You are on page 1of 6

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

PHẦN LÝ THUYẾT KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN


THỜI GIAN: 60 PHÚT
Họ và tên………………………………………………..lớp………………………..
Gửi về email: kynangstvb@gmail.com

Câu 1. Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có hiệu lực ngày
tháng năm nào?
a) Ngày 01/3/2020 b) Ngày 03/3/2020 c) Ngày 04/3/2020 d) Ngày 05/3/2020

Câu 2. “Văn bản hành chính” là?


a) Văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan,
tổ chức.
b) Văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
c) Văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân
d) Văn bản là công cụ để các cơ quan hành chính sự nghiệp quản lý, điều hành, giải quyết công
việc

Câu 3. “Bản gốc văn bản” là?


a) Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên
văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
b) Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người
có thẩm quyền
c) Cả a và b
d) Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức, có chữ ký trực tiếp và con dấu đỏ

Câu 4. “Bản chính văn bản giấy” là?


a) Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người
có thẩm quyền.
b) Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên
văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
c) Cả a và b
d) Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức, có chữ ký đen và con dấu đen

Câu 5. Văn bản quản lý Nhà nước có những chức năng nào sau đây?
a. Chức năng thông tin b. Chức năng quản lý
c. Chức năng sử liệu học d. Tất cả các câu trên

Câu 6. Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản nào sau đây?
a. Là loại văn bản được hình thành ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan nghiên cứu
khoa học, dùng để thể hiện các chi tiết của các công trình nghiên cứu khoa học.
b. Là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của tất cả các cơ quan trong hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nước và được áp dụng cho một đối tượng cụ thể nào đó.
c. Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
Trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.
d. Là loại văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng.
Câu 7. Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm nào sau đây?
a. Có tính cưỡng chế; có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài; có phạm vi điều chỉnh
rộng, không chỉ đích danh đối tượng thi hành.
b. Không có biện pháp chế tài
c. Áp dụng cho một đối tượng cụ thể và trong một thời gian nhất định
d. Tất cả các câu trên
Câu 8. Thông tư là văn bản có chức năng nào sau đây?
a. Dùng để công bố Hiến pháp, luật, Nghị quyết, Pháp lệnh
b. Dùng để giải thích, hướng dẫn thi hành Luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh,
nghị quyết của UBTVQH; Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính
phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
c. Dùng để công bố một sự kiện quan trọng liên quan đến đối nội, đối ngoại.
d. Dùng để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; Quy định chế độ làm
việc đối với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Câu 9. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nào sau
đây?
a. UBTVQH
b. Quốc hội
c. Chủ tịch nước
d. Chính phủ

Câu 10. Pháp lệnh thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nào sau đây?
a. Quốc hội
b. UBTVQH
c. Chủ tịch nước
d. Chính phủ

Câu 11. Lệnh thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan nào sau đây?
a. Chủ tịch nước
b. Thủ tướng Chính phủ
c. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
d. Chủ tịch UBND các cấp

Câu 12. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành văn bản
nào sau đây?
a. Nghị quyết
b. Nghị định
c. Pháp lệnh
d. Thông tư

Câu 13. Chính phủ có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào sau đây?
a. Pháp lệnh
b. Nghị quyết
c. Nghị định
d. Luật
Câu 14. Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực
khi nào?
a. Kể từ ngày đăng công báo
b. Kể từ ngày ký
c. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng
không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
d. Chậm hơn 15 ngày kể từ ngày ký
Câu 15. Số trang của văn bản được trình bày ở vị trí nào sau đây?
a. Trên cùng, bên phải của văn bản
b. Trên cùng, chính giữa của văn bản
c. Dưới cùng, chính giữa của văn bản
d. Dưới cùng, bên phải của văn bản

Câu 16. Văn bản hành chính gồm các loại văn bản nào dưới đây?
a) Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng
dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng,
công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu,
giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
b) Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo,
thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ
trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời,
giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
c) Nghị quyết (quy phạm pháp luật), quyết định (quy phạm pháp luật), chỉ thị, quy
chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự
án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận,
giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo,
thư công.

Câu 17. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải
kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về?
a) Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
b) Về nội dung văn bản
c) Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và nội dung văn bản
d) Về thẩm quyền ban hành văn bản

Câu 18. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng trường hợp cấp phó được
giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như?
a) Như cấp trưởng
b) Cấp phó ký thay cấp trưởng.
c) Như người đứng đầu
d) Cấp phó ký thừa lệnh cấp trưởng

Câu 19. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Giấy mời là
A.Văn bản quy phạm pháp luật B.Văn bản chuyên ngành
C.Văn bản cá biệt D.Văn bản hành chính
Câu 20. Thể thức văn bản hành chính gồm bao nhiêu thành phần chính được quy định
tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP?
a) 5 thành phần b) 7 thành phần c) 9 thành phần d) 12 thành phần

