
không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài
sản nhất.

Question 10

Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong trường hợp nào dưới đây:

a.Khi có quyết định đình chỉ thi hành án.

b.Cả 03 phương án đã nêu.

c.Khi có quyết định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án.

d.Khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành án.


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. A phải trả B chiếc xe máy Vision. Xác minh được biết, hiện chiếc xe máy
Vision đã bị mất; cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo phương án nào
dưới đây
A. Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thỏa thuận việc thi hành án
B. Ra quyết định hoãn thi hành án
C. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án
D. Ra quyết định đình chỉ thi hành án
_Câu A
2. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được thực hiện trong thời
hạn nào dưới đây
A. 10 ngày, kể từ ngày định giá
B. 10 ngày làm việc, kể từ ngày định giá
C. 05 ngày, kể từ ngày định giá
D. 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá
_Câu A
3. Cơ quan Thi hành ấn dân sự chỉ được thông báo quyết định thi hành án
cho người phải thi hành án bằng email trong trường hợp nào dưới đây
A. Khi không thực hiện thông báo trực tiếp được cho người phải thi hành án
B. Khi người phải thi hành án yêu cầu mà không gây trờ ngại đến hoạt động thi
hành án
C. Khi người phải thi hành án có nhiều địa chỉ
D. Khi người phải thi hành án vắng mặt không rõ thời điểm trở về
_Câu B

