You are on page 1of 4

Câu Trắc nghiệm (chọn 01 đáp án đúng)

1. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quốc hội
B. Hội đồng nhân dân các cấp
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
2. Nhận định nào SAI khi nói về Nghị quyết số 116/NQ-CP
của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2021 quy định về chính sách hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo
hiểm thất nghiệp?
A. Là văn bản quy phạm pháp luật
B. Được Phó Thủ tướng ký thay Thủ tướng Chính phủ
C. Là văn bản do Chính phủ ban hành
D. Được ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2021
3. Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định Luật, pháp lệnh
A. Bộ Tư pháp
B. Chủ nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
C. Hội đồng dân tộc
D. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
4. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản pháp luật?
A. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
B. Công văn của Chủ tịch UBND
C. Quyết định điều động cán bộ, công chức do Chủ tịch UBND ban hành.
D. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính
5. Thẩm định:
A. Có nội dung thẩm định giống với nội dung thẩm tra
B. Là thủ tục bắt buộc đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp xã;
C. Chủ thể thẩm định đồng thời là chủ thể thẩm tra
D. Được áp dụng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước;
6. Cách soạn thảo hiệu lực pháp lý của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 được các nhà làm luật soạn thảo theo hình thức nào?
A. Có hiệu lực thi hành ngay
B. Có hiệu lực sau một khoảng thời gian
C. Có hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước)
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
7. Nhận định nào SAI:
A. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không được
quy định hiệu lực trở về trước;
B. Không được quy định hiệu lực trở về trước khi quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với
hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
C. Được quy định hiệu lực trở về trước khi quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn;
D. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương không được quy định hiệu lực trở về
trước;
8. Nhận định nào ĐÚNG
A. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể thì cấp phó ký thay cấp trưởng
B. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng thì cấp trưởng thay mặt cơ quan tổ chức
để ký các văn bản
C. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
D. Người được ký thừa lệnh không được giao lại cho cấp ph ó ký thay.
9. Nhận định nào đúng về việc xử lý các văn bản khiếm khuyết
A. Toà án nhân dân xử lý tất cả các văn bản khiếm khuyết
B. Toà án nhân dân xử lý các văn bản khiếm khuyết do cơ quan lập pháp ban hành
C. Toà án nhân dân có thẩm quyền xử lý các văn bản khiếm khuyết là các văn bản áp dụng
pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành.
D. Toà án nhân dân có thẩm quyền xử lý các văn bản khiếm khuyết là các văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành.
10. Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật:
A. Cấp dưới kiểm tra văn bản của cấp trên ban hành
B. Không cần kiểm tra về kỹ thuật trình bày.
C. Toà án nhân dân kiểm tra các văn bản do cơ quan hành chính ban hành.
D. Cơ quan ban hành tự kiểm tra chính văn bản pháp luật do mình ban hành
11. Nhận định nào sau đây SAI:
A. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần kết thời hạn có hiệu lực đã
được quy định trong văn bản;
B. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của cơ quan nhà nước cấp dưới.
C. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi bị bãi bỏ bằng một văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
D. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
12. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản khiếm khuyết là:
A. Chính cơ quan ban hành văn bản đó
B. Cơ quan cấp trên xử lý văn bản do cấp dưới ban hành
C. Toà án nhân dân
D. Tất cả các cơ quan trên.
13. Chính phủ không có thẩm quyền ban hành
A. Hiến pháp
B. Nghị định
C. Nghị quyết liên tịch
D. Tất cả các đáp án trên
14. Cơ sở ban hành của văn bản áp dụng pháp luật:
A. Chỉ được sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật
B. Chỉ được sử dụng các văn bản đang có hiệu lực pháp luật
C. Chỉ có phần cơ sở thực tiễn
D. Có thể không có cơ sở pháp lý
15. Nhận định nào SAI đối với việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
A. Trong mọi trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có
hiệu lực.
B. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn
đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
C. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban
hành sau.
D. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản
đó đang có hiệu lực.
******
Câu hỏi ngắn
1.Theo quy định của pháp luật, mỗi dấu giáp lai đóng tối đa bao nhiêu trang văn bản?
-> Mỗi dấu đóng tối đa 5 trang văn bản, căn cứ tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số
01/2011 ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản hành chính
2. Nêu các yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản pháp luật.
-> tính nghiêm túc, khách quan
-> tính chính xác rõ ràng
-> tính phổ thông thống nhất
3. Nêu các tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản pháp luật.
-> Tiêu chí về tính chính trị
-> Tiêu chí về tính hợp hiến hợp pháp
-> Tiêu chí về tính hợp lí
4. Khẳng định sau đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý? “Trong mọi trường hợp đều có thể áp
dụng hiệu lực trở về trước đối với văn bản pháp luật”
-> Sai, căn cứ pháp lý tại khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
5. Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích? “Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.”
-> sai, căn cứ tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
6. Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Quốc hội
có phải văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?
-> Văn bản hợp nhất trên không phải văn bản quy phạm pháp luật, vì: Không được quy định
trong Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7. Nêu các hình thức xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
-> Sửa đổi, bổ sung
-> Thay thế
-> Đính chính
-> Hủy bỏ
-> bãi bỏ
-> Đình chỉ
8. Phần “Trích yếu nội dung” trong văn bản pháp luật được trình bày như thế nào?
-> Được đặt ngay bên dưới tên loại văn bản, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14,
kiểu chữ đứng, đậm. Bên dưới tríc yếu nội dung thường có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài
bằng từ 1/3 đến ½ độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
9. Phần số ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành
năm 2019 được trình bày như thế nào? Biết số thứ tự của văn bản là 20.
-> Số: 20/2019/NQ-HDND
10. Phần “Nơi nhận” trong văn bản pháp luật được trình bày như thế nào?
-> Phụ lục I Nghị định 30/2020/ND-CP
******
Bài tập tình huống
1. Anh chị hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản kỷ luật Phó Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân huyện là ông Trương Văn P vì có khuyết điểm, vi phạm liên quan đến chức
trách, nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn huyện H, tỉnh K.
-> thẩm quyền: chủ tịch UBND tỉnh
2. Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản để giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết công việc sau: Bổ
nhiệm Trưởng phòng công chứng số 1 tỉnh K đối với ông Lương Huy Tuân kể từ ngày
21/12/2021.
-> thẩm quyền: chủ tịch UBND tỉnh
3. Anh chị hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản để phê chuẩn kết quả bầu ông
Trương Văn P làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện H, tỉnh K.
-> thẩm quyền: chủ tịch UBND tỉnh => Quyết định
4. Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản để giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết công việc sau: Bổ
nhiệm Trưởng phòng Tư pháp huyện K đối với ông Vương Hiếu Quốc kể từ ngày 21/12/2021.
-> thẩm quyền: chủ tịch UBND tỉnh
5. Anh chị hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản bổ nhiệm ông Trương Văn P,
hiện là Phó Giám đốc Sở Tài chính giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính thành phố NM nhiệm
kỳ 5 năm.

You might also like