Câu 21. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”:
a.Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở
phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
b.Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía
trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
c.Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía
trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
d.Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng và ở phía trên
cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

Câu 22. Lề của văn bản hành chính thông thường được quy định:

a. Lề trên = 15-20mm b. Lề trên = 20-25mm


Lề dưới = 20-25 mm Lề dưới =20-25mm
Lề trái = 30-35mm Lề trái = 30-35mm
c. Lề phải = 15-20mm d. Lề phải = 15-20mm

Lề trên = 20-25mm Lề trên = 20-25mm

Lề dưới = 20-25mm Lề dưới = 20-25mm

Lề trái = 30-35mm Lề trái = 25-30mm

Lề phải = 20-25mm Lề phải = 20-25mm

Câu 23. Số, ký hiệu của văn bản QPPL được ghi theo cách nào sau đây?
a.
Số:…-tên VB / tên cơ quan ban hành
b.
Số:…- năm/Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành
c.
Số:…/tên VB /tên cơ quan ban hành

d. Số:…/năm/ký hiệu VB-Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành

Câu 24. Số, ký hiệu của văn bản hành chính thông thường có tên gọi được ghi theo cách
nào sau đây?
a.
Số:…/ký hiệu VB-chữ viết tắt tên cơ quan ban hành
b.
c. Số:…/ ký hiệu VB/ chữ viết tắt tên cơ quan ban hành
Số:…/năm/tên VB - tên cơ quan ban hành
d.
SỐ:…/TÊN VB – TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH

Câu 25. Số, ký hiệu của công văn được ghi theo cách nào sau đây?
a.
Số:…/ký hiệu VB - chữ viết tắt tên cơ quan ban hành
b.
Số:…/chữ viết tắt tên cơ quan ban hành-chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo
c.
Số:…/năm/ chữ viết tắt tên VB - chữ viết tắt tên
d. cơ quan ban hành
SỐ:…/ chữ viết tắt tên VB - chữ viết tắt tên cơ quan ban hành

Câu 26. Địa danh, ngày tháng năm của văn bản được ghi theo cách nào sau đây?
a. …, Ngày….tháng….Năm…
b. …, ngày….tháng….năm….
c. …, ngày…tháng….năm….
d. …, NGÀY…THÁNG…NĂM

Câu 27. Trích yếu nội dung văn bản có tên loại được trình bày ở vị trí nào sau đây?
a. Dưới số và ký hiệu của văn bản
b. Dưới Quốc hiệu
c. Dưới tên loại văn bản
d. Dưới địa danh, ngày tháng năm

Câu 28. Loại văn bản nào sau đây dùng để giao tiếp chính thức với cơ quan và với quần
chúng nhân dân nhằm các mục đích trao đổi, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, cảm ơn, từ
chối, thăm hỏi….
a. Thông báo
b. Báo cáo
c. Công văn
d. Tờ trình

Câu 29. Yếu tố thông tin nào sau đây thể hiện giá trị pháp lý của văn bản?
a. Quốc hiệu
b. Chữ ký và Con dấu
c. Số, ký hiệu văn bản
d. Tên loại văn bản

Câu 30. Dưới Quốc hiệu là ký hiệu nào sau đây?


a. 
b. ===============
c.
d. ……………………….
Câu 31. Loại văn bản nào sau đây dùng để quy định những vấn đề quan trọng về đối nội,
đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt
động của công dân.
a. Hiến pháp
b. Luật
c. Nghị quyết
d. Nghị định

Câu 32. Thể thức thẩm quyền và chức vụ người ký được trình bày như thế nào?
a. In thường, đậm, nghiêng, cỡ chữ 14
b. In hoa, nhạt, đứng, cỡ chữ 13 -14
c. In hoa, đậm, đứng, cỡ chữ 13 -14
d. In thường, nhạt, đứng, cỡ chữ 14

Câu 33. Nơi nhận văn bản được trình bày theo cách nào sau đây?
a. Phông chữ Vni Time H, cỡ chữ 13, kiểu chữ đậm, đứng, dấu hai chấm
b. Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, kiểu chữ nghiêng, dấu hai chấm
c. Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, kiểu chữ đậm, nghiêng, dấu hai chấm
d. Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, kiểu chữ nhạt, nghiêng, dấu hai chấm

Câu 34. Dấu chỉ mức độ “MẬT”, “KHẨN” được trình bày ở vị trí nào trong văn bản?
a. Dưới tác giả văn bản
b. Dưới số, ký hiệu văn bản
c. Dưới Quốc hiệu
d. Dưới địa danh, ngày tháng năm

Câu 35. Văn bản vừa chỉ mức độ “MẬT”, “KHẨN” thì dấu chỉ mức độ “MẬT”, “KHẨN”
được trình bày như thế nào?
a. Mật trước, khẩn sau
b. Mật trên, khẩn dưới
c. Khẩn trước, mật sau
d. Khẩn trên, mật dưới.

HẾT

You might also like