4. Chấp hành viên ra quyết định trả lại tài sản là chiếc xe máy cho người có
quyền sở hữu, sử dụng hoặc người bị tạm giữ tài sản theo quy định tại
khoản 5 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày được thông báo nhưng người đó không đến nhận mà không có lý do
chính đáng thì Chấp hành viên xử lý theo phương án nào dưới đây
A. Chấp hành viên tiến hành định giá, bán tài sản đó theo quy định tại Điều 98,
99 và 101 Luật Thi hành án dân sự
B. Tiếp tục thông báo lần 2 và ấn định 30 ngày, kể từ ngày được thông báo cho
người có quyền sở hữu, sử dụng hoặc người bị tạm giữ tài sản đến nhận hoặc
ủy quyền cho người khác đến nhận
C. Tiêu hủy tài sản
D. Xếp hồ sơ vào diện chưa có điều kiện thi hành án
_Câu A
5. Cơ quan nào trong số các cơ quan sau đây có trách nhiệm tiếp nhận để xử
lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị xuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
A. Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức
thi hành án
B. Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
C. Kho bạc nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
D. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi
hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp
quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản
_Câu D
6. Quyết định thi hành án có nội dung: A phải trả cho B 400 triệu đồng. Hết
thời gian tự nguyện thi hành án, A không tự nguyện thi hành, Chấp hành
viên xác minh điều kiện thi hành án của A được biết hiện A đã bỏ địa
phương đi đâu không rõ địa chỉ. Về tài sản, hiện A đang sở hữu, sử dụng
01 nhà đất tại địa chỉ Z đang bị khóa cửa, khóa cổng có giá trị khoảng 420
triệu đồng. Cơ quan thi hành án dân sự sẽ giải quyết theo phương án nào
dưới đây
A. Ra quyết định kê biên, xử lý nhà đất của A
B. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án
C. Ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án
D. Ra quyết định hoãn thi hành án
_Câu A
7. Quyết định cưỡng chế thi hành án có nội dung: “Kê biên, xử lý nhà, đất
của bà A tại số 220 BL, phường B, quận T, thành phố H”. Để thông báo
quyết định cưỡng chế thi hành án cho A, Chấp hành viên đã đến nhà A,
trong nhà chỉ có anh Khả là cháu nội của bà A đang học đại học năm thứ
nhất ở cùng nhà bà A. Anh Khả cho biết bà A hiện đang đi chợ mua sắm,
anh Khả đồng ý nhận văn bản và cam kết giao nhà cho bà A. Chấp hành
viên giải quyết theo phương án nào dưới đây.
A. Thực hiện ngay việc niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại nhà bà A,
Ủy ban nhân dân phương B và trụ sở cơ quan thi hành án dân sự
B. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
C. Lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người
chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo đúng quy định tại Điều
42 Luật thi hành án dân sự
D. Lập biên bản giao quyết định cưỡng chế thi hành án cho anh Khả
_Câu C
8. Quyết định thi hành án có nội dung: A phải trả cho B 01 tỷ đồng. Hết thời
gian tự nguyện thi hành án, A không tự nguyện thi hành, Cháp hành viên
xác minh điều kiện thi hành án của A được biết tại địa phương A có các
tài sản sau: 01 nhà đất có giá trị khoảng 1,5 tỷ; 01 quyền sử dụng đất
(100m2 đất thổ cư) có giá trị khoảng 1,2 tỷ đồng và 01 xe ô tô có giá trị
khoảng 500 triệu đồng, Chấp hành viên sẽ giải quyết theo phương án nào
dưới đây
A. Ra quyết định kê biên, xử lý quyền sử dụng đất
B. Ra quyết định kê biên, xử lý nhà đất
C. Ra quyết định kê biên, xử lý 01 chiếc xe ô tô không đủ tiền để thi hành án thì
mới tiếp tục ra quyết định kê biên, xử lý nhà, đất
D. Ra quyết định kê biên, xử lý 01 chiếc xe ô tô và quyền sử dụng đất
_Câu A
9. Khi thông báo quyền ưu tiên mua tài sản chung của người phải thi hành
án với người khác mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua thì Chấp
hành viên giải quyết theo phương án nào dưới đây
A. Cho các chủ sở hữu chung thỏa thuận người được quyền mua, nếu không thỏa
thuận được thì tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản
B. Cho các chủ sở hữu chung thỏa thuận hoặc bốc thăm để chọn ra người được
mua tài sản
C. Chỉ định 01 chủ sở chung được mua tài sản
D. Cho các chủ sở hữu chung bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản
_Câu A
10. Khi có bản án, quyết định của Tòa án chấp nhận yêu cầu của đương sự về
thay đổi mức cấp dưỡng mà vụ việc đang được cơ quan thi hành án dân
sự tổ chức thi hành thì Thủ trường cơ quan thi hành án dân sự giải quyết
theo phương án nào dưới đây
A. Ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định đã ban hành theo mức cấp dưỡng
mới
B. Ra quyết định hủy quyết định thi hành án đã ban hành và ra quyết định thi
hành án theo bản án, quyết định mới
C. Ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành và ra quyết định thi
hành án theo bản án, quyết định mới
D. Ra quyết định đình chỉ việc thi hành án đối với các khoản thi hành án theo
quyết định đã ban hành và ra quyết định thi hành án theo bản án, quyết định
mới
_Câu C
11. Trường hợp tài sản của người phải thi hành đấu giá không thành mà
người được thi hành án chết nhưng không có người kế thừa thì:
A. Ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải tỏa kê biên, trả lại tài sản cho người
phải thi hành án
B. Tiếp tục bán tài sản và số tiền thu được sung vào công quỹ nhà nước
C. Tiếp tục bán tài sản và số tiền thu được sung vào công quỹ nhà nước sau khi
trừ chi phí cưỡng chế thi hành án
D. Tiếp tục bán tài sản và số tiền thu được sung vào công quỹ nhà nước sau khi
trừ chi phí cưỡng chế, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đó
_Câu A
12. Tại quyết định thi hành án có nội dung “Trả lại cho A một giấy đăng ký
xe ô tô”. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo mà A không đến
nhận, Cơ quan thi hành án giải quyết theo phương án nào dưới đây
A. Làm thủ tục chuyển giao cơ quan đã ban hành giấy đăng ký xe ô tô
B. Ra quyết định hủy giấy đăng ký xe ô tô
C. Định giá giấy đăng ký xe ô tô
D. Giao trả cho người thân của A
_Câu A
13. Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản là quyền sử dụng đất của người
phải thi hành án nhưng trên đất có tài sản của người khác. Chấp hành
viên phải cho đương sự thỏa thuận về phương thức giải quyết tài sản
trong trường hợp nào dưới đây
A. Tài sản có sau khi kê biên
B. Tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án
C. Tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án
D. Tài sản có trước khi kê biên
_Câu C

14. Tài sản kê biên là giấy tờ có giá được giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào bảo quản
A. Kho bạc nhà nước
B. Cơ quan phát hành giấy tờ có giá
C. Người được thi hành án
D. Kho của cơ quan thi hành án dân sự
_Câu A

15. Tại buổi kê biên nhà đất, người phải thi hành án vắng mặt không có lý do
mặc dù đã được thông báo hợp lệ về thời gian, địa điểm kê biên. Chấp
hành viên giải quyết theo phương án nào dưới đây
A. Vẫn thực hiện việc kê biên nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội
dung biên bản kê biên
B. Dừng việc kê biên
C. Báo cáo và xin ý của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
D. Xin ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
_Câu A

16. Khi chưa có căn cứ xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người
phải thi hành án thì Chấp hành viên được quyền áp dụng biện pháp bảo
đảm nào dưới đây
A. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
B. Phong tỏa tài khoản
C. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
D. Tạm giữ tài sản, giấy tờ
_Câu D
17. Quyết định thi hành án có nội dung: A phải cho B 300 triệu đồng. Hết
thời gian tự nguyện thi hành án, A không tự nguyện thi hành. Chấp hành
viên xác minh điều kiện thi hành án của A được biết A có nhà ở gắn liền
với đất thuộc quyền sử dụng của C (C là bố của A), Chấp hành viên xử lý
theo phương án nào dưới đây
A. Kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất, nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý
B. Chỉ kê biên nhà ở
C. Kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất
D. Không được kê biên nhà ở
_Câu A Khoản 2 Điều 105

18.Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng chưa hoàn thành
việc chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng thì CHV sẽ xử lý theo
hướng nào sau đây (ĐIỀU 24, ND 62)
A. Ra quyết định kê biên, xử lý tài sản trong trường hợp người phải THA không sử dụng toàn
bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để THA và không còn tài sản khác hoặc có tài sản
khác nhưng không đủ để đảm bảo nghĩa vụ THA
B. Không ra quyết định kê biên, xử lý tài sản
C. Ra quyết định kê biên, xử lý tài sản trong trừing hợp người phải THA không sử dụng toàn bộ
khoản tiền thu được từ giao dịch đó để THA.
D. Ra quyết định kê biên, xử lý tài sản trong trường hợp người phải THA không còn tài sản khắc
hoặc có tài sản khác nhưng không đủ đảm bảo nghĩa vụ THA.

19. Quyết định thi hành án có nội dung: L phải trả cho H số tiền là
150.000.000 đồng và lãi chậm thi hành án. Hết thời gian tự nguyện thi
hành án, L không tự nguyện thi hành, Chấp hành viên xác minh điều kiện
thi hành án của L được biết tại địa phương L có tài sản là 01 quyền sử
dụng đất có diện tích 15.000m2 đứng tên ông L. Đây là đất trồng màu,
thời hạn sử dụng đến năm 2050 và là tài sản do bố mẹ ông L tặng cho ông
L. Tài sản này có giá trị khoảng 250.000.000 đồng. Ông L cho biết trên
đất này ông L và vợ là bà Y đang trồng ngô đã được 01 tháng. Chấp hành
viên sẽ xử lý theo phương án nào dưới đây
A. Chấp hành viên chỉ tổ chức kê biên, định giá và bán đấu giá quyền sử dụng
đất, còn cây ngô sẽ xử lý khi cây ngô đến mua thu hoạch
B. Chấp hành viên tổ chức kê biên, định giá, bán đấu giá quyền sử dụng đất
và cây trồng trên đất
C. Chấp hành viên chỉ tổ chức kê biên, định giá và bán đấu giá quyền sử dụng
đất và cây ngô khi cây ngô đã đến mùa thu hoạch
D. Chấp hành viên tổ chức kê biên, định giá và bán đấu giá quyền sử dụng đất
và không xử lý cây ngô
_Câu A Khoản 3 Điều 113
20. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp nào dưới đây
A. Khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh khác
B. Khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở huyện khác trong cùng một
tỉnh
C. Khi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc có tài sản ở địa
phương khác
D. Khi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản ở tỉnh khác
_Câu A

You might